Hedge là gì? Chiến lược phòng ngừa rủi ro trong Crypto

Nếu các bạn là một nhà đầu tư Crypto, có thể bạn đã nghe qua về các chiến lược Hedging. Thực tế, đây là một hình thức phòng ngừa rủi ro khi thị trường biến động ngược lại với những gì nhà đầu tư kỳ vọng.

Nếu muốn sử dụng chiến lược này, bạn phải hiểu rõ khái niệm Hedging là gì và cách thức hoạt động Hedging. Dưới đây là những gì bạn cần biết về Hedging.

Hedging là gì?

Trong tài chính nói chung, hedging là một nghiệp vụ đầu tư, được thực hiện để loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro cho một danh mục đầu tư khác.

Hedging là phương thức đặt lệnh mà trong đó các trader sẽ thực hiện giao dịch trên cùng 1 cặp tiền tệ với cùng 1 khối lượng nhưng với 2 lệnh đối nghịch nhau. . Để khi thị trường đi ngược hướng kỳ vọng, vị thế chính gặp rủi ro, lúc này, vị thế phòng ngừa có lợi nhuận, lợi nhuận này sẽ bù đắp lại rủi ro cho vị thế chính. 

Khác với việc mua bảo hiểm, nghiệp vụ hedging do chính bản thân nhà đầu tư lựa chọn có thực hiện hay không, và mức độ phòng ngừa rủi ro cũng do chính mỗi chiến lược hedging mà các bạn thực hiện quyết định.

Delta Hedging là gì?

Theo cách hiểu đơn giản, trong lĩnh vực tài chính, Delta là một chỉ số đo lường sự nhạy cảm của giá tài sản phái sinh so với sự thay đổi giá tài sản cơ sở của chúng. 

Delta hedging, hay còn được biết đến là Delta Neutral Trading Strategy (Chiến lược giao dịch cân bằng danh mục) dùng để tạo ra thu nhập khi thị trường không có xu hướng. Tuy định nghĩa là vậy nhưng thực tế có rất nhiều phương thức để áp dụng và mục đích chung của các phương thức đều loại bỏ sự biến động của giá và kiếm lấy lợi nhuận.

Điều này có nghĩa là vị thế của bạn sẽ không đổi khi thị trường biến động. Khi áp dụng vào thị trường tiền mã hóa thì phương thức đầu tư được dùng nhiều nhất là tổng danh mục đầu tư của bạn bằng 0 tạo ra một bảo hiểm và kiếm lợi nhuận từ các phương thức như IDO, Airdrop, Staking, Farming,…

Nên hay không nên sử dụng Hedging trong Trade?

Câu trả lời là nên sử dụng Hedging bởi đây là một công cụ giúp giảm thiểu rủi ro rất hiệu quả. Tuy nhiên nó chỉ thật sự phát huy hiệu quả tiềm năng với những nhà đầu tư chuyên nghiệp và dày dặn kinh nghiệm. Còn với các trader mới, nên ghi nhớ rằng cần sử dụng hedging đúng với mục tiêu và bản chất của nó.

  • Trên thực tế vẫn có một bộ phận các trader lạm dụng hedging để thực hiện mua bán “loạn xạ”. Cụ thể, sau khi thực hiện một lệnh mua, thị trường vừa giảm xuống đã ngay lập tức vào lệnh bán đối ứng. Khi lệnh bán thu được một chút lợi nhuận thì bắt đầu đóng vị thế giao dịch.
  • Tuy nhiên khi vừa đóng lệnh xong thì thị trường lại tiếp tục đi xuống khiến lệnh mua lúc đầu mất nhiều hơn, lúc này họ lại tiếp tục đặt một lệnh bán khác. Thực hiện vào lệnh liên tục như vậy bản chất không phải là hedging mà là đang trading forex “vô ý thức”.
  • Hơn nữa, tất cả phương pháp vào lệnh theo hedging đều mất phí. Nếu đặt quá nhiều lệnh đương nhiên các bạn sẽ tốn nhiều chi phí giao dịch . Ngược lại, nếu biết hedging hợp lý, lợi nhuận thu được có thể bù đắp những khoản phí trên. Do đó, tốt nhất các bạn chỉ nên sử dụng hedging khi bạn đủ kiến thức và có một chiến lược giao dịch tốt.

Cuối cùng việc sử dụng hay không sử dụng Hedging còn phụ thuộc vào mục tiêu và điều kiện của mỗi người. Tuy nhiên, dù sử dụng hay không sử dụng thì nhà đầu tư cũng cần phải thật thận trọng đối với lệnh của mình. Đồng thời luôn phải nhớ chốt lời và cắt lỗ để giảm thiểu rủi ro hết mức có thể.

Chiến lược phòng ngừa rủi ro khi sử dụng Hedging

Có rất nhiều chiến lược phòng ngừa rủi ro mà các nhà giao dịch ngoại hối có thể thực hiện để kiểm soát khoản lỗ tại các sàn giao dịch Forex. Trong đó, có 3 chiến thuật phổ biến được nhiều trader ưa chuộng, bao gồm:

Hedging sử dụng hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn là một thỏa thuận đặt trước, trong đó trader có quyền (nhưng không kèm nghĩa vụ) mua hoặc bán một cặp tiền tệ  ở một mức giá xác định được tại một thời hạn nhất định. 

  • Nếu đang mở lệnh Buy: Nhà đầu tư có thể Hedging bằng vị thế “bán quyền chọn mua” hoặc “mua quyền chọn bán”.
  • Nếu đang mở lệnh Sell: Nhà đầu tư có thể Hedging bằng vị thế “bán quyền chọn bán” hoặc “mua quyền chọn mua”.

Hedging bằng các cặp tiền liên quan

Ý tưởng của chiến lược này là chọn các cặp tiền tệ có mối tương quan với cặp tiền mà bạn muốn giao dịch để mở vị thế phòng ngừa rủi ro. Cách thực hiện như sau:

  • Nếu 2 cặp tiền đó có mối tương quan nghịch chiều, bạn sẽ mở hai vị thế giống nhau.
  • Ngược lại, nếu sự tương quan giữa hai cặp tiền tệ là thuận chiều, bạn sẽ mở hai vị thế đối nghịch nhau.

Hedging trực tiếp

Với chiến lược này, nhà đầu tư sẽ mở 2 vị thế đối nghịch nhau. Cụ thể, trader sẽ mở cùng lúc 1 vị thế Buy và 1 vị thế Sell trên cùng một cặp tiền tệ, với cùng khối lượng giao dịch và cùng một mức giá.

Lưu ý: Sau khi đặt lệnh đối ứng trader cần theo dõi hành động giá để xác định hướng đi của giá. Từ đó có thể đưa ra quyết định đóng lệnh có lợi nhất cho bản thân.

Nếu các cặp tiền có mức tương quan âm thì nó là tương quan nghịch. Ngược lại, nếu cặp tiền có mức tương quan dương thì nó là tương quan thuận chiều.

Kết luận

Tóm lại, rủi ro là yếu tố không thể tránh khỏi trong đầu tư. Do đó, việc học cách phòng ngừa rủi ro để giảm bớt thua lỗ và bảo vệ tài khoản của mình là vô cùng cần thiết đối với mỗi trader. Tuy nhiên, Hedging cũng có thể trở thành con dao hai lưỡi nếu bạn lạm dụng nó quá mức. Vậy nên, hãy luôn thận trọng và cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định thực hiện bất kỳ giao dịch nào. DeFiX chúc các bạn thành công!

Michael: