Bytom (BTM) là gì?Chi tiết về BTM coin

Trung Quốc là một đất nước còn nhiều cái nhìn hà khắc về công nghệ blockchain. Thế nhưng, cũng chính tại mảnh đất này vẫn có nhiều dự án được hình thành và phát triển cho đến nay, trong đó có Bytom. Lần này, hãy cùng DeFiX tìm hiểu xem Bytom (BTM) là gì?

Giới thiệu chung về Bytom (BTM)

Bytom (BTM) là gì?

Bytom là một protocol hỗ trợ gắn kết các ứng dụng tài chính và tài sản kỹ thuật số với nhau thông qua công nghệ blockchain. Dự án cho phép các tài sản dù ở nhiều lĩnh vực khác nhau vẫn có thể dễ dàng tương tác qua lại trên Bytom.

Nói cách khác, Bytom đóng vai trò như một nhịp cầu, nối trực tiếp hai đầu lại với nhau. Một bên là các tài sản kỹ thuật số (ví dụ như BTC, ETH,…) và bên còn lại là tài sản ở thế giới thực (cổ phiếu, vàng, chứng khoán,…). Đồng thời, “chiếc cầu nối” này còn hỗ trợ chuyển giao giữa hai dạng tài sản này với nhau.

Cấu trúc của dự án Bytom

Cấu trúc của Bytom gồm 3 lớp (layer), cụ thể như sau:

  • Application layer (Lớp ứng dụng): layer này thân thiện với hầu hết các thiết bị di động cũng như các thiết bị đầu cuối, thích hợp phát triển những ứng dụng quản lý tài sản chuyên dụng.
  • Contract layer (Lớp hợp đồng): layer này sử dụng control contracts và genesis contract để phát hành cũng như quản lý tài sản, đồng thời hỗ trợ mở rộng BUTXO từ mô hình UXTO và tối ưu hóa hệ thống EVM.
  • Data transmission layer (Lớp truyền dữ liệu): layer này sẽ phát hành, sử dụng và chuyển đổi các dạng tài sản bằng cách sử dụng công nghệ DLT.

Một số tính năng nổi bật của dự án Bytom

  • Đa dạng địa chỉ ví Bytom (BIP32, BIP43 và BIP44) để thuận tiện cho nhiều loại tiền tệ, tài khoản, địa chỉ và multi-key Hierarchical Deterministic Wallets.
  • Hai loại thuật toán chính của dự án để có thể vận hành tốt ở Trung Quốc bao gồm Public Key Cryptographic Algorithm SM2 (thuật toán mật mã khóa công khai), dựa trên Elliptic Curves 2 (đường cong elip 2) và Cryptographic Hash Algorithm 3 (thuật toán băm mật mã SM3).
  • Bytom sẽ áp dụng chuẩn ODIN (Open Data Index Name) để đặt tên cho tài sản nhằm đảm bảo tính độc nhất của tài sản trên mạng lưới. Block height sẽ được ODIN sử dụng chỉ để đặt tên thay vì cả chuỗi ký tự.
  • Bytom có khả năng tương thích với AI bởi vì dự án đã áp dụng thuật toán Proof of Work tương thích với chip AI ASIC, vì thế thuật toán mà Bytom sử dụng sẽ tương thích với AI. Nhờ vậy, thuật toán dễ dàng được đưa vào các hàm để hỗ trợ các thợ đào sử dụng dịch vụ tăng tốc.

Bytom 2.0 là gì?

So với Bytom phiên bản đầu tiên, có thể nói Bytom 2.0 là một giải pháp rất khác biệt. Nếu Bytom 1.0 sử dụng POW làm chuỗi chính sử dụng để chịu trách nhiệm phát hành tài sản và dùng POS làm chuỗi phụ phụ để đảm bảo hiệu quả giao dịch…, Bytom 2 là một bước cải tiến đáng kể.

Kỷ nguyên của Bytom 2.0 đã thay thế cơ chế POW bằng POS, khắc phục hầu hết mọi yếu điểm của POW và cả của phiên bản Bytom 1.0 về khả năng bảo mật, hiệu năng, cũng như giảm đi gánh nặng kinh tế cho hệ sinh thái BTM. Có thể nói, Bytom 2.0 sở hữu một cấu trúc hợp nhất có tích hợp giao thức DeFi.

Một số sản phẩm đáng chú ý của Bytom 2.0

Bytom 2.0 sẵn sàng hỗ trợ cho nhiều nhà phát triển trên các nền tảng khác nhau:

  • Defi: MOV được xem là một giao thức Defi có khả năng tương tác và có thể tùy chỉnh. Giao thức này sẽ tích hợp hàng loạt các tính năng khác như: Orderbook, AMM, Lending,…Vì thế, MOV sẽ tương thích nhanh chóng với sự phát triển của thị trường crypto hiện tại.
  • NFT & Metaverse: Các nhà phát triển hoàn toàn có thể dễ dàng xây dựng các ứng dụng NFT & Metaverse trên Bytom.
  • Hệ thống cross-chain: Phiên bản Bytom 2.0 này sẽ tích hợp thêm giao thức cross-chain để có thể chuyển đổi hiệu quả những tài sản từ blockchain Bytom sang những blockchain khác một cách nhanh chóng và dễ dàng.
  • Hệ thống Robust Oracle: Các node đồng thuận của Bytom có thể trở thành các node dịch vụ oracle, dùng để cung cấp các dữ liệu ngoài chuỗi cho hệ thống.

Thông tin cơ bản về đồng Bytom (BTM)

  • Ticker: BTM.
  • Blockchain: Bytom.
  • Consensus: Proof of Work (PoW).
  • Token type: Coin/Mineable.
  • Mining Algorithm: Tensority.
  • Avg. Block time: 2m 28s.
  • Block Reward: 412,5 BTM.
  • Total Supply: 2,100,000,000 BTM.
  • Circulating Supply: 1,502,176,950 BTM.

Token Allocation

Bytom phân bổ toàn bộ nguồn cung của BTM coin theo tỷ lệ như sau:

  • 7% được nắm bởi các Private Equity Investors.
  • 30% phát hành thông qua gọi vốn ICO.
  • 20% do Bytom Foundation nắm giữ với thời gian locked 1 năm đầu và giải ngân 5% trên tổng cung mỗi năm.
  • 10% là ngân sách Business Development.
  • 33% sẽ được tung ra thị trường thông qua việc khai thác (Mining).

Trong năm đầu tiên sẽ đào được 86,5 triệu BTM và sẽ Halving để giảm khối lượng 4 năm mỗi lần.

Lịch trả token BTM

Đang cập nhật…

Thông tin các đợt private/ seed/ public sale

Đang cập nhật…

Đội ngũ investor và backer của dự án Bytom

Một số đối tác của Bytom ở Trung Quốc hiện nay gồm nhiều tổ chức hàng đầu, tham gia hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của dự án. Những tổ chức hàng này sẽ đóng vai trò rất lớn cho sự phát triển của Bytom tại Trung Quốc.

Thông qua lần cập nhật này, phiên bản 2.0 của Bytom tích hợp thêm một số đối tác khác trên thị trường Crypto, có cả các tên tuổi lớn trong ngành chẳng hạn như hệ sinh thái hàng đầu thị trường Polygon, Chainlink,…

Mua bán BTM token ở đâu?

Một số sàn giao dịch đã niêm yết BTM token hiện nay như:

Lộ trình phát triển dự án Bytom (Roadmap)

  • Tháng 1 năm 2017: Giới thiệu dự án Bytom
  • Tháng 6 năm 2017: Ra mắt whitepaper, hoàn tất quá trình gây quỹ
  • Tháng 9 năm 2017: Khởi chạy phiên bản testnet
  • Tháng 10 năm 2017: Chạy thử nghiệm dự án tại Hoa Kỳ
  • Tháng 12 năm 2017: Khởi chạy phiên bản Bytom 0.2.0 gồm nhiều chương trình đa nền tảng
  • Tháng 1 năm 2018: Khởi chạy phiên bản Bytom 0.3.0 dành riêng cho đối tượng khách hàng
  • Tháng 4 năm 2018: Chạy phiên bản mainnet
  • Tháng 5 năm 2019: Giới thiệu nền tảng BAAS
  • Tháng 9 năm 2019: Triển khai một số giao thức Defi
  • Tháng 3 năm 2021: Phát hành whitepaper của phiên bản Bytom 2.0

Mục đích sử dụng của BTM (Token use case)

Dưới đây là một số lĩnh vực hoạt động chính của dự án Bytom (BTM):

  • Transaction Fee: Mỗi hoạt động trên Bytom đều sẽ dùng Bytom để thanh toán chi phí.
  • Reward: BTM sẽ được sử dụng như phần thưởng trả cho những miners
  • Dividends of Income Assets: BTM sẽ được trả dưới dạng cổ tức cho các nhà người phát hành tài sản kỹ thuật số (digital assets) trên Bytom.

Cách kiếm và sở hữu đồng Bytom (BTM)

Hiện tại, Bytom vẫn đang chạy rất nhiều chương trình Bounty dành cho các bạn lập trình viên. 

Ngoài ra, bạn có thể kiếm BTM thông qua Mining để nhận phần thưởng khối (Block Rewards). bạn nào không có thời gian để kiếm miễn phí BTM thì có thể lên sàn giao dịch để mua BTM.

Đào Bytom (BTM) như thế nào?

Bytom (BTM) chạy thuật toán đào Tencitory nên BTM có thể được đào bằng các loại thiết bị như CPU/GPU và ASIC. Để bắt đầu đào BTM, bạn cần tạo 1 địa chỉ ví BTM để nhận BTM đào được. Sau đó, bạn cần chọn Mining Pool và kết nối vào pool để đào BTM.

Một số mining pool bạn có thể chọn: F2pool, Antpool, MatPool …. 

Tổng Kết

Đây có thể xem là một trong các dự án về tiền mã hóa tiềm năng trên thị trường hiện nay. Một dự án đầy đủ thông tin, nhiều nhà tài trợ, đối tác như Bytom cũng đáng để cho các nhà đầu tư suy nghĩ. Biết đâu đây cũng là một sự lựa chọn không tệ. Tuy nhiên, đầu tư crypto vẫn là một lĩnh vực mạo hiểm với nhiều rủi ro bên cạnh các khoản lợi nhuận khổng lồ. Người dùng nên cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định của mình. Hãy chỉ đầu tư khi bạn đã tìm hiểu kỹ.

Nguyen Phong: