Chắc hẳn bạn cũng đã nghe qua thuật ngữ Hashing hay Hashrate trong các bài viết về Blockchain và Crypto. Hashing là một kỹ thuật rất quan trọng và có tính ứng dụng cực kỳ cao, đặc biệt trong lĩnh vực bảo mật. Bài viết hôm nay sẽ cho các bạn một cái nhìn cơ bản về Hash và một số ứng dụng thực tế của nó.
Hashing là gì?
Hash có nghĩa là hàm băm. Hashing là quá trình chuyển đổi dữ liệu đầu vào (input) gồm các chữ cái và ký tự có kích thước không cố định để tạo dữ liệu đầu ra (output) có kích thước cố định. Quá trình này được thực hiện bằng cách sử dụng các thuật toán Hash Function. Mỗi hash đầu ra tương ứng cho mỗi dữ liệu đầu vào, nghĩa là chúng không thể chuyển đổi trở lại một cách dễ dàng mà phải mất nhiều thời gian & tài nguyên tính toán.
Nói cách khác, kết quả đầu ra có thể dễ dàng được tạo từ dữ liệu đầu vào nhưng khó có thể chuyển đổi ngược lại, việc tính toán và tìm được dữ liệu đầu vào càng khó thì tính bảo mật của thuật toán hashing đó càng cao.
Thông thường dữ liệu đầu ra nhỏ hơn dữ liệu đầu vào. Nhằm làm giảm kích thước dữ liệu giúp tiết kiệm lưu trữ và mã hóa dữ liệu để tăng tính bảo mật.

Hashrate là gì?
Hashrate thường được gọi là “tỷ lệ băm”. Đây là thông số đo lường khả năng giải thuật toán của các máy đào coin. Có thể hiểu đơn giản Hashrate như một đồng hồ để đo thời gian tính toán cần thiết để giải thuật toán trong mạng lưới Blockchain.
Với Hashrate cao, các thợ đào sẽ có lợi thế hơn trong việc khai thác coin vì nó làm tăng cơ hội khai thác khối tiếp theo và nhận phần thưởng. Việc kiểm soát nhiều hơn 51% Hashrate trong quá trình đào coin là một cách tấn công của các hacker hay còn gọi là tấn công 51%.
Một Hash đầu ra tương ứng với một hàm hash. Muốn đào được coin, các thợ đào phải giải được nhiều thuật toán khác nhau để xác thực giao dịch, do đó đòi hỏi phải có máy đào chuyên dụng có năng lượng mạnh, giúp tìm ra Hash cần thiết trong khoảng thời gian ngắn nhất. Để quá trình đào coin được hiệu quả nhất, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn các thiết bị Hashrate phù hợp.
Hashrate có vai trò quan trọng như thế nào?
Người dùng có thể dùng chỉ số Hashrate để đo mức độ an toàn của mạng lưới. Nghĩa là, Hashrate càng cao thì hacker càng khó tấn công mạng lưới.
Hashrate rất quan trọng đối với thợ đào. Bởi vì những người đào coin luôn tìm mọi cách để có thể cạnh tranh lại với thợ đào khác. Các thợ đào có thể sử dụng Hashrate để đo lường tốc độ khai thác của những đối thủ của mình. Từ đó đưa ra các chiến lược đào coin phù hơợp nhất.
Chưa kể đến là Hashrate như một công cụ giúp cho thợ đào đánh giá được sự hao mòn khi tạo ra một khối là như thế nào. Vì thế, người dùng có thể xác định được lợi nhuận cuối cùng khi khai thác coin.
Làm sao để đo lường được Hashrate?
Đơn vị đo lường Hashrate
Hashrate có đơn vị tính là Hash/giây (H/s). Khi các máy đào siêu mạnh có tốc độ tính toán khác nhau nên nhiều đơn vị khác nhau được sử dụng như Kilohash (KH/s), Terahash (TH/s), Megahash (MH/s), Gigahash.
Cách đo lường Hashrate một máy đào
Chỉ số Hashrate gần như được xác định dựa vào kinh nghiệm mà không thông qua bất kỳ công thức tính toán nào. Bạn phải có một phần cứng gần như tương tự với phần cứng đích và đo được bao nhiêu hash mỗi giây mà nó thực hiện đối với một thuật toán hash nhất định.
Còn trong trường hợp bạn muốn đo Hashrate của chính máy đào mình thì đơn giản rồi, sử dụng các máy tính Hashrate là xong. Loại máy này cho phép bạn nhập thông tin Hashrate của phần cứng khai thác, mức tiêu thụ điện năng, chi phí điện và các khoản chi phí khác bạn phải trả. Ngoài ra, các thông tin được nhập tự động sẽ bao gồm độ khó đào BTC hiện tại, phần thưởng khối BTC và giá BTC. Máy tính từ đó tính ra tỷ lệ Hashrate và hiện thị thu nhập dự kiến của bạn (tất nhiên là thu nhập điện tử). Một số máy tính còn tính được thời gian để hoàn vốn.
Với các máy đào khác nhau dùng để khai thác các đồng coin khác nhau thì sẽ có các Hashrate khác nhau. Một máy đào BTC sẽ có Hashrate khác với máy đào ETH. Hiện tại BTC có Hashrate khoảng 50TH/s.
Cách đo lường Hash rate của mạng lưới Bitcoin
Đo lường Hashrate của toàn bộ mạng lưới Bitcoin là việc rất khó vì các máy đào không cần phải xác minh danh tính khi tham gia khai thác. Các máy chỉ đơn giản là hash cục bộ và sau đó giao tiếp với mạng khi chúng đã tìm khối mới nhất. Vì vậy, người ta đo lường Hashrate của toàn mạng lưới bằng cách so sánh số khối thực sự được phát hiện trong 24 giờ với số khối mong đợi sẽ được phát hiện nếu tốc độ không đổi ở một khối cứ sau 10 phút.
Hashrate và Bitcoin có mối tương quan gì?

Hashrate là chỉ số đánh giá xu hướng của Bitcoin
Hashrate đóng vai trò là chỉ số dẫn đầu xu hướng. Chúng ta có thể nhìn lại một vài ví dụ trong lịch sử:
Tháng 3 năm 2013, Hashrate tăng rõ rệt khi giá BTC tăng mạnh và vượt mức kỷ lục mọi thời đại.
Ở chu kỳ tăng giảm tiếp theo vào năm 2014, sau khi giảm mạnh thì Hashrate BTC tiếp tục tăng. Mất khoảng 2 năm rưỡi sau để giá BTC đuổi kịp Hashrate và xác nhận mức kỷ lục mới.
Nhiều người tin rằng, Hashrate thường dẫn đầu xu hướng, những biến động của Hashrate sẽ ảnh hưởng lớn đến biến động giá sau này.
Hashrate là thước đo để đánh giá mức độ lành mạnh của mạng Bitcoin
Hashrate cho biết cái nhìn tổng quan nhất về mức độ xử lý hiện có trong mạng lưới BTC, sức mạnh tính toán mà các thợ đào sẵn sàng dành ra để xử lý các khối giao dịch. Chỉ số Hashrate càng cao thì Blockchain càng an toàn.
Khi Hashrate tăng lên, độ khó khai thác của Bitcoin cũng tăng theo
Hashrate đo lường tốc độ, sức mạnh của máy đào, thể hiện mức bảo mật, mức độ cạnh tranh của các thợ đào trên toàn bộ mạng lưới. Hashrate càng cao đồng nghĩa với việc số máy đào tham gia khai thác càng nhiều, điều này dẫn đến độ khó khi khai thác cũng tăng lên cũng như kỳ vọng về việc BTC tăng giá. Và ngược lại.
Khi các thợ đào nhanh chóng quay trở lại hoạt động đào coin của mình, tỷ lệ băm lúc này có xu hướng tăng trở lại. Đây là cuộc chơi của các nhà sản xuất thị trường, hay chính là các thợ đào, có thể phản ứng nhanh nhạy với biến động giá.
Việc ngắt kết nối giữa tỷ lệ băm và giá Bitcoin có thể loại bỏ việc giảm giá do ảnh hưởng đến hoạt động của thợ đào. Thị trường Bitcoin cũng hoạt động tốt hơn với tỷ lệ băm giảm đột ngột vượt ngoài khả năng điều chỉnh của Blockchain, từ đó sẽ tạo nên sự chậm trễ trong giao dịch và suy giảm giá trị.

Kết luận
Như các bạn có thể thấy, Hashing là một kỹ thuật rất quan trọng và có tính ứng dụng cực kỳ cao, đặc biệt trong lĩnh vực bảo mật. Những nhà phát triển liên tục phải thiết kế ra những thuật toán Hash mới, do những thuật toán cũ nhanh chóng bị giải mã bằng sự phát triến nhanh như vũ bão của công nghệ
Mong rằng bài viết của DeFiX.Network có thể giúp các nhà đầu tư hiểu được Hash Rate là gì và theo sát được chỉ số này sẽ giúp bạn đưa ra nhiều quyết định đầu tư đúng đắn. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài chia sẻ, hướng dẫn tiếp theo. Chúc các bạn đầu tư thành công!