Với mục tiêu tối đa hóa thông lượng giao dịch với mức phí thấp nhất, cải thiện trải nghiệm cho người dùng, đội ngũ phát triển OMG Network (OMG) đã tận dụng những tính năng tối tân, hiện đại của công nghệ Blockchain để tạo ra một dự án giàu tiềm năng. Vậy thực chất OMG Network (OMG) là gì? Dự án đã sử dụng những giải pháp nào để thực hiện các giao dịch của người dùng? Hãy cùng DeFiX tìm hiểu chi tiết về OMG Network qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu tổng quan về dự án OMG Network (OMG)
OMG Network (OMG) là gì?
OMG Network trước đây là OmiseGo, là một giải pháp giúp mở rộng quy mô Layer 2 cho mạng lưới Ethereum Blockchain. Dự án được sáng lập và xây dựng bởi OMG Treasury (hiện tại đã đổi tên và hợp tác với Enya để xây dựng Boba Network – một mạng lưới giúp developers mở rộng quy mô Dapps.
Thế nên, OMG Network hiện không còn tồn tại nữa. Thay vào đó, Boba Network đã trở thành “người thừa kế” của hệ sinh thái này. Về cơ bản, OMG Network được xem là một “dự án chết” và không hỗ trợ tiện ích.
Trên thực tế, các giải pháp mở rộng quy mô Layer 2 của Ethereum như Arbitrum hoặc Polygon đang đáp ứng rất tốt nhu cầu của người dùng. Đồng thời, các dự án này được quản lý để thiết lập các hệ sinh thái đang hoạt động. Vì vậy, sự tiếp quản của Boba chính là “chiếc phao cứu sinh” đối với cộng đồng OMG Network – dự án đang “hấp hối” trên thị trường tiền mã hóa.
Boba “hồi sinh” OMG Network như thế nào?
Giữa tháng 11 năm 2021, cộng đồng người dùng của OMG Network đã nhận được một đợt Airdrop BOBA coin để đánh dấu sự thay đổi trong cơ cấu quản trị. Toàn bộ OMG coin được thay thế bằng BOBA coin với tỷ lệ 1:1.
Trước sự tiếp quản của Boba, đồng OMG coin đã tăng hơn 140% trong vòng 3 tháng. Đây được xem là một sự “hồi sinh” bất ngờ của một dự án với tên gọi và đội ngũ lãnh đạo mới.
Được biết, Boba Network là một trong những mạng lưới có gas free thấp với thông lượng giao dịch cực kỳ cao. Đồng thời, mạng lưới này cũng đảm bảo về khả năng tương thích với Ethereum. Nhờ đó, các ứng dụng DeFi và NFT vốn đắt đỏ sẽ trở nên hợp lý hơn với túi tiền của người dùng trên cộng đồng OMG Network.
Boba cho phép người dùng tự điều chỉnh các Liquidity Pool và Boba NFT Bridge. Nhờ đó, các dự án NFT vận hành trên Boba có thể kết nối với Ethereum một cách hiệu quả về chi phí. Với sự dẫn dắt của Boba, người dùng có thể nhận được nhiều lợi ích trên các phương diện: tính bảo mật, khả năng phân quyền, tốc độ và chi phí giao dịch.
Nguyên lý vận hành của OMG Network
Sứ mệnh hàng đầu của dự án là tích hợp nhiều ví điện tử vào mạng lưới OMG Blockchain. Khi các nhà cung cấp ví tiền điện tử được thêm vào OMG Network. Đồng thời, các loại tiền mã hóa mà họ phát hành cũng được giao dịch trên Blockchain, nhờ đó dịch vụ tài chính ngân hàng sẽ được tối ưu hóa một cách hiệu quả.
Về bản chất, OMG Network là một PoS Blockchain có khả năng xử lý quy trình di chuyển tiền mã hóa giữa các ví điện tử khác nhau. Ngoài ra, mạng lưới cũng tích hợp một công cụ giao dịch. Thông qua đó, các nhà cung cấp ví điện tử có thể xuất bản đơn đặt hàng (order book). Những đơn đặt hàng này được lập trình để thực thi trong một block nhất định trên Blockchain hoặc được định giá cho tài sản có sẵn.
Do OMG Network có thể tương tác với Ethereum và Lightning Network nên không phải toàn bộ các khoản thanh toán đều được diễn ra trong sàn giao dịch phi tập trung của mạng.
OMG Network sử dụng Ethereum như thế nào?
OMG Network sở hữu một số tính năng kỹ thuật được thiết kế nhằm tạo ra khả năng tương thích với Ethereum Blockchain. Ví dụ: Tất cả các node xác thực giao dịch trên Blockchain sẽ phải thiết lập thành các node trên Ethereum Blockchain.
Các nhà cung cấp ví điện tử cũng có thể tạo tài sản mới được hỗ trợ bởi ether hoặc tạo ra một một đồng khóa ether trên Ethereum. Nếu hợp đồng được thực hiện, các token có thể được unlock và trả lại cho chủ sở hữu ban đầu. Phần lớn giao dịch giữa các ví tiền điện tử được thực hiện trên OMG Network. Trong khi đó, các giao dịch cuối cùng sẽ được giải quyết trên Ethereum Blockchain.
Một số điểm nổi bật của OMG Network (OMG)
Sử dụng thuật toán PoS
Không giống như các nền tảng vận hành trên Ethereum Layer 1 – sử dụng cơ chế đồng thuận PoW, thuật toán cốt lõi của OMG Network là PoS. Với OMG Network, các miners không cần bỏ công sức để mint từng block và xác nhận các giao dịch. Thay vào đó, họ chỉ cần sử dụng PoS và stake OMG coin vào Smart Contract.
White-label SDK
Tính năng này giúp OMG Network cung cấp các giải pháp tối ưu nhất về tài chính, thanh toán đến cộng đồng người dùng. Về bản chất, White-label là một tính năng tùy chỉnh. Vì vậy, OMG Network phù hợp và đáp ứng tốt mọi nhu cầu của người dùng.
Digital Asset Gateway
Với OMG Network, người dùng được phép truy cập, thực hiện giao dịch và quản lý các loại tài sản một cách an toàn và bảo mật nhất trên mạng lưới Blockchain.
DEX
Khi trở thành thành viên của OMG Network, bạn sẽ được sử dụng các giải pháp DEX. Nhờ đó, các giao dịch của bạn sẽ được thực thi và quản lý trên sàn DEX. Quy trình này thực hiện bởi các OMG Stakers.
Tăng khả năng mở rộng
OMG Network được thiết kế với cấu trúc Plasma. Nhờ đó, mạng lưới tăng khả năng mở rộng và bảo mật với mức phí thấp nhất. Đồng thời, cơ chế trao đổi tài sản số của OMG Network cũng được mở rộng trong tương lai.
Tìm hiểu chi tiết về OMG coin
Thông tin cơ bản về đồng OmiseGO (OMG)
- Ticker: OMG
- Contract: 0xd26114cd6EE289AccF82350c8d8487fedB8A0C07
- Blockchain: Ethereum
- Token Standard: ERC-20
- Token type: Payment Token
- Total Supply: 140,245,398 OMG
- Circulating Supply: 140,245,398 OMG
Allocation
- Investor: 65,1%.
- Founders & Project: 29,9%.
- Premined Reward & Airdrop: 5%.
Release Schedule
OMG Network đã hoàn thành đợt bán token đầu tiên vào ngày 23/06/2017 và huy động được 25 triệu $ETH. Token được bán chủ yếu thông qua Bitcoin Suisse với giới hạn bán là 21 triệu USD.
Tổng cộng 140,2 triệu token được tạo ra sau khi bán. Nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng có 91,3 triệu token (tương đương 65,1% tổng nguồn cung) được phân phối trong quá trình bán. 28 triệu token (tương đương 20%) nguồn cung được phân bổ cho OMG Network để phát triển và cải thiện nền tảng trong tương lai.
Bên cạnh đó, đội ngũ dự án cũng nhận được 13,9 triệu token (tương đương 9,9% tổng nguồn cung). Cả hai cách phân bổ này phải để tuân theo thời gian lock trong vòng 1 năm.
Tháng 9 năm 2017, OMG Network đã tiến hành thêm một đợt Airdrop. Sau sự kiện này, bất kỳ người dùng nào nắm giữ tối thiểu 0,1 ETH đều nhận được phân bổ OMG miễn phí. Có tổng cộng 7 triệu token (tương đương 5% tổng nguồn cung) dành cho đợt Airdrop này.
Roadmap
- Tháng 1/2018: Triển khai các đặc điểm kỹ thuật để xây dựng phiên bản đầu tiên của OMG Network trên Plasma của mình, sử dụng thuật toán PoC.
- Tháng 2/2019: Phát hành Ari trên testnet Rinkeby của Ethereum.
- Tháng 5/2019: Ra mắt OMG Network v0.2
- Tháng 3/2020
- Phát hành phiên bản Testnet công khai.
- Triển khai Mainnet Soft-Launch
- Tháng 6/2020: Ra mắt Mainnet V1 Beta.
Sàn giao dịch OmiseGO (OMG)
Hiện tại OMG token đang được giao dịch trên nhiều sàn lớn như Binance, Huobi, BitForex,..
Khối lượng giao dịch của OMG trên các sàn giao dịch:
Khối lượng giao dịch của OMG theo các cặp trading pairs:
Team, investor & partner
Team
Updating…
Investor & Partner
Dự án OMG Network nhận được sự hỗ trợ từ các nhà đầu tư và đối tác tiềm năng như: Amino Capital, Advance.Fund, Block Ventures, Cipher Ventures, HASHED, Fundamental Labs, Hash Capital,…
Mua bán OMG coin ở đâu?
Hiện tại, đồng OMG coin đang được niêm yết trên một số sàn giao dịch lớn, như:
- Binance: http://binance.com
- MEXC: https://www.mexc.com/
- FTX: https://ftx.com/
- Huobi Global: https://www.huobi.com/
- Kucoin: https://www.kucoin.com/
- OKX: https://www.okex.com/
Tổng kết
Nhiệm vụ chính của OMG Network là tăng hiệu quả thanh toán, đơn giản hóa việc kết nối các ví tiền điện tử với các dự án trên nền tảng. Với chiến lược này nhu cầu người dùng mua OMG coin chắc hẳn sẽ tăng mạnh trong tương lai. Qua bài viết trên, DeFiX hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về dự án OMG Network và đồng OMG coin.