Trò chuyện cùng CTO Pendle, ông Vũ đã có những chia sẻ vô cùng thú vị về góc nhìn của ông về thị trường Việt Nam, cũng như định hướng của Pendle trong tương lai.
Pendle Finance là giao thức DeFi tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng trong việc token hoá và giao dịch bằng chính lợi nhuận của tài sản trong tương lai thông qua cơ chế AMM. Với hơn 6 tỷ USD tổng giá trị khóa (TVL) và gần 20 tỷ USD tổng khối lượng giao dịch, nền tảng này hỗ trợ nhiều blockchain như Ethereum, Arbitrum, BNB Chain và Optimism, nhằm tối ưu hóa giao dịch lợi tức và giảm thiểu rủi ro tổn thất tạm thời (IL).
Làn sóng Restaking nổi lên, nhận thấy được tiềm năng khi dòng tiền đổ vào Ethereum vô cùng khổng lồ, Pendle đã rất nhanh chóng phát triển các pool có tỷ suất lợi nhuận cao, tối ưu để người dùng có thể farm point ở các nền tảng Staking nhằm tối ưu hoá lợi nhuận của họ. Các pool thành công lớn của Pendle có thể kể đến như eETH, ezETH, và rsETH.
Sau GM Vietnam 2024, một sự kiện thu hút các nhà đổi mới và những người đam mê DeFi, Vũ Nguyễn – CTO tại Pendle đã chia sẻ về những ấn tượng tích cực từ sự kiện này.
Ông cho biết:
- “Sự tham gia đông đảo từ các nơi khác nhau thể hiện sự quan tâm ngày càng lớn đối với crypto tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Sự kiện đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển chung của cả thị trường crypto và DeFi tại khu vực.”
Yield Farming cần sự đột phá
Ông Vũ cho biết, Quý 2 và 3 năm 2024 sẽ là thời điểm đẹp để rất nhiều dự án L2 ra mắt. Và một trong những cách hiệu quả để thúc đẩy sự chấp nhận của các nền tảng L2 là sử dụng điểm thưởng point, giống như cách dự án Zircut đã thực hiện thành công trong thời điểm ra mắt.
Vì vậy, người dùng của Pendle trong thời gian sắp tới hoàn toàn có thể mong chờ rằng sẽ có thêm nhiều pool stake khi các dự án L2 này tung ra thị trường. Bên cạnh đó, sự quan tâm về BitcoinFi của cộng đồng cũng được Pendle ghi nhận và nghiên cứu, với mong muốn ứng dụng Bitcoin vào nhiều sản phẩm DeFi trong tương lai gần.
Ngoài ra, ông Vũ tiết lộ thêm:
- “Pendle đang phát triển thêm 1 sản phẩm mới, tạm gọi là Pendle V3. Đây sẽ là 1 sản phẩm DeFi hoàn toàn mới, chứ không hẳn chỉ là từ V2 update lên V3 như thường lệ.”
Đồng sáng lập của Pendle cũng đã từng úp mở trên X về phiên bản Pendle V3 sắp tới, qua đó Pendle đang có kế hoạch sẽ phát triển một hệ thống hoán đổi lãi suất on-chain. Dự án sẽ chia sẻ thêm chi tiết về sản phẩm này trên kênh X (Twitter cũ) khi có thông tin chính thức, hứa hẹn sẽ mang lại trải nghiệm mới mẻ và độc đáo cho người dùng.
Việt Nam là thị trường trọng điểm
Với sự phát triển mạnh mẽ của cộng đồng DeFi tại Việt Nam, Pendle Finance đặc biệt chú trọng vào thị trường này.
- “Việt Nam 1 thị trường có thể nói là trọng điểm đối với Pendle. Chúng tôi đã và đang xây dựng 1 cộng đồng trên Telegram, chuyên để mọi người trao đổi giá trị, học hỏi và chia sẻ những chiến lược Yield Farming tối ưu.”
Pendle tin rằng 1 cộng đồng vững mạnh, giàu giá trị là nền tảng quan trọng để dự án có thể gặt hái được nhiều thành công hơn nữa.
Thêm vào đó, Pendle Finance cũng chú trọng vào việc nâng cao kiến thức DeFi nói chung và về bản thân dự án nói riêng, vì vậy đội ngũ đã tạo ra nhiều tài liệu giáo dục bằng tiếng Việt để giúp người dùng hiểu rõ hơn về DeFi và dự án Pendle. Xem thêm chi tiết về các tài liệu bằng tiếng Việt ở đây.
Hơn nữa, việc nâng cao nhận diện thương hiệu cũng như mở rộng mạng lưới quan hệ tại Việt Nam cũng là một phần trong chiến lược phát triển tại thị trường tiềm năng này.
- “Sự kiện GM Vietnam là một sự kiện tầm cỡ, quy tụ rất nhiều những quỹ đầu tư, dự án lớn từ khắp nơi trên thế giới, mở ra cơ hội hợp tác và giúp dự án quốc tế tiếp cận thị trường Việt Nam. Pendle thông qua sự kiện này cũng mong sẽ gần gũi hơn với thị trường Việt, tạo được sự kết nối và tin tưởng với cộng đồng.”