Solana và hệ sinh thái của Solana thật sự đang bùng nổ trong vài tháng trở lại đây. Với khả năng xử lý giao dịch cực nhanh, lên đến 50.000 giao dịch mỗi giây, Solana dần nhận được sự tin tưởng từ giới đầu tư tiền điện tử.
Nhưng ít ai biết rằng, đằng sau sự thành công đó chính là sự đột phá về công nghệ, mà Proof of History chính là cốt lõi giúp dự án trở nên khác biệt so với hàng nghìn dự án blockchain khác. Vậy Proof of History là gì? Tại sao Proof of History được xem là một bước tiến lớn của dự án Solana? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Proof of History (PoH) là gì?
Proof of History (PoH) là công nghệ giúp các Validator Node (Node xác thực) của Solana có thể tạo các block tiếp theo mà không cần phải phối hợp với toàn bộ mạng trước. Vì chúng có thể tin tưởng vào Timestamp và thứ tự của các thông báo mà chúng đã nhận được. Trong đó:
- Node là các nút giúp lưu trữ, truyền tải và bảo quản dữ liệu blockchain.
- Timestamp là dấu thời gian. Đây là một thuật ngữ được sử dụng trong ngành công nghệ thông tin. Timestamps là một công nghệ rất cần thiết đối trong kiến trúc blockchain, lợi ích chính của công nghệ này là giúp đồng bộ hóa dữ liệu trong quá trình xác minh tính hợp lệ của các giao dịch.
Ví dụ:
Các giao dịch của người dùng Bitcoin sẽ được gửi vào một mempool (một phòng chờ ảo cho các giao dịch chưa được đưa vào block), chúng không có thứ tự thời gian cụ thể. Các thợ đào khai thác BTC sẽ chọn các giao dịch sẽ được thêm vào một block, thêm ngày và giờ vào các lock mà họ khai thác dựa trên một đồng hồ cục bộ của mạng lưới. Sau đó, mỗi Node phải xác nhận các block này với sự đồng thuận của các node khác trong mạng lưới.
Quy trình phức tạp này làm tăng thêm thời gian chờ đáng kể để các node xác nhận một block trên toàn mạng lưới. Vì thế, Bitcoin rất khó nâng cao tốc độ xử lý giao dịch (TPS) mà không ảnh hưởng kiến trúc thiết kế ban đầu.
Với Proof of History (PoH) của Solana, nó cho phép các Node xác thực sắp xếp một số lượng lớn giao dịch vào một block mà không cần các quá trình rườm rà như Bitcoin. Vì thế, các Node xác thực có thể xử lý nhiều giao dịch hơn trong cùng một thời gian vì khối lượng khối lượng công việc xử lý và quy trình ít hơn.
Hiểu lầm về Proof of History (PoH) của Solana
Tên gọi Proof of History (PoH) phần nào giống tên của các cơ chế đồng thuận nổi tiếng như Proof of Work (PoW), Proof of Stake (PoS). Vì vậy, Proof of History (PoH) dễ khiến người dùng hiểu làm nó là một cơ chế đồng thuận blockchain, đặc biệt là khi nó được nhắc cùng với Solana.
Tuy nhiên, PoH không phải là một cơ chế đồng thuận. Thay vào đó, nhiệm vụ chính của PoH cải thiện thời gian xác nhận thứ tự giao dịch, giúp giải quyết vấn đề Timestamp. Thực tế, Blockchain của Solana hoạt động dựa trên sự kết hợp giữa Proof of History (PoH) và Proof of Stake (PoS):
- PoS cho phép các Node xác thực xác minh các giao dịch dựa trên số lượng SOL staking.
- PoH cho phép các giao dịch đó được đánh dấu Timestamp, cho phép quá trình xác minh giao dịch nhanh chóng.
Proof of History (PoH) giúp Solana giải quyết vấn đề gì?
Như chúng ta đã biết, Solana là nền tảng blockchain mã nguồn mở có hiệu suất cao, với khả năng mở rộng lên đến 700,000 TPS (hiện tại đang hoạt động ở mức 5,000 TPS) và thời gian tạo block mới 400ms (0.4s). Tuy nhiên, để đạt được TPS cao như vậy, một trong những thách thức lớn mà Solana phải đối mặt là sự đồng thuận về thời gian và trình tự các sự kiện/ giao dịch xảy ra khi các node trong mạng không thể tin tưởng vào Timestamp nhận được từ các node trong mạng.
Proof of History (PoH) là câu trả lời của Solana cho bài toán trên. Với PoH, tất cả các sự kiện/ giao dịch trên mạng Solana đều được Hashing bằng cách sử dụng SHA256 hash function. Hàm này nhận một đầu vào và tạo ra một đầu ra duy nhất cực kỳ khó dự đoán. Solana lấy đầu ra của một giao dịch và sử dụng nó làm đầu vào cho lần hashing tiếp theo.
Quá trình hashing này tạo ra một chuỗi giao dịch được mã hoá liên tục, tạo ra một thứ tự giao dịch rõ ràng, có thể xác minh được. Bằng cách này, mạng Solana có thể tin tưởng thứ tự của các giao dịch được tạo ra. Giờ đây, các Node xác thực chỉ cần thêm bổ sung các giao dịch vào một block mà không cần quá trình thêm Timestamp “thủ công” như Bitcoin.
Ưu và nhược điểm của Proof of History
Dưới đây là các ưu điểm và nhược điểm của cơ chế Proof of History.
Ưu điểm
Ưu điểm lớn nhất của PoH đó chính là tốc độ xử lý giao dịch. Nhờ đó là Solana có thể xử lý 50.000 giao dịch mỗi giây với mỗi giao dịch có thể chứa 250kb. Do đó, nếu tính theo 1 năm thì khối lượng dữ liệu sẽ lên đến 40 petabyte. Đây là một lượng dữ liệu rất lớn mà chưa có một tổ chức nào đủ khả năng lưu trữ.
Nhược điểm
Để có thể đạt được tốc độ xử lý cao như vậy thì validator của Solana phải chuẩn bị các thiết bị có thể thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt. Nếu không đáp ứng được yêu cầu thì bạn sẽ ngay lập tức bị loại ra khỏi cơ chế đồng thuận. Dẫn đến khó phân quyền hơn và chi phí để đầu tư cho phần cứng là rất lớn.
Kết luận
Proof of History đã cho thấy tiềm năng to lớn về việc đáp ứng được yêu cầu nhanh chóng, tiết kiệm ngân sách và chi phí nguồn năng lượng hơn nhiều thuật toán khác. Nhờ Timestamp, việc xác nhận một khối cũng cực kỳ bảo đảm an toàn. Tất nhiên, Proof of History cũng có những mặt hạn chế của nó. Ví dụ: Hiện tại, cần rất nhiều sức mạnh thống kê giám sát của phần cứng và dung tích tài liệu của trình xác nhận để chạy Proof of History thành công xuất sắc .
Bất chấp điều đó, PoH đang hoạt động giải trí tốt trên thị trường. Các nhà đầu tư đặt niềm tin vào PoH, bằng chứng là giá trị của Solana đã tăng lên đáng kể trong những tháng trước và ngày càng có nhiều nhà phát triển xây dựng ứng dụng trên mạng của Solana. Liệu Proof of History có trở thành cơ sở cho nhiều loại Crypto khác hay không vẫn còn được xem xét.