Validator là gì? Tìm hiểu về Validator trong Blockchain

Chắc hẳn những anh em mới tham gia thị trường đều đã từng nghe đến cụm từ Validator hay Miner. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm này. Vì thế, hãy cùng DeFiX.Network tham khảo bài viết sau để tìm hiểu chi tiết hơn về Validator, cũng như nghiên cứ xem liệu trở thành Validator có phải là một cách tiềm năng để bạn kiếm được nhiều tiền trên thị trường Crypto không nhé!

Validator là gì?

Cơ chế vận hành của Blockchain đòi hỏi sự góp mặt của các Node để xác thực dữ liệu giao dịch và đảm bảo tính an toàn cho hệ thống và tính phi tập trung của mạng lưới. Đối với từng cơ chế đồng thuận, các Node lại có cách làm việc khác nhau. Với cơ chế đồng thuận POW, người vận hành các Node xác thực được gọi là Miners. Mặt khác, đối với cơ chế đồng thuận POS, người vận hành các Node xác thực lại được gọi là Validator.

​​Validator phải duy trì một lượng Stake tối thiểu để duy trì việc xác thực của họ. Những người nắm giữ token có thể đặt stake với một Validator mà họ tin rằng đang hoạt động tốt cho mạng lưới và cũng kiếm được một phần của phần thưởng token do mạng lưới tạo ra. Validator thì chìa khóa của mô hình Proof of Stake (PoS) là các Validator được cộng đồng hỗ trợ thông qua Staking.

Proof of Stake là gì?

Proof of Stake là một trong những thuật toán được sử dụng khá phổ biến đối trên Blockchain. Cơ chế đồng thuận này yêu cầu Validator phải Stake một lượng coin nhất định và dựa trên một số tiêu chí để chọn ra ngẫu nhiên một Validator xác nhận cho Block..

Validators và Miners khác nhau như thế nào?

Nói chung, Proof of Stake hoạt động như sau: Thay vì cho phép first node giải quyết vấn đề để tạo một khối mới, thay vào đó, những người đề xuất các khối mới sẽ được chọn từ một nhóm các node đáp ứng các yêu cầu nhất định, được gọi là người xác thực (validator).

Họ là chủ sở hữu token và được lựa chọn bởi giao thức theo nhiều cách khác nhau. Các khối này sau đó được ký bởi các validator khác để đảm bảo sự đồng thuận. 

Miners là những người vận hành thiết bị khai thác tiền điện tử, những người giải quyết các vấn đề mật mã do máy tạo ra để có cơ hội viết khối tiếp theo trên blockchain và nhận phần thưởng khối trong quá trình này.

Nó giúp bảo vệ các mạng dựa trên PoW bằng cách đảm bảo rằng chỉ có một phiên bản của “thực tế” tồn tại và do đó đạt được sự đồng thuận trên một mạng phân tán. Quá trình đồng thuận này thường được coi là tốn kém và không hiệu quả về tài nguyên năng lượng, nhưng nó đã được chấp nhận rộng rãi như là giao thức đồng thuận ổn định và hiệu quả nhất cho đến nay. 

Trong khi đó, validator trong PoS sẽ đảm nhận vai trò tương tự của miners, nhưng họ chỉ được yêu cầu stake một số lượng token hoặc đồng tiền kỹ thuật số PoS nhất định để tham gia vào quá trình xác thực thay vì chạy các máy khai thác tiền điện tử.

Điều này làm giảm chi phí thiết lập cơ sở hạ tầng khai thác bao gồm rủi ro liên quan đến hoạt động khai thác – chi phí năng lượng biến động, thay đổi các quy định pháp lý và sự xuống cấp của thiết bị. Cơ chế này đảm bảo rằng bất kỳ ai quan tâm đến việc staking sẽ có thể thực hiện “xác thực” ngay lập tức miễn là họ đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về lượng token nắm giữ, và các token này đã được stake.

Các validator phải làm gì?

Các validator này sẽ xác minh các giao dịch trên mạng lưới, gửi bằng chứng vào khối. Nếu xác thực khối thành công, các validators sẽ được nhận thưởng từ lạm phát của blockchain, hoặc phí giao dịch thu về. Nếu xác thực không thành công, validator sẽ chịu phạt một lượng tài sản đã ký gửi, cho dù là cố ý hay vô ý và báo cáo sai, thông qua một quy trình được gọi là “slashing”.

Ngoài ra, người dùng còn có thể delegate (ủy quyền) cho validator, nghĩa là người dùng ủy quyền token cho validator để validator có thêm quyền vote, đổi lại người uỷ quyền (delegator) nhận được phần thưởng mà không phải làm gì. Số token của người dùng vẫn nằm trong ví của họ, và họ toàn quyền sử dụng với private key.

Weight của Validator là gì?

Theo logic thông thường, chúng ta sẽ dễ dàng suy luận rằng lượng coin stake càng cao thì Validator càng có nhiều khả năng xác thực block. Tuy nhiên, khả năng chiếm được block của Validator không chỉ phụ thuộc vào lượng coin mà còn bao gồm cả độ tuổi của lượng coin đó.

Thông thường, sau khi stake coin, Validator sẽ cần chờ đợi trong một khoảng thời gian từ vài tiếng đến vài ngày để lượng coin “trưởng thành”. Lúc này, chúng sẽ có khả năng dành được block và đem lại phần thưởng khối cho Validator đó cao hơn. Số lượng coin càng nhiều và độ tuổi càng lớn thì Weight càng tăng. Weight càng tăng thì khả năng Validator dành được những Block tiếp theo lại càng cao.

Tuy nhiên, ở block đầu tiên, Weight được tính dựa trên toàn bộ lượng coin mà anh em stake lúc đầu. Nhưng càng về sau, lượng coin này sẽ càng được chia nhỏ ra cho những block sau đó. Đây là lý do mà anh em mất khá nhiều thời gian khi mới tham gia làm Validator. Sau khoảng 1 – 2 tuần, netweight (mạng lưới Weight) mới được hình thành và bắt đầu ổn định. Lúc này quá trình kiếm tiền của anh em thông qua việc làm Validator mới thực sự có những tiến triển rõ rệt.

Làm Validator của POS có an toàn không?

Tuy không tốn quá nhiều tiền để đầu tư thiết bị, bảo trì thiết bị và chi trả cho tài nguyên điện như Miners nhưng Validator cũng cần có số vốn ổn định để mua coin và stake coin. Ngoài ra, nếu muốn làm việc lâu dài, anh em thậm chí cũng cần sở hữu những thiết bị có độ ổn định và khả năng duy trì tốt.

Như vậy, việc trở thành Validator của POS không phải là miễn phí. Vậy việc bỏ ra thời gian và chi phí để làm công việc này có xứng đáng và thu nhập ngon không?

Khi nhìn vào những con số thực tế, anh em cũng thể nhận biết được khả năng kiếm được lợi nhuận từ Validator với tỉ lệ Coin Buzz là 1.200%/năm, B3 là 10.000%/năm và EMB là 7.200%/năm. Do vậy, việc trở thành Validator có ngon và kiếm nhiều không còn phụ thuộc vào việc anh em lựa chọn dự án như thế nào.

Lý do là bởi POS chỉ là công cụ và Validator cũng chỉ là một cách làm việc, một cách vận hành Node trên Blockchain, nó không quyết định việc anh em có kiếm được thu nhập cao không. Tuy nhiên, sự uy tín của dự án hay nền tảng mà anh em lựa chọn sẽ có vai trò chính trong việc quyết định lợi nhuận mà anh em kiếm được.

Chọn Validator như thế nào?

Dưới đây là một số lưu ý khi bạn lựa chọn Validator để tham gia thực hiện staking token

Phí Validator

Đây là khoản phí trả cho Validator để stake. Phí này chỉ được tính trên phần thưởng bạn kiếm được chứ không phải tổng số dư token của bạn đã stake cho Validator. Mỗi Validator có thể đặt phí của riêng họ, vì vậy hãy cân nhắc điều này khi quyết định stake. 

APR/APY

APR – Annual Percentage Rate là tỉ suất lợi nhuận tính theo năm, mình lấy ví dụ nếu như bạn có 1000 token tham gia stake vs APR là 100% tức là đến cuối năm bạn sẽ nhận về được 2000 bao gồm 1000 vốn và 1000 là lãi thu được từ staking nếu như tỉ lệ APR 100% không thay đổi. 

APY – Annual Percentage Yield là tỷ suất lợi nhuận thực tế hằng năm theo cách cộng dồn (compound). Nếu như tỷ suất APR ở trên anh em sẽ nhận được 100%/năm, thì với APY tỷ suất 100% sẽ chia lại cho 365 ngày (mỗi một ngày là 0.27%). Giả sử với các ứng dụng DeFi cho phép anh em rút lãi bất kỳ, chúng ta sẽ rút ra 0.27% gộp vào phần vốn gốc của mình. Lặp lại thao tác này hằng ngày hoặc hằng tháng trong chu kỳ thì mình sẽ có tỷ số APY tổng cuối cùng.

Hiện tại các khoản APY trên các Validator khá ổn định và không có sự chênh lệch nhiều. Ví dụ như trên Near bạn có thể nhận thấy APY sẽ dao động trong khoảng trên 11,3%. Tuy nhiên có một số loại hình staking ví dụ như stake POND trên Marlin.pro với APY vô cùng biến động thì bạn cũng cần phải lưu ý.

Xem thêm: APR là gì? APY là gì? Tại sao APY trong Crypto thường có lợi suất cao? (defix.network) 

Ủy quyền cho Validator

Khi nói đến chi phí hoa hồng cho Validator, những người tham gia stake thường muốn càng thấp càng tốt. Tuy nhiên, một số Validator đang rất tích cực và phát triển vào mạng lưới và điều này sẽ tốn kém tiền bạc nhưng lại tốt cho dự án và về lâu dài có thể mang lại lợi ích cho token bạn đang nắm giữ. Nếu bạn sử dụng nhiều hơn một Validator, sẽ tốt hơn nếu bạn ủy thác một số cho những trình xác thực đóng góp tích cực vào mạng và giúp nó phát triển mặc dù hoa hồng trong một số trường hợp cao hơn một chút.

Lưu ý về thời gian unstake

Trong suốt thời gian Staking, lượng coin tham gia stake bị khoá lại. Bạn sẽ không thể thực hiện bất kỳ việc mua/bán hay trading nào với lượng coin này. Theo quy định của một số nền tảng hoặc stake trên sàn, nếu bạn un-stake trước thời gian quy định thì việc un-stake sẽ khiến bạn không đạt được phần thưởng như mong muốn ban đầu. 

Đặc biệt, thường thì để un-stake cũng sẽ phải mất 1 khoảng thời gian để lấy lại số coin đã mang đi stake. Nếu như tại thời điểm đó đồng coin tăng mạnh và bạn không có token trong tay thì đến lúc nhận được thì cơ hội đã qua rồi. Ví dụ như token PonD quy định thời gian unstake là 30 ngày thì từ lúc bạn hủy không muốn stake nữa cho đến lúc bạn nhận được token sẽ tốn 1 khoảng thời gian là 30 ngày.

Không phải lúc nào Staking cũng có lời. Rủi ro lớn nhất bạn có thể gặp phải là giá coin down. Ví dụ: bạn stake 1,000 coin X (giá $0.1/X) với lãi suất là 30%/năm. Tới khi nhận lãi, thì tổng số coin nhận được sẽ là 1,300 coin X. Nhưng nếu giá chỉ còn $0.07/X thì tổng giá trị lúc này còn $91 đô la (thấp hơn $100 đô la đầu tư ban đầu).

Kết luận

Hy vọng thông qua bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn hiểu hơn về validator cũng như đưa ra được những quyết định đầu tư cho riêng mình. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo của DeFiX.Network. Chúc các bạn giao dịch thành công!

Michael: