STO là gì?
STO là viết tắt của từ Security Token Offering. Đây là một hình kêu gọi vốn bằng việc bán token cho các nhà đầu tư. Nếu đã biết về ICO, bạn sẽ nhanh chóng hiểu rõ STO.
Khi lựa chọn hình thức STO, các coin/token sẽ tượng trưng cho tài sản hay cổ phiếu của dự án. Các token ở đây là Token chứng khoán hay cũng chính là Security Token. Vì thế, các token này sẽ tượng trưng cho Stocks, bond, funds, real estate,… của công ty.
Với STO, dựa trên lượng token chứng khoán nắm giữ, các nhà đầu tư sẽ nhận được lợi nhuận tương ứng dưới dạng dividends (cổ tức), hoặc bất kỳ các hoạt động có lãi nào của công ty. Token càng nhiều thì lợi nhuận càng lớn. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng có thể nhận lợi nhuận từ bất cứ hoạt động nào sinh ra lợi nhuận của công ty đầu tư đó.
Hiện nay, STO được đánh giá là có nhiều điểm giống với IPO truyền thống. Tuy nhiên, tại hình thức này, các token sẽ được phát hành bởi Blockchain. Vì thế, hình thức này sở hữu đầy đủ các ưu điểm của blockchain và hợp đồng thông minh. Điều này giúp STO được đánh giá cao hơn ICO và IPO.
Sự khác biệt giữa Utility Token và Security Token là gì?
Security Token là một tài sản được bảo chứng (giá trị được quy đổi từ tài sản của công ty) và có thể giao dịch được. Vì là Security Token, nên nó phải chịu sự ràng buộc của các quy định khắt khe cho tài sản là chứng khoán.
Utility Token có thể hiểu đơn giản là gift card hay voucher do chủ dự án phát hành. Người dùng có thể sử dụng nó sau này cho các sản phẩm, dịch vụ của dự án.
Sự khác nhau cơ bản của người sở hữu Security và Utility Token chính là người sở hữu Security Token nắm trong tay quyền sở hữu tài sản của công ty, trong khi đó người sở hữu Utility Token thì không.
Ưu nhược điểm của hình thức STO
Ưu điểm của STO
STO mang lại lợi ích cả cho các nhà đầu tư và những nền tảng phát hành STO:
Với các nhà đầu tư (Investors)
- Giảm chi phí: Do các token được phát hành trên blockchain và sử dụng smart contract, nên nó loại bỏ đáng kể các trung gian như brokers, ngân hàng, cũng như các bên luật.
- Giảm thiểu rủi ro: Các dự án, công ty phát hành qua STO đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Chúng ta có thể coi đây là màng lọc đầu tiên để loại bỏ các dự án lừa đảo, scam. Các dự án phát hành STO không hoàn thành đúng lộ trình Roadmap có thể bị phát theo luật pháp.Ví dụ như Blockstack là dự án đã được SEC (Uỷ ban chứng khoán Hoa Kỳ) chấp thuận cho bán token theo quy định A+ (cấp độ này chỉ dưới IPO).
- Tiếng nói của các nhà đầu tư: Sở hữu Security Token đồng nghĩa với việc bạn sở hữu 1 phần dự án, công ty đó. Vì vậy, nó cũng đại diện cho tiếng nói của các investors, càng nắm giữ nhiều token thì tầm ảnh hưởng của nhà đầu tư càng lớn.
- Nhiều nhà đầu tư có thể tham gia: Việc đầu tư cổ phiếu theo hình thức truyền thống, sẽ giới hạn lượng người tham gia ở các quốc gia khác nhau, cũng như yêu cầu mức vốn tối thiểu cần có để bắt đầu. Nhưng với STO thì rào cản về khoảng cách, vị trí địa lý, sẽ được xoá bỏ. Và nó cho phép các nhà đầu tư ở nhiều nơi tham gia với số vốn tối thiểu nhỏ cũng có thể tham gia với nhiều dự án STO khác nhau.
- Tăng tính thanh khoản: Do xoá bỏ được khoảng cách cũng như điều kiện tham gia đầu tư, nhiều nhà đầu tư có thể tiếp cận và giao dịch. Từ đó tạo nên tính thanh khoản cao cho thị trường này.
Với các nền tảng phát hành STO
- Có bộ khung chuẩn để thiết kế nền tảng có thể dựa vào đó để phát triển các sản phẩm STO phù hợp. Ví dụ: Lition là dự án STO nền tảng tuân thủ theo tiêu chuẩn GDPR (General Data Protection Regulations) mà nghị viện EU đã ban hành.
- Security Token cũng sẽ mang những ưu điểm của blockchain như có thể được lập trình thông qua smart contract. Việc này tối ưu hơn hẳn các sản phẩm stocks, hay bonds truyền thống.
Nhược điểm của STO
Tất nhiên STO cũng có những nhược điểm của nó, đặc biệt ở giai đoạn đầu tiên này:
- Chưa có khung pháp lý rõ ràng: Ở trên mình có nhắc tới các token chứng khoán được ban hành sẽ tuân theo các quy định pháp luật, nhưng thực tế khung pháp lý chưa rõ ràng. Chúng ta mới chỉ đang hiểu ngầm với nhau và áp nó cho hình thức STO giống IPO.
- Áp lực cho các dự án: Do phải tuân thủ các quy định pháp lý, nên nếu dự án gặp khó khăn, hoặc thay đổi lộ trình thì các dự án sẽ phải chịu trách nhiệm. Từ đó tạo áp lực cho công ty.
- Hạn chế của Security Token: Do là token chứng khoán, nên sẽ hạn chế về tính năng, đặc biệt là nó còn phải tuân thủ theo quy định pháp luật. Sẽ rất khó để sử dụng security token như 1 utility token (token tiện ích) trong hệ sinh thái của dự án.
Một điểm khó đối với các dự án muốn gọi vốn dưới hình thức STO nữa, đó là: Các token chứng khoán (Security token) được phát hành với giá trị gắn với tài sản của công ty. Việc này có nghĩa là:
- Tổ chức phát hành đó phải được đăng ký hoạt động, phải là công ty được pháp luật chứng nhận
- Công ty phải có tài sản. Tài sản đó có thể là cơ sở vật chất, hoặc doanh thu lợi nhuận từ hoạt động công ty đó.
- Mà thường là các startup mới bắt đầu hoạt động, hoặc thậm chí mới bắt đầu xuất hiện ý tưởng muốn triển khai gọi vốn đề lấy tiền hoạt động tiếp. Như vậy họ không có lợi nhuận, cũng không có sẵn lượng tài sản đáng kể để định giá token dựa vào lợi nhuận đó.
Do vậy đây là 1 cản trở rất lớn đối với các startup muốn kêu gọi vốn qua hình thức STO.
So sánh STO và ICO
Trong quá trình tìm hiểu STO là gì, chúng ta đã biết đây là hình thức gọi vốn có nhiều ưu điểm hơn so với hình thức gọi vốn ICO. Vậy hai hình thức đầu tư này có điểm gì khác nhau?
Tiêu chí | STO | ICO |
Token | Phát hành Token chứng khoán | Phát hành Utility token |
Định giá Token | Giá token được định giá theo tài sản công ty | Giá ban đầu được quyết định bởi các nhà phát triển |
Về mặt pháp luật | Được pháp luật bảo hộ | Còn bị hạn chế ở một số quốc gia |
Tài sản thế chấp | Có thể là tài sản công ty, cổ phiếu, chứng khoán… | Không có tài sản thế chấp |
Số lượng token | Token gắn với giá trị thực của công ty nên bị giới hạn | Không giới hạn số lượng token. |
Những thách thức với STO là gì?
Ngoài những lợi ích ở trên thì STO còn phải đối mặt với một số thách thức phải gặp:
- Đè nặng áp lực lên chủ dự án và nhà đầu tư do việc loại bỏ hoàn toàn các tổ chức trung gian.
- Khung pháp lý chưa rõ ràng và chưa có các tiêu chuẩn đánh giá.
- Chịu nhiều quy tắc đối với tài sản chứng khoán thậm chí có thể thu hẹp khả năng dự án từ lúc đầu.
- Chưa được sự chấp nhận rộng rãi của cộng đồng về dự án, công ty truyền thống cũng như các nhà đầu tư.
- Các dự án startup sẽ khó thực hiện hình thức gọi vốn này.
Tiềm năng của STO trong tương lai
Hình thức STO này hợp với các doanh nghiệp và công ty đã đi vào hoạt động hoặc có doanh thu. Do đó cũng nhờ tính chất này mà STO đã được mọi người đánh giá cao hơn hẳn so với ICO nơi được biết đến với nhiều dự án lừa đảo nhất.
Cho đến hiện tại thì các công ty hay tổ chức đã có sản phẩm hoặc doanh thu đều là khách hàng tiềm năng nhất của STO, qua đó số lượng các doanh nghiệp như vậy có thể gọi là khá lớn.
Cho đến nay giá trị equity trên toàn cầu đạt 74 nghìn tỷ USD vào năm 2018 và dự kiến trong những năm tiếp theo sẽ đạt 100 nghìn tỷ USD, một con số thật là khủng.
Qua đó STO được xem như là một phương pháp giải thoát phương thức truyền thống cũ đưa các doanh nghiệp tiến đến gần với Blockchain hơn những vẫn giữ được tính bảo vệ, minh bạch và đảm bảo an toàn.
Mặc dù loại hình này còn mới nhưng theo một số chuyên gia đánh giá rằng đây là thời cơ thích hợp để góp vốn đầu tư vào STO, bởi vì theo như các đánh giá cho hay thì việc góp vốn đầu tư và lựa chọn ngành tương thích sẽ thuận tiện hơn nhiều do số lượng nhà đầu tư tiếp cận còn rất ít nên sẽ ít cạnh tranh hơn.
Kết luận
Bài viết của DeFiX tới đây là kết thúc. Hi vọng những thông tin này hữu ích với các nhà đầu tư! Hãy theo dõi DeFiX.Network để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị, mới nhất về thị trường trường tài chính và tiền điện tử nhé.
Hẹn gặp lại các bạn trong các bài chia sẻ, hướng dẫn tiếp theo. Chúc các bạn đầu tư thành công!