Staking là gì? Staking có những lợi ích và rủi ro gì? Có nên stake các loại coin bạn đang giữ?
Nếu bạn là một nhà đầu tư trong thị trường Crypto, thì Staking có lẽ là thuật ngữ bạn đã nghe thấy khá nhiều. Staking (Proof of stake – PoS) hay còn gọi là bằng chứng ký gửi là phương pháp mà rất nhiều đồng coin dùng để xác nhận các giao dịch.
Khái niệm
Stake là việc ký gửi một đồng coin trên ví của một dự án blockchain trong một khoảng thời gian cụ thể để nhận thưởng. Phần thưởng nhận được dựa trên thời gian và số lượng coin mà bạn đem đi stake.
Stake áp dụng cho những đồng coin sử dụng cơ chế Proof of Stake để xử lý giao dịch. Đây là cơ chế thay thế cho Proof of Work với ưu điểm tiết kiệm năng lượng. Proof of Work đòi hỏi một mạng lưới máy tính quy mô lớn sử dụng sức mạnh tính toán để giải các phương trình toán học.
Proof of Stake là gì?
Vậy cơ chế Proof mà mọi người hay nhắc đến là gì? Hiểu đơn giản, PoS là cơ chế đồng thuận để xử lý giao dịch và tạo ra các block mới trong blockchain. Trong cơ chế POS, validator xử lý các giao dịch và tạo ra các block mới giống như việc các thợ đào trong Proof of work.
Điều khác biệt ở đây là để có quyền tạo ra một block, thay vì phải chạy đua để trở thành người đầu tiên giải được các thuật toán như các thợ đào, thì trong POS, các Node (các máy tính tham gia vào việc xây dựng blockchain) sẽ stake một số lượng coin của họ để trở thành Validator (người xác thực) của Blockchain.
Các Validator này sẽ xác minh các giao dịch trên mạng lưới, gửi bằng chứng vào khối. Nếu đúng, các Validator sẽ nhận được phần thưởng hoặc phí giao dịch thu về. Nếu sai, họ sẽ chịu phạt là mất đi tất cả, hoặc một phần tài sản đã ký gửi.
Đồng coin nào sử dụng cơ chế Proof of Stake
Không phải mọi loại tiền tệ đều sử dụng cơ chế Proof of stake – ví dụ, Bitcoin hoạt động theo mô hình Proof of work. Tuy nhiên, có rất nhiều đồng coin sử dụng POS, bao gồm:
- ADA (Cardano),
- SOL (Solana),
- AVAX (Avalanche).
Ngoài ra, blockchain Ethereum của Ether đang trong quá trình chuyển sang cơ chế Proof of stake và đang tiến hành các bước để hoàn thành việc chuyển đổi vào cuối năm 2022.
Các phương pháp Staking
Staking với cơ chế đồng thuận Proof Of Stake
Giống với phần mô tả bên trên, bạn dùng 1 số lượng tiền điện tử nhất định để staking và nhận lại phần thưởng cho hoạt động xác minh giao dịch. Dạng staking này được thực hiện và tác động trực tiếp đến mạng lưới Blockchain.
Staking để nhận Reward
Bạn sẽ dùng token của mình để ký gửi lại vào trong hệ sinh thái của dự án. Việc Staking này không trực tiếp tham gia vào việc xác thực các giao dịch hay bất cứ nhiệm vụ gì liên quan tới các hoạt động trong mạng lưới. Tuy nhiên, dự án vẫn gọi là stake.
Thực tế, nó mang ý nghĩa giống như lock token nhiều hơn. Người dùng lock token càng lâu với số lượng càng cao thì reward nhận được càng nhiều.
Lợi ích của việc Stake
- Mức lãi suất cao: Khi đầu tư với hình thức này, bạn vừa có được mức lãi suất cao trên các đồng coin, vừa nhận được phần thưởng khi đóng góp vào việc xử lý các giao dịch của hệ thống
- Tiết kiệm chi phí đầu tư: Giảm thiểu chi phí đầu tư vào cơ sở vật chất, các máy tính và CPU như các hình thức POW
- Đơn giản và dễ tiếp cận: Không cần trang bị các kiến thức chuyên sâu, bạn có thể dễ dàng mua coin, stake và nhận thưởng
Hạn chế của việc Stake
- Khi ủy quyền hoặc làm Validator, thì bạn sẽ được thêm số lượng coin, nhưng sẽ bị giam vốn, hoặc đôi khi bị mất giá coin và số lượng bù vào cũng không đủ hòa vốn.
- Rủi ro khi coin mất giá: Khi stake coin, số lượng coin đó sẽ bị khóa lại, không thể rút ra để bán khi giá giảm
- Khi có một người nắm giữ số lượng coin quá lớn, thì các quyết định sẽ nằm trong tay họ, đôi khi có những ý kiến không mang lợi ích gì cho dự án nhưng vẫn phải làm.
Mong rằng những thông tin trên của DeFiX mang lại những giá trị cho các nhà đầu tư!