1.Tổng quan về Ethereum
Ethereum là gì?
Hệ sinh thái Ethereum đã tạo nên một cuộc cách mạng lớn trong thế giới tiền mã hóa với khả năng khởi chạy các dapps thông qua hợp đồng thông minh
Ethereum là một smart contract platform cho việc phát triển các ứng dụng phi tập trung (dapps) dựa trên mã nguồn mở. Đây được xem là nền tảng đầu tiên và cũng là nền tảng lớn nhất về hoạt động của các nhà phát triển ở thời điểm hiện tại.
Ethereum được khởi xướng bởi Vitalik Buterin vào năm 2013, sau khi ông nhận thấy những hạn chế trong chức năng của Bitcoin. Buterin đã xuất bản whitepaper của Ethereum vào cuối năm đó, mô tả một nền tảng điện toán phân tán để thực hiện các hợp đồng thông minh và xây dựng các ứng dụng phi tập trung (dApps). Với tầm nhìn đó, Vitalik Buterin và các cộng sự đã huy động được 31,529 BTC (tầm $18M vào thời điểm đó) để phát triển giao thức cốt lõi và tăng trưởng hệ sinh thái Ethereum.
Cho tới thời điểm hiện nay, tất cả ứng dụng lớn của thị trường crypto đều bắt nguồn và phát triển trên Ethereum trước khi lan rộng ra những hệ sinh thái khác. Một số use case nổi bật mà các bạn có thể biết là DeFi & NFT.
Ether ( ETH) là đồng coin luôn nắm giữ vị thế thứ 2 trên thị trường chỉ sau BTC, tỉ lệ vốn hóa của ETH luôn chiếm khoảng 20% toàn thị trường.
Đặc điểm nổi bật của Ethereum
Ethereum chính thức mainnet vào năm 2015, sau thời gian dài hoạt động cộng đồng các nhà phát triển của Ethereum đã tạo lên một hệ sinh thái rộng lớn và đầy đủ các chức năng, và cũng là công cụ hỗ trợ cho các nhà phát triển khác.
Cơ chế hoạt động của Ethereum: Ethereum Virtual Machine ( EVM) hay còn gọi là máy ảo Ethereum là trung tâm của Ethereum, là một phần các giao thức thực hiện giao dịch. Nó là một máy ảo hoàn chỉnh Turing có ngôn ngữ cụ thể “ EVM bytecode” hay còn được viết dưới ngôn ngữ cao cấp Solidity.
Sau thời gian dài hoạt động với cơ chế PoW và có nhiều hạn chế, đội ngũ phát triển của Ethereum cho ra mắt phiên bản Ethereum 2.0 với cơ chế mới PoS và cơ chế Sharding.
Tình hình hoạt động hiện nay của Ethereum
Ra mắt Beacon chain vào tháng 12 năm 2020, Beacon Chain đã giới thiệu bằng chứng cổ phần (proof of stake) cho Ethereum. Đây được xem là một cách bảo mật hơn cho Ethereum, trên thực tế nó sẽ liên quan đến việc bạn staking ETH để kích hoạt phần mềm xác thực thông qua đó bạn sẽ trở thành người xác thực và tạo ra các khối với trong Ethereum Blockchain. Staking sẽ trở thành trình xác nhận đơn giản và dễ dùng hơn, tiết kiệm chi phí hơn có với cơ chế PoW. Với PoS nhiều người hi vọng nó sẽ giúp Ethereum an toàn hơn về lâu dài. Càng nhiều người tham gia vào mạng lưới thì nó sẽ càng trở nên phi tập trung và an toàn hơn trước các cuộc tấn công.
Hiện tại Beacon Chain và Ethereum mainnet vẫn đang hoạt động riêng biệt, theo kế hoạch trong năm 2022 sẽ có nâng cấp mạng lưới lớn mang tên the Merge để hợp nhất hai hệ thống này, chính thức chuyển đổi Ethereum sang bằng chứng cổ phần ( PoS) và khai tử hoàn toàn PoS. Dự kiến the Merge sẽ diễn ra vào Q2/2022.
Ngoài ra, đội ngũ phát triển còn có kế hoạch tham vọng hơn đó là Sharding dự kiến diễn ra vào khoảng ( 2023 – 2025). Sau khi hoàn thành bản nâng cấp với Beacon Chain, mục tiêu tiếp theo là đưa các shard chains vào mạng PoS. Các shard này sẽ tăng dung lượng của mạng và cải thiện tốc độ giao dịch bằng cách mơ rộng mạng lưới lên 64 blockchian. Beacon chính là bước đầu tiên cho kế hoạch tham vọng này.
Qua đó sẽ giúp Ethereum khắc phục những điểm yếu cũ, tiếp tục thu hút được nhiều nhà phát triển mới đến mới hệ sinh thái của mình.
2. Tổng quan về hệ sinh thái rộng lớn của Ethereum
Năm 2021 là một năm không chỉ bùng nổ với Ethereum mà còn cả với toàn hệ sinh thái của Ethereum. Để tổng quan về sự phát triển của Ethereum chúng ta có những điểm nổi bật gồm :
- Layer 2-sau nhiều năm phát triển các giao thức L2 ra mắt mainnet và mở rộng rung lượng của Ethereum.
- Ra đời của nhiều xu hướng mới : nổi bật có thể là NFT khi thấy nó tạo nên một làn sóng mạnh mẽ và xuất hiện ở khắp mọi nơi từ các nhà sáng tạo đến các nghệ sĩ lớn đều dành phần quan tâm tới NFT. Ngoài ra còn có GameFi với sự có mặt của Axie Infinity có thời điểm được định giá lên tới 3 tỷ USD.
- Sự phát triển của Defi- Vài trăm giao thức Defi đã và đang phát triển và có hàng trăm tỷ USD đang khóa trong giao thức của Ethereum.
Sự phát triển của các dự án Layer 2 trên Ethereum
Sau thời gian nghiên cứu và phát triển, đội ngũ của Ethereum đã cho ra mắt các công nghệ mở rộng layer 2 cho Ethereum vào năm 2021. Với khả năng giao dịch mới của Ethereum sẽ bằng khả năng của layer 1 và layer 2. Các dự án layer 2 sẽ kế thừa bảo mật của Ethereum.
Trong hệ sinh thái Layer 2 của Ethereum có hai hướng tiếp cận phổ biến nhất là ZK Rollip và Optimistic Rollup
Optimistic Rollup đã có những thành tựu nhất định với sự phát triển của Optimism, Arbitrum hay Boba Network, cả 3 rollup này đều tương thích với EVM.
So với Optimistic thì Zk Rollup vẫn còn trong giai đoạn đầu, các ứng dụng vẫn còn hạn chế và đơn giảm, một số Zk Rollup nổi bật được xây dựng như : Loopring, Matter Labs, Aztec.
Nền kinh tế sáng tạo trên Ethereum
Từ lâu lịch sử của tiền điện tử những người có thể kiếm tiền bằng những công nghệ này chỉ thuộc bộ phân: nhà đầu tư, nhà phát triển.. nhưng vào năm 2021 khái niệm này đã thay đổi.
Năm 2021 Ethereum đã cho ra mắt nền tảng Ethereum’s Creator Economy cho phép các nhà sáng tạo kiếm tiền từ nền tảng này. Nó thực ra đã tạo ra một sưc hút vô cùng lớn vơi những nhà sáng tạo khi Ethereum ghi nhận năm 2021 các nhà sáng tạo kiếm được 3,5 tỷ USD từ nền tảng này. Xếp thứ 4 trong những nahf phát triển nội dung tạo ra doanh thu cao nhất chỉ sau: Spotify, Youtobe, Etsy.
Nhìn xa hơn đây mới chỉ là một lĩnh vực còn non trẻ, trong tương lai từ sự nổi tiếng của những nghệ sĩ và sự quan tâm mọi người tới lĩnh vực block chain ngày càng tăng đây có thể là một cuộc cách mạng mới trong cộng đồng.
Các tiêu chuẩn token của Ethereum
Tiêu chuẩn token là một khái niệm nhằm phân loại các hợp đồng thông minh dựa trên ký hiệu của nó. Hợp đồng thông minh là bộ quy tắc thiết lập các quy tắc xây dựng trên Ethereum nhằm thể hiện trạng thái máy tính.
Đầu tiên là tiêu chuẩn ERC (Ethereum Request for Comments) là các bộ quy tắc cần thiết để triển khai token trên mạng lưới của Ethereum. Ở trên mạng lưới Solana là (SLP), trên Binance Smart Chain là (BEP). Đây là ký hiệu thể hiện các tiêu chuẩn của các nhà các nhà phát triển để triển khai các hợp đồng thông minh trên nền tảng Blockchain của Ethereum.
Trước khi trở thành tiêu chuẩn ERC, hợp đồng thông minh phải trải qua một bước thử nghiệm EIP (Ethereum Improvement Proposal). Gọi là bản thử nghiệm trước khi mainnet.
ERC20 là gì?
ERC20 là bộ danh sách các quy tắc của hợp đồng thông minh, hợp đồng thông minh sẽ được biểu thị dưới một dạng mã gồm 24 ký tự. ERC20 nhằm phân loại tính năng của loại hợp đồng này. Nó được sử dụng để phát hành các token trên nền tảng Ethereum, được Vitalik Buterin đề xuất lần đầu tiên vào tháng 06/2015.
Hợp đồng thông minh ERC20 cho phép nhà lập trình tạo các mã thông báo/phát hành token nền tảng Ethereum. Được gọi là fungible token. Chính tiêu chuẩn này đã trở thành một cuộc cách mạng, cho đợt ICO phát hành token trên nền tảng Ethereum năm 2017.
Bộ quy tắc của ERC20 là bộ danh sách tiêu chuẩn ERC20, với 6 quy định bắt buộc và 3 quy định không bắt buộc.
Tổng có 6 quy tắc bắt buộc như sau:
- Total supply: Tổng số mã token được phát hành.
- Balance of: Kiểm tra số dư token trong mỗi ví Ethereum.
- Transfer: Chắc năng thực hiện chuyển số dư từ ví người này sang người kia.
- Transfer from: Tính năng thể hiện số dư được chuyển đi từ một vín nào đó.
- Approve: Tính năng cho phép hợp đồng thông minh truy cập số dư token nhất định có trong ví, kiểm tra số dư, xác nhận khả dụng và ủy quyền giao dịch.
- Allowance: Kiểm tra số dư token nhằm biết địa chỉ ví có đủ token để chuyển hay không.
- Còn lại 3 quy tắc có thể có hoặc không:
- Token Name: Tên token.
- Symbol: Mã token.
- Decimal (up to 18): Số thập phân nhỏ nhất.
Để kiểm tra thông tin bất kỳ Contract, bạn có thể truy cập vào Etherscan, tìm mã token mà mình muốn xem.
ERC721 là tiêu chuẩn gì?
ERC721 là bộ tiêu chuẩn dành cho việc phát hành các Non-Fungible Token (NFTs) trên nền tảng của Ethereum, được William Entriken, Dieter Shirley, Jacob Evans và Nastassia Sachs đề xuất vào tháng 01/2018.
NFT token (Non-Fungible Token)
Non-Fungible Token (NFT) là một loại token duy nhất không thể thay thế, dễ hiểu là nó . Vì vậy, một NFT này không thể hoán đổi, thay thế bởi một NFT khác.
Nhờ có tiêu chuẩn ERC721, các nhà phát triển trên Ethereum đã mở ra một hệ sinh thái mới về các dapps sử dụng các NFTs.
Tính đến thời điểm hiện tại, số contract theo tiêu chuẩn ERC721 trên Ethereum đã vượt con số 2,936.
Một số tiêu chuẩn ERC khác
Ngoài ERC20 và ERC721, Ethereum còn có 2 tiêu chuẩn token khác mà mình nghĩ anh em cũng nên biết đến, bao gồm:
ERC777
Tiêu chuẩn ERC777 là một tiêu chuẩn cải thiện các vấn đề của ERC20 gặp phải và nó đang được kỳ vọng sẽ soán ngôi của ERC20 bởi tính ưu việt của nó.
ERC1155
ERC 1155 là tiêu chuẩn dành cho nhiều loại token gồm Non-Fungible Token và Fungible Token.
Nó là sự kết hợp giữa tiêu chuẩn ERC20 và ERC721.
Tiêu chuẩn ERC1155 do CTO của dự án Enjin Coin đề xuất lên cộng đồng Ethereum vào tháng 06/2018.
Ngoài ra, anh em có thể vào https://eips.ethereum.org/erc để tham khảo thêm các EIPs và ERCs mới của Ethereum.
3. Từng mảnh ghép trong hệ sinh thái Ethereum
Tính đến tháng 05/2022 trên Ethereum có tổng cộng 479 dự án hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau và mảng Defi là một mảng được chú trọng phát triển mạnh mạnh nhất.
DEX
DEX là các sàn giao dịch phi tập trung nơi cho phép người dùng mua/bán tiền điện tử với nhau mà không cần đến những bước trung gian, người dùng chỉ cần vào ứng dụng kết nối với ví và chọn cặp tiền tệ muốn giao dịch và dễ dàng trao đổi giữa các tài sản với nhau.
Các sàn DEX giao dịch dựa trên cơ chế AMM : Automated Market Maker- một giao thức tạo lập thị trường giao dịch tự động, sử dụng các pool thanh khoản thay vì sổ lệnh.
Một số DEX lớn trên Ethereum như: Curve(CRV), Uniswap (UNI), SushiSwap ( SUSHI).
Stablecoin
Để thị trường giao dịch thuận tiện, đảm bảo tính thanh khoản dễ dàng trong việc luân chuyển tiền điện tử stable coin là một điều không thể thiếu trên thị trường. Hiện nay tổng vốn hóa của thị trường stable coin lên tới hơn 100 tỷ $, gồm một số các stable coin lớn như : USDT , USDC, BUSD , DAI..
Trong đó Ethereum có một thị trường stable coin vô cùng màu mỡ với đa dạng các loại stable coin. Ethereum là nơi có số lượng cung cấp USDT và USDC lớn nhất. Ngoài ra Ethereum còn có các stable coin phi tập trung nổi tiếng khác như DAI( Maker DAO) MIM(Abracadabra) …
Lending
Lending là một mảng được phát triển rất mạnh trong thời gian gần đây. Nổi bật trong hệ sinh thái Ethereum là Aave và Compound.
Trong năm 2022 Aave và Compound đều có kế hoạch phát triển mới cho mình. Với Aave là Aave V3 còn với Compound là Compound Chain, với mục tiêu là mở rộng khả năng tương tác xuyên chuỗi.
Yield aggregator
Trên thị trường tài chính phi tập trung, việc cung cấp thanh khoản cho các giao thức là một điều không thể thiếu. Tạo ra làn sóng tìm kiếm lợi nhuận tốt nhất từ hoạt động farming & staking. Đây là một hoạt động quan trọng trong Defi và nó cũng giúp người dùng thu lợi khoản lợi nhuận lớn từ hoạt động này.
Người tiên phong trong lĩnh vực này đó chính là Yearn Finance. Chất xúc tác cho sự bùng nổ Defi Summer vào năm 2020.
Hiện tại Yearn Farming chiếm phị phần phần lớn của thị trường yield aggergator trên Ethereum với tổng TVL khoảng $2,76B.
Derivative
Trong thị trường truyền thống thì thị trường phái sinh ( Derivative) là một thị trường lớn và quan trọng, nhưng trong thị trường crypto thì phái sinh vẫn còn là một thị trường non trẻ.
Trên cả hệ sinh thái Ethereum, cả L1 & L2, Perpetual hiện là lĩnh vực phái sinh phát triển nhất trong category Derivative. Mặc dù có một số giao thức khác được thiết lập và hoạt động trong lĩnh vực này, nhưng dYdX đang thống trị hoàn toàn.
DAO ( Decentralized Autonomous Organization)
DAO – hay còn gọi là một tổ chức tự trị phi tập trung, nêu cao tinh thần phi tập trung trong nền kinh tế Defi. Tổ chức này hoạt động khác hoàn toàn so với các tổ chức truyền thống băng cách sử dụng bộ quy tắc được mã hóa bằng code, chúng có thể tự hoạt động một cách độc lập mà không cần sự can thiệp tới từ con người.
DAP hiện là loại hình mới không thể phủ nhận những tích cực nó mang lại nhưng nó cũng còn nhiều mặt hạn chế trong hoạt động.
Tại sao DAO- mảnh ghép quan trọng trong Defi ?
Trong nền tài chính truyền thống việc chính phủ và các tổ chức lớn có thể kiểm soát chặt chẽ người dùng, qua đó mà nhiều tổ chức lớn dùng sức ảnh hưởng của mình lạm dụng quyền lực gây mất quyền lời của nhiều người dùng, việc xuất hiện của những tổ chức phi tập trung ( DAO) giúp người dùng tạo ra sức ảnh hưởng và lấy lại quyền lợi của mình là điều cần thiết.
Với diễn biến như hiện tại khi Defi tạo ra sức hút lớn và tạo ra nhiều giá trị trong cộng đồng và có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. Để dễ dàng tiếp cận với Defi việc tạo ra các DAO với sự tham gia của nhiều bên sẽ có nhiều ưu điểm và tận dụng tối da kinh nghiệm từ những người tham gia, qua đó tạo ra nhiều giá trị hơn.
Những ưu điểm mà DAO có thể mang lại: DAO giúp cho chúng ta sở hữu những quyền mà trước đây chúng ta không thể chạm tới hoặc không thể được biết:
+Mọi thành viên đều có quyền được biết và biểu quyết những kế hoạch trong tổ chức, điều mà trước đây chỉ được quyết định bởi những người đứng đầu tổ chức.
+ Mọi hoạt động đều được ghi lại onchain vì thế mọi thành viên không cần thiết phải biết mà có liên hệ với nhau nhưng vẫn đề cao khả năng hợp tác .
+ Có luật chơi rõ ràng, những người nắm giữ một phần của DAO sẽ có những đề xuất đưa ra để áp dụng phát triển DAO.
Tuy nhiên DAO vẫn còn một số hạn chế :
Tính bảo mật còn kém, đặc biệt là vấn đề bảo mật smart contract điển hình là vụ hack The DAO hack.
Tính pháp lý chưa rõ ràng, một phần bởi DAO chưa có cơ chế hoạt động có tính thuyết phục, điều này cũng là một rào cản đối với sự phát triển của DAO.
Thiếu tính linh hoạt: hoạt động dựa trên quyền biết quyết của những người nắm giữ. Điều này sẽ gây cản trở cho việc ra quyết định một cách nhanh chóng của DAO đặc biệt là trong những sự kiện lớn như đợt thị trường sập vào tháng 3/2020.
Vì mang tính dân chủ cao, ai cũng có thể đưa ra biểu quyết cũng dẫn đến tình trạng có nhiều quyết định sai, bởi nhiều khi chính những người tham gia biểu quyết chưa đủ hiểu về vấn đề đang xảy ra.
Tính bảo mật: bởi mọi hoạt động của DAO đều được đưa lên onchain nên dẫn đến tình trạng các đối thủ có thể dễ dàng biết được kế hoạch của tổ chức.
Và cuối cùng là vấn đề gọi là một tổ chức tự trị phi tập trung nhưng đôi khi nó lại chưa thực sự phi tập trung, khi những người nắm giữ nhiều sẽ có nhiều quyền biểu quyết hơn điều đó tương tự như trong nền kinh tế truyền thống.
Các loại hình DAO
Chúng ta hiện có 2 loại hình DAO chính :
Token-Based DAO
Đúng như tên gọi của nó DAO dứa trên token, và token chiếm một phần quan trọng đối với sự vận hành của DAO. Đây là loại hình phổ biến vì token là mạch máu xuất hiện ở mọi nơi trong thế giới Crypto:
- Từ các block chain như Ethereum, Bitcoin : Miner đảm bảo tính bảo mật cho mạng lưới và nhận lại phần thưởng là token.
- Cho đến các Protocol như Maker DAO, Uniswap, Sushiswap.. : những người nắm giữ token có quyền biểu quyết cho các quyết đinh của protocol.
Organization ( Shared-based DAO)
Organization đại diện cho một nhóm, tổ chức có chung mục tiêu trong một lĩnh vực nào đó, điển hình như các Venture DAO tập trung vào việc phát triển đầu tư.Các thành viên sẽ dùng cổ phần (shared) để biểu quyết các quyết định của tổ chức.
NFT (Non Fungible token)
Trong năm 2021, NFT đã bùng nổ mạnh mẽ và nơi nó bùng nổ mạnh mẽ nhất chính là trên Ethereum, có nhiều tài sản NFT trên đó đã được bán với giá từ vài triệu $ đến hàng chục triệu $.
Là nhà tiên phong trong lĩnh vực NFT nên Ethereum vượt xa các nền tảng khác.
Trong sự bùng nổ của NFT thì Marketplace nơi để giao dịch loại tài sản này là một điều không thể thiếu. Và trên Ethereum Opensea là một sàn giao dịch NFT có khối lượng giao dịch lớn nhất hiện nay.
Ngoài ra còn nhiều sàn giao dịch NFT khác như : Lookrare , Magic Eden, Solanart..
GameFi
GameFi gần như là một biến thể loại mới của NFT, nó là sự kết hợp giữa giải trí (GAME) và tài chính ( Finance) cho ra đời khái niệm mới là GameFi.
GameFi bắt đầu vào năm 2017 với sự ra mắt của game Crypto Kitties ứng dụng chơi game trên chuỗi đầu tiên, nhanh chóng tạo ra sức hút đến cộng đồng.
Tuy nhiên sự thịnh vượng của GameFi chỉ đến khi có sự xuất hiện Axie Infinity vào năm 2021. Axie thu hút người chơi với lối thiết kế thông minh về game play và tokenomic. Tạo ra khái niệm mới làm thay đổi hoàn toàn GameFi là Play to Earn (P2E).
4. Tương lai cho hệ sinh thái Ethereum
Dựa vào những thông tin ở trên chúng ta có thể có cái nhìn dự phóng về tương lai của Ethereum :
Defi vẫn sẽ tiếp tục là tiêu điểm phát triển của Ethereum, với ngày càng nhiều nền tảng mới xuất hiện trên chuỗi và sự hoàn thiện sản phẩm ngày càng cao .
Trải nhiệm trên Defi sẽ được cải thiện đáng kể, mặc dù có rất nhiều ứng dụng nhưng phí gas cao và tốc độ xử lí chậm là một số hạn chế của Ethereum. Nhưng ở Ethereum L2 và ETH 2.0 là những bước phát triển tiếp theo khắc phục hạn chế cũ của Ethereum.
Sẽ có những trend mới xuất hiện tiếp theo trên Ethereum. Vì luôn là hệ sinh thái sáng tạo hàng đầu trong Crypto nên việc Ethereum đi đầu và tạo ra các xu hướng mới là điều dễ dàng xảy ra.
5. Cơ hội đầu tư vào hệ sinh thái của Ethereum
Đầu tư vào token của hệ sinh thái
Hệ sinh thái Ethreum là một hệ sinh thái rộng lớn với đa dạng lĩnh vực, có nhiều dự án lớn hàng đầu và việc đầu tư vào token trong hệ sinh thái này như một phần đảm bảo cho tài khoản của bạn được an toàn hơn :
Một số tùy chọn để đầu tư token trên hệ sinh thái Ethereum là:
Native token : ETH
AMM: Uniswap (UNI), SushiSwap (SUSHI), …
Lending: Aave ( AAVE), Compound (COMP)
Yeild aggregator : Yearn Finance( YFI),
GameFi : Axie Infinity (AXS), Illuvium (ILV)…
Skin in the game để kiếm airdrop/retroactive
Trên hệ sinh thái Ethereum có nhiều hoạt động để người dùng có thể kiếm tiền thông qua Airdrop/Retroactive trên các giao thức hoạt động trên Ethereum.
Có nhiều phần thưởng giá trị đã được trao tặng thông qua airdrop trên Ethereum như : $1600 UNI (Uniswap) , $2400 1INCH (1 inch), $10000 DYDX ( dYdX)…
6. Tổng kết về hệ sinh thái Ethreum
Dưới đây là một số tóm tắt ngắn gọn của mình cho anh/em dễ theo dõi:
Ethereum là một hệ sinh thái rộng lớn nhất trên crypto, nhà đi đầu trong lĩnh vực Defi với vô số cuộc cải tiến mạnh mẽ.
Hệ sinh thái có thanh khoản khổng lồ, đầy đủ các chức năng nhưng vẫn cần thời gian để cho sự phát triển cho Ethereum lớn mạnh hơn nữa
Mặc dù đang là một hệ sinh thái rộng lớn nhất trong Crypto nhưng tiềm năng phát triển của Ethereum vẫn còn rất nhiều.
Disclaimer: Bài viết trên đây chỉ là góc nhìn cá nhân của mình về Ethereum nhằm cung cấp thông tin thêm có anh/em. KHÔNG khuyến nghị đầu tư hay mua bán bất cứ loại token nào hay các loại tài sản tài chính nào khác.