Fantom là gì ? Chi tiết về nền tảng Fantom và FTM coin

Cuối năm 2021 và đến đầu năm 2022 chúng ta chứng kiến sự bùng nổ trên Defi của hệ sinh thái Fantom khi mà lượng TVL trên hệ sinh thái này liên tục tăng mạnh. Trong bài này mình sẽ cùng anh,em tìm lời giải đáp về hệ sinh thái Fantom. 

Fantom là gì ? Chức năng và điểm mạnh của hệ sinh thái Fantom 

Fantom là gì?

Fantom là một mạng lưới phi tập trung dựa trên mã nguồn mở dựa trên công nghệ DAG (Directed Acrylic Graph), Fantom là một sổ cái phân tán để xây dựng các Dapps và giải quyết các vấn dề của blockchain thế hệ trước như: khả năng mở rộng, tính bảo mật và phân quyền. 

Fantom sử dụng cơ thế đồng thuận aBFT, được gọi là Lachesis, nó mang tính cách mạng giúp cho Fantom nhanh hơn và rẻ hơn nhiều so với blockchian thế hệ cũ. 

Điểm nổi bật của Fantom

Tính mở rộng

Mỗi mạng được xây dựng trên Fantom đều được đảm bảo là độc lập và không bị ảnh hưởng bởi tắc nghẽn giao thông. 

Vẫn đề xảy ra trên các blockchain thế hệ trước như Ethereum, Bitcoin là mỗi ứng dụng khi lượng người dùng tăng mạnh thì sẽ dẫn đến hiện tượng mạng bị tắc nghẽ, đợi giao lịch lâu và phí gas tăng rất cao. 

Fantom đã giải quyết vấn đề mở rộng bằng cách cung cấp cho mỗi ứng dụng một mạng lưới blockchain riêng, mỗi blockchain có thể có token tùy chỉnh, token và quy tắc quản trị riêng. Tuy nhiên tất cả đều được gắn vào  Lachesis, sự động thuận aBFT cực nhanh của Fantom, tất cả các blockchain có thể tương tác với nhau và hưởng lợi từ tốc độ và công nghệ cơ bản. 

Mỗi mạng hoàn toàn có thể tùy chỉnh theo cách sử dụng cụ thể. Nói một cách dễ hiểu, chúng ta có thể coi Fantom như một mạng lưới bao gồm các mạng lưới. 

Tính bảo mật

Fantom hoạt động bằng cơ chế Proof of Stake, cơ chế này tiết kiệm hơn so hẳn so với cơ chế cũ của Bitcoin và Ethereum 1.0 –Proof of Work

Lachesis có thể cung cấp bảo mật cấp tổ chức cho các mạng phân tán. Fantom cung cấp tính tuyệt đối, có nghĩa là các giao dịch không bao giờ được hoàn lại trong các mạng có tính cuối cùng xác suất. 

Cơ chế đồng thuận này cũng giúp Fantom có thể đảm bảo tính phân quyền cao bởi có thể mở rộng mạng lưới ra thành hàng trăm node. Qua đó cũng duy trì tính bảo mật cao cho mạng lưới. 

Tính phân quyền

Fantom là một mạng lưới mã nguồn mở, điều đó giúp ai cũng có thể trở thành validator node mà không cần sự cấp phép nào cả. 

Trên Fantom chỉ cần stake 3.175.000 FTM là có thể trở thành node trên chuỗi Opera của Fantom, và số lượng các node hầu như không giới hạn. 

Nếu sở hữu số lượng FTM token thấp hơn hoặc không phải là chuyên gia trong việc chạy các hệ thống phân tán, người dùng vẫn có thể tham gia vào việc bảo mật mạng lưới.

Người dùng có thể ủy quyền tối thiểu 1 FTM cho một node xác thực và nhận phần thưởng.

Ngoài ra, Fantom còn có những ưu điểm 

  • Đem lại khả năng tương thích giữa tất cả các tổ chức giao dịch trên toàn thế giới.
  • Có thể xử lý hàng ngàn giao dịch mỗi giây và có thể mở rộng đến hàng trăm Nodes.
  • Cơ chế Lachesis cho phép các tài sản kỹ thuật số hoạt động với tốc độ chưa từng có, bảo mật và mang lại những cải tiến đáng kể so với các hệ thống hiện tại.
  • Kiến trúc mô-đun của Fantom cho phép tùy chỉnh đầy đủ các blockchain cho tài sản kỹ thuật số, với các đặc điểm khác nhau phù hợp với trường hợp sử dụng của chúng.
  • Hỗ trợ tất cả các ngôn ngữ hợp đồng thông minh mà Ethereum hỗ trợ cho EVM, bao gồm cả Solidity và Vyper.
  • Fantom có thể tùy chỉnh. Nhiều blockchain đều có thể được cắm vào Lachesis và chúng có thể dễ dàng giao tiếp. Các blockchain hoạt động độc lập với nhau và mỗi blockchain có thể có token tuỳ chỉnh, token và quy tắc quản trị riêng.

Chức năng của Fantom

Giải pháp của Fantom đó chính là cân bằng giữa ba thành phần: khả năng mở rộng, bảo mật và tính phân quyền. 

Fantom sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of stake, có tính bảo mật cao và không người dẫn đầu để bảo mật mạng. Và Fantom không hi sinh tính bảo mật và phân quyền để ủng hộ tính mở rộng. 

Với Lachesis, Fantom giải quyết các vấn đề bằng cơ chế đồng thuận tốc độ cao, cho phép các hoạt động diễn ra trên chuỗi với tốc độ nhanh chưa từng có, khác hẳn so với hệ thống thế hệ trước. 

Fantom là một mô-đun.

  • Lachesis đại diện cho một layer, sự đồng thuận, của ngăn xếp công nghệ blockchain và có thể được cắm vào bất kỳ sổ cái phân tán nào.
  • Lachesis hỗ trợ triển khai Fantom Opera Mainnet, sử dụng Máy ảo Ethereum (EVM) và nó tương thích với Ethereum.
  • Mô-đun làm cho Fantom đặc biệt linh hoạt. Các nhà phát triển có thể chuyển các dApps dựa trên Ethereum hiện có của họ trên mạng chính Fantom Opera chỉ trong vài phút, nâng cấp đáng kể hiệu suất và giảm chi phí.

Các tính năng chính

Tốc độ: Fantom đạt được kết quả giao dịch trung bình trong 1 giây.

Khả năng mở rộng: Fantom có thể xử lý hàng ngàn giao dịch mỗi giây và có thể mở rộng đến hàng trăm Node.

An toàn, bảo mật: Lachesis có thể cung cấp bảo mật cấp tổ chức cho các mạng phân tán. Fantom cung cấp tính cuối cùng tuyệt đối, có nghĩa là các giao dịch không bao giờ có thể được hoàn lại như trong các mạng có tính cuối cùng theo xác suất. Cơ chế đồng thuận của Fantom có thể mở rộng đến hàng trăm Node, tăng phân cấp và do đó tăng tính bảo mật.

Hỗ trợ smart contract: Fantom hoàn toàn tương thích với Ethereum. Các nhà phát triển (developer) có thể tạo và triển khai các hợp đồng thông minh như họ làm trên Ethereum.

Đồng thuận như một dịch vụ: Lachesis có thể được sử dụng để tạo bất kỳ loại sổ cái phân tán riêng tư và công khai nào, sử dụng EVM hoặc Cosmos SDK.

Chi tiết FTM coin

FTM Key Metrics

  • Ticker: FTM
  • Blockchain: Fantom
  • Smart Contract: Updating…
  • Token Standard: Updating…
  • Token type: Utility Token
  • Total Supply: 3,175,000,000 FTM
  • Circulating Supply: 2,541,152,731 FTM

FTM Token Allocation

  • Token Sale: 40%
  • Market development: 30%
  • Advisors/Contributors:  30%
  • Team và Founders: 15%

FTM Token Sale

Updating…

FTM Token Release Schedule

Updating

FTM Token Use Case

Đồng coin FTM có thể được dùng để:

  • Trả phí giao dịch (transaction fee) trên mạng lưới Blockchain của Fantom.
  • Stake (ít nhất 1,000,000 FTN) và trở thành các Validator nodes xử lý các giao dịch trên mạng lưới, nhận về phí giao dịch.
  • Quản trị mạng lưới Fantom (chính thức ra mắt vào 12/1/2021)
  • Tiền tệ thanh toán cho các hệ thống Payment.

Cách kiếm và sở hữu đồng FTM coin

Anh em có thể kiếm và sở hữu FTM coin bằng cách:

  • Mua trực tiếp trên các sàn giao dịch.
  • Trở thành các Validator nodes đóng góp vào hệ thống để nhận được reward là FTM token.

Team, nhà đầu tư, đối tác

Team

Một số thành viên cốt lõi trong đội ngũ phát triển Fantom

Nhà đầu tư

  • 27/4/2021: HyperChain đầu tư $15M vào Fantom.
  • 24/2/2021: Alameda Research đầu tư $35M vào Fantom, cùng với đó là trở thành Validator Node trong Fantom network.

Đối tác

Updating

Road map  

Trong năm 2021, có vẻ như mục tiêu của Fantom là hướng đến trở thành Blockchain dành cho Tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC).

Dự án đã có màn thuyết trình về lợi thế của Fantom khi xây dựng CBDC trước ITU (International Telecommunication Union) với 193 quốc gia thành viên và hơn 700 công ty khu vực tư nhân và 160 tổ chức học thuật.

Cộng đồng

Tổng kết

Trong bài này mình đã giới thiệu tới anh,em nhiều thông  tin cơ bản về nền tảng Blockchain Layer 1,  Fantom với những tiềm năng mình đang có đã trải qua năm 2021 và đầu năm 2022 hết sức bùng nổ, khi mà các dự án Defi phát triển tốc độ rất nhanh, với thị trường hiện nay mảng Defi đang được hết sức quan tâm điều đó cũng làm cho Fantom với những lợi thế của mình có cơ hội phát  triển mạnh hơn nữa trong tương lai. 

DISCLAIMER: Bài viết chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin đến người dùng,không khuyến nghị đầu tư, mua/bán bất cứ loại tài sản tài chính nào. Thị trường tiền điện tử là một thị trường chứa đựng vô cùng nhiều rủi ro, và chưa được nhà nước bảo vệ. Đằng sau mỗi lệnh là tương lai con em chúng ta. Chúc các bạn thành công!

T_Lauriston:

View Comments (0)