Real Yield à gì? Tìm hiểu lợi nhuận thực của Yield

Thị trường crypto đang trong xu hướng giảm, nhiều nhà đầu tư mất niềm tin và dần rời bỏ thị trường. Tuy nhiên, những người tin tưởng vào sự phát triển lâu dài của tài chính phi tập trung (DeFi) sẽ tìm kiếm những dự án có “ Real Yield”. Vậy Real Yield là gì? Và đâu mới là lợi nhuận thực trong DeFi. Mời mọi người cùng đọc bài viết dưới đây để cùng tìm cho bản thân câu trả lời nhé.

Real Yield là gì?

Real Yield – lợi nhuận thực. Đây là thuật ngữ đang dần trở nên phổ biến hơn với những người đang tìm những hidden gem trong không gian DeFi của thị trường gấu. Trong đó, Real Yield là lợi nhuận được tích lũy thông qua việc tạo ra doanh thu thực tế chẳng hạn như doanh thu đến từ phí giao dịch nền tảng.

Một phần của lợi nhuận này sau đó được chia sẻ cho những người nắm giữ token của dự án (giống như một số cổ phiếu cổ tức).

Nói cách khác, khi đầu tư vào các dự án “Real Yield” thông qua việc dự án cho phép staking là một cách hiệu quả về việc giữ chân người dùng và khối lượng của nó sẽ tăng.

Phần lợi nhuận thu được gọi là tiền lãi (interest). Lãi này sẽ được tính theo một phần trăm lãi suất (interest rate) đã thỏa thuận nhất định giữa người gửi và ngân hàng cung cấp dịch vụ.

Phương thức đầu tư cổ phiếu (stock) trên sàn giao dịch chứng khoán

Lúc này, cổ tức (divided) chính là phần lợi nhuận định kỳ mà bạn nhận được.

  • Đối với cổ phiếu phổ thông, lợi suất cổ tức sẽ là tổng số tiền được thanh toán mỗi năm cho một loại cổ phiếu chia cho thị giá cổ phiếu.
  • Đối với cổ phiếu ưu đãi, lợi suất cổ tức có nghĩa là tỉ lệ thu nhập cổ tức hàng năm với giá vốn bỏ ra mua cổ phiếu ưu đãi.

Phương thức đầu tư trái phiếu (bond)

Ngoài yếu tố tiền lãi (coupon rate), khi đầu tư vào trái phiếu, bạn còn được hưởng một khoản nữa, gọi là yield. Yield ở đây có thể tạm dịch tiếng Việt là “lợi suất”.

Lợi suất của trái phiếu được tính bằng cách lấy tổng trái tức năm chia cho mệnh giá trái phiếu. Lợi suất hiện tại được tính trên giá thị trường của trái phiếu.

Cũng như phương thức gửi tiền tiết kiệm. Kỳ phiếu (bond) có mức lãi suất (tiền lãi) cố định. Được ấn định thông qua kết quả đấu thầu (auction) trái phiếu. Tuy nhiên, khi trái phiếu được phát hành và lưu thông trên thị trường chứng khoán. Sản phẩm này trở thành một “món hàng” tài chính được mua đi bán lại trên thị trường.

Khi ấy, lãi suất và kỳ hạn của trái phiếu không thay đổi. Nhưng giá của trái phiếu lại thay đổi theo cung cầu thị trường. Đây chính là nguyên nhân tạo nên lợi suất đầu tư (Yield).

Ví dụ

Nếu bỏ ra 100.000.000đ để đầu tư mua lô trái phiếu chính phủ có thời hạn kéo dài trong 10 năm. Lãi suất 3%/năm tại thời điểm 2015 và tới năm 2018 thì bạn muốn bán lại số trái phiếu này. Mặc dù lãi suất và ngày đáo hạn không thay đổi. Nhưng giá của lô trái phiếu này có thể đã thay đổi cao hoặc thấp hơn con số 100.000.000đ mà bạn đã bỏ ra. Do đó chỉ số lợi suất (yield) có thể khác với lãi suất ghi trên trái phiếu. Lúc đó, bạn không cần phải bỡ ngỡ tại sao giá bán có thể tăng hoặc hạ thấp nhé. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tình hình cung cầu của thị trường cũng như những quyết định đầu tư kịp thời của bạn.

Sự tăng giảm lợi suất trái phiếu chứa đựng thông tin về độ tin cậy (creditworthiness) của nhà phát hành (issuer). Chỉ số yield thấp thì độ tin cậy cao hơn và ngược lại. Khi nhà phát hành gặp nguy cơ phá sản thì mức lợi suất trái phiếu tăng vọt Lúc này giá trái phiếu sẽ lao dốc.

Theo dõi diễn biến của lợi suất. Là việc làm thường xuyên không chỉ của giới đầu tư mà của những người quan tâm tới kinh tế.

theo thời gian. Đó mới là khoản đầu tư mang lại giá trị đích thực.

Tại sao Real Yield lại quan trọng?

Đó là do DeFi từ lâu đã bị phân tâm bởi những token và dịch vụ cung cấp lợi nhuận hàng năm không bền vững.

Ban đầu mức lợi nhuận của các dự án thường lên đến ba con số. Đây là mức lợi nhuận quá cao so với thực tế. Mô hình như vậy được phổ biến như là lối tắt để khởi động tính thanh khoản cho giao thức, nó bao gồm số lượng người dùng và tổng giá trị bị khóa trong giao thức (TVL) tăng cao.

Tuy nhiên, mức lợi nhuận ban đầu có vẻ hấp dẫn các nhà giao dịch nhưng tỷ lệ này chỉ có thể được duy trì thông qua “Fake Yield” (Lợi nhuận ảo) cụ thể là lượng token được phát hành ra. Dự án sẽ yêu cầu mint các token mới của token native của giao thức và tính thưởng bằng cách sử dụng token đó. Yêu cầu này có thể tránh được ở mức độ nào đó miễn là giá của token tiếp tục tăng để hỗ trợ APR ngon ngọt của nó.

Tại thời điểm này, các nhà đầu tư cũng chạy đua theo lợi nhuận, mức lãi suất và lòng tham đều ở mức cao nhất. Do đó, hầu hết sẽ có sự phân tích kỹ về mô hình mà chỉ muốn fomo để không bỏ lỡ cơ hội.

Đáng buồn là điều này không kéo dài được trong thực tế. Các nhà giao dịch luôn muốn chốt lời và liên tục thay đổi tâm lý hoặc bị hấp dẫn bởi lợi suất cao hơn trên các DEX khác dẫn đến việc đảo ngược lợi nhuận.

Sau đó, dự án buộc phải phát hành nhiều token hơn để tăng lợi nhuận và duy trì hệ sinh thái của nó. tuy nhiên, điều này chỉ làm giảm giá token hơn nữa và khiến các nhà đầu tư bỏ đi hơn và thúc đẩy vòng xoáy tử thần của hệ sinh thái.

Những công cụ hỗ trợ tìm hiểu doanh thu của dự án

Làm cách nào để anh em có thể tìm ra và đánh giá những dự án tốt tạo ra doanh thu hiệu quả, dưới đây là những công cụ hỗ trợ research hỗ trợ tìm kiếm thông tin về dự án quan trọng:

  • TokenTerminal / CryptoFees: Tìm kiếm doanh thu
  • Dune Analytics: Hỗ trợ người dùng quan sát tổng quan tuyệt vời cho các giao thức như GMX và Gains
  • Messari: Thông tin nguồn cung của token
  • Data Protocol: Tìm kiếm thông tin tổng quan nội bộ từ các giao thức

Giao diện tổng hợp doanh thu của những dự án tiền mã hóa từ TokenTerminalGiao diện tìm kiếm thông tin nguồn cung của Messari

Như thế nào là dự án Yield Real chất lượng?

Có sản phẩm/ thị trường phù hợp

Đây là dự án có nhiều người sử dụng, đặc biệt dù cho thị trường như thế nào hoặc khuyến khích token.

Giao thức tạo ra doanh thu trên chuỗi thông qua các sản phẩm

Khi sản phẩm được chấp nhận và sử dụng rộng rãi, điều này sẽ giúp giao thức đó tăng thêm doanh thu trên chuỗi.

Doanh thu cao

Doanh thu của dự án phải cao hơn chi phí hoạt động + token emmisions (phân phát token)

Top 3 dự án có khả năng mang lại năng suất thực trong DeFi

Sau đây là 3 dự án Real Yield có khả năng mang lại năng suất thực trong DeFi. Tuy nhiên, với mục đích chia sẻ thông tin và không phải lời khuyên đầu tư.Mọi người, cần tìm hiểu kỹ hơn trước khi đầu tư để đảm bảo vị thế tốt nhất cho mình.

DYDX

Đây là sàn giao dịch phi tập trung lớn nhất và được sử dụng nhiều nhất, tạo ra hơn $321M doanh thu giao thức hàng năm theo. Điều này đưa dự án vào Top 3 doanh thu dApp theo bất kỳ giao thức nào.

DYDX hiện đang tập trung vào phần doanh thu này (nó không được trả trực tiếp cho chủ sở hữu token), nhưng họ có kế hoạch thay đổi mô hình này trong phiên bản thứ tư, dự tính sẽ ra mắt vào cuối năm 2022.

Tuy nhiên hiện tại DYDX với thiết kế tokenomic không quá tối ưu so với các đối thủ cạch tranh khác và đang chịu áp lực pha loãng nguồn cung khá lớn trong tương lai.

Nguồn cung chưa lưu hành của DYDX hiện tại chiếm gần 90% tổng cung

Tuy nhiên với kế hoạch ra mắt một chuỗi riêng trên Cosmos nhằm gia tăng giá trị và usecase cho token DYDX, vấn đề nguồn cung chưa lưu hành của DYDX có thể được cải thiện. Ngoài ra điều này sẽ mang lại cho họ một lợi thế cạnh tranh duy nhất so với các DEX khác. Và đây cũng là lý do tại sao DYDX có thể là một đồng coin đáng để đưa vào danh mục quan sát của những nhà đầu tư tiền mã hóa.

Do đó, các dự án dựa vào “năng suất giả” dễ có tuổi thọ ngắn và sụp đổ nghiêm trọng. Các mạng như Terra, và sự sụp đổ kèm theo của Terra USD và LUNA, là những lời nhắc nhở đau đớn về thực tế đó.

GMX

GMX là dapp hàng đầu của Arbitrum, với khoảng 347 triệu đô la trong TVL (tại thời điểm viết bài). Dự án cung cấp đòn bẩy lên đến 30 lần đối với các cặp giao dịch tiền điện tử giao ngay như BTC, ETH và AVAX với độ trượt thấp.

Giao thức bao gồm hai token:

  • GMX – token tiện ích và quản trị
  • GML – token nhà cung cấp thanh khoản.

Dự án cho những người nắm giữ mạng lưới GMX 30% phí được tạo ra thông qua giao dịch hoán đổi và đòn bẩy, trong khi những người nắm giữ GLP nhận được 70% còn lại. Hơn nữa, những khoản phí này được thanh toán bằng ETH – một loại tiền điện tử ‘blue chip’ có giá trị lâu dài tương đối đáng tin cậy.

Theo trang web của GMX, cả GMX và GML đều đang kiếm được APR trên 19% trên Arbitrum. Tuy nhiên, một số khoản phí này được thanh toán bằng token GMX được ký quỹ (esGMX), một loại GMX tương đương không thể chuyển sang các ví khác.

GMX có giới hạn nguồn cung ở mức 13,25 triệu (mặc dù điều này có thể thay đổi với cuộc bỏ phiếu quản trị trong tương lai).

CoinMarketCap ước tính rằng khoảng 7,8 triệu GMX đang được lưu hành hiện tại

UMAMI

Một giao thức Arbitrum khác, Umami là một nhà tạo lập thị trường và nhà cung cấp thanh khoản giúp các giao thức của đối tác nhanh chóng mở rộng tính thanh khoản của họ. Nó tự hào về việc cung cấp “lợi nhuận DeFi bền vững, phòng ngừa rủi ro”.

Tất cả các sản phẩm của UMAMI đều dựa vào nguồn doanh thu từ các dòng doanh thu trên blockchain, thay vì các mô hình token lạm phát.

Nguồn cung của UMAMI được giới hạn ở mức 1.000.000 mã thông báo: 639.591 mã trong số đó đang được lưu hành.

Bằng cách gửi Umami của một người cho mUmami, chủ sở hữu có thể kiếm được 6% APR, được tính bằng WETH, từ doanh thu từ kho bạc và giao thức của Umami. Mặc dù không cao như một số giao thức khác, dự án nhắm mục tiêu rõ ràng “năng suất thực” như một chiến lược và bác bỏ “ponzi tokenomics” của đối thủ cạnh tranh.

“Mỗi mã thông báo $ UMAMI đại diện cho một yêu cầu cố định về quản trị và doanh thu giao thức của Umami,” trang tokenomics nêu rõ. “Nó không bao giờ có thể bị pha loãng bởi phát thải lạm phát hoặc tăng vốn.”

Tổng kết

Khi thị trường uptrend thì hầu hết chúng ta đều chỉ quan tâm đến lợi nhuận ngắn hạn, không bền vững. Nhưng với một cuộc chơi dài hạn thì những dự án Real Yield là cần thiết cho các nhà đầu tư cũng như giúp cho nền tảng DeFi tiếp tục phát triển bền vững. 

Nguyen Phong: