Chắc hẳn các nhà đầu tư đã từng ít nhất một lần nghe tới cụm từ “Wash trade”, đây là thuật được sử dụng phổ biến trong thị trường tài chính. Vậy Wash trade là gì? Hãy cùng DeFiX.Network tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Wash Trade là gì?
Wash Trade là quá trình một nhà giao dịch thực hiện bán và mua lại cùng một tài sản để tạo giao dịch, làm tăng/giảm giá tài sản và tập trung vào mục tiêu tác động lên khối lượng, từ đó khiến giá giao dịch của tài sản tăng lên. Cũng có thể lệnh sẽ được đặt tại mức giá cao hoặc thấp để tạo xu hướng giá giả tạo. Wash Trade nếu bị phát hiện sẽ không khó khăn để tìm chứng cứ, và hầu như tại nhiều nước các giao dịch này khi bị phát hiện sẽ bị hủy bỏ.
Ảnh hưởng của giao dịch Wash Trade đến giá cả – thao túng thị trường?
Nỗi sợ về việc thao túng giá không bao giờ là thừa với Bitcoin và cả thị trường tiền mã hóa nói chung. Trở lại năm 2018, Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Kỳ hạn Hoa Kỳ (CFTC) bắt đầu điều tra các tuyên bố về thao túng thị trường trên thị trường.
Vậy, nếu khối lượng giao dịch wash trade liên tục cao có ảnh hưởng đáng kể đến giá của tiền mã hóa?
Nhận xét về vấn đề này, Joe DiPasquale, CEO của BitBull Capital – một quỹ phòng hộ tiền mã hóa – đã phản đối:
“Nếu 95% khối lượng giao dịch BTC của CMC là giả, như theo báo cáo nghĩa là hoạt động thị trường đang bị thao túng và giá hiện tại không phản ánh tâm lý thị trường thực sự. Tuy nhiên, khi các sàn giao dịch có uy tín hơn tham gia vào không gian, hiệu ứng này sẽ giảm đi, vì hầu hết các giao dịch “thực sự” đã đang diễn ra trên các sàn giao dịch nổi tiếng”.
Phần lớn thanh khoản thị trường đến từ 10 sàn giao dịch, mặc dù có hàng trăm nền tảng như vậy. Chín trong số 10 nền tảng này được điều tiết và giá BTC hiển thị trong số đó là khá phù hợp.
Vậy, nếu giao dịch wash trade không có tác động đáng kể đến giá cả, tại sao thực tế lại phổ biến như vậy?
Câu trả lời có lẽ nằm ở những ý định của các nền tảng nhỏ hơn nhiều cố giành thị phần lớn hơn trên thị trường giao dịch.
Bằng cách thổi phồng con số của họ lên, họ có thể tăng thứ hạng CMC; giúp mang lại cho họ cơ hội thu hút nhiều người dùng hơn và tính phí niêm yết cao hơn.
Cách nhận biết Wash Trade
Có rất nhiều phương pháp có thể được sử dụng để xác định khối lượng giao dịch giả mạo.
Theo Frank, nghiên cứu của công ty đã cho thấy một sự khác biệt lớn giữa hai số liệu đối với “các nền tảng có uy tín” và các sàn giao dịch ít được biết đến. Nhiều sàn giao dịch bị nghi ngờ có giao dịch wash trade thường xuyên hiển thị con số như 400.000 đô la về khối lượng giao dịch mỗi lượt xem. Trong khi đó, trên các nền tảng nổi tiếng, các số liệu gần hơn với 500- 600 USD.
Frank cũng tiếp tục tuyên bố rằng công ty đã quyết định cung cấp dữ liệu cho công chúng thông qua Google Sheets. Người đồng sáng lập Tie cho biết các nhà giao dịch giàu kinh nghiệm hơn cũng có thể kiểm tra lịch sử giao dịch và đặt lệnh trao đổi để phát hiện dữ liệu giao dịch đáng ngờ.
Wash Trade trong thị trường NFT
Tổng quan về thị trường NFT
NFT là viết tắt của cụm từ Non – Fungible Token (mã thông báo không thể thay thế). Đây là một ứng dụng mới của công nghệ blockchain và đã đạt được những thành tựu nổi bật trong năm 2021. Mỗi NFT đại diện cho một tập tin độc nhất. Vì vậy, chúng là duy nhất và không thể hoán đổi cho nhau. NFT có thể tồn tại dưới nhiều dạng tệp kỹ thuật số như tác phẩm nghệ thuật, âm thanh, video, một món đồ trong trò chơi điện tử hay bất kỳ sản phẩm sáng tạo số nào.
NFT thường cung cấp cho người dùng quyền sở hữu đối với dữ liệu hoặc phương tiện liên kết với token và thường được mua, bán trên các sàn giao dịch chuyên biệt về NFT.
Sự tăng trưởng nhanh chóng của NFT đã khiến vấn nạn về Wash trade ở thị trường tiền mã hóa đang có xu hướng chuyển dịch sang NFT. Hãy cùng tìm hiểu cách thức mà Wash trade đã len lỏi và thao túng thị trường này qua những dấu hiệu dưới đây.
Tự nâng giá NFT của mình
Như đã nói ở phần trên, Wash trade là hình thức thực hiện một giao dịch mà trong đó người bán và mua cùng vẽ ra bức tranh sai lệch về giá trị, tính thanh khoản của tài sản NFT. Mục tiêu của Wash trade trong thị trường NFT là làm cho NFT bất kỳ có giá trị cao hơn bằng cách bán nó cho một “chiếc ví mới” mà chủ sở hữu ban đầu cũng là người đứng sau chiếc ví đó.
Một số nền tảng giao dịch NFT cho phép người dùng giao dịch đơn giản bằng cách kết nối ví của họ với nền tảng mà không cần xác minh danh tính. Điều này có nghĩa là một người dùng có thể tạo và liên kết nhiều ví trên cùng một nền tảng. Đây chính là kẽ hở để hiện tượng Wash trade xảy ra.
Sau đó, người dùng có thể kiểm soát cả hai bên của giao dịch NFT, bán NFT từ ví này và mua nó từ ví khác. Khi nhiều giao dịch như vậy được thực hiện, khối lượng giao dịch sẽ tăng lên. Điều này làm cho tài sản cơ bản có vẻ được săn đón nhiều. Ví dụ dưới đây cho chúng ta biết cách thức mà Wash trade đang diễn ra.
Ví dụ: Anh A tạo ra 1 bức tranh NFT. Sau đó anh A rao bán bức tranh này trên sàn giao dịch NFT. Tiếp theo, anh A tự tạo ra các địa chỉ ví khác nhau để mua lại bức NFT này với giá trị cao hơn, đồng thời hành động này cũng làm tăng khối lượng giao dịch. Có thể nói anh A đã tự nâng giá NFT của mình lên.
Anh B là nhà giao dịch mới bước chân vào thị trường muốn mua NFT để đầu tư. Khi tìm hiểu, anh B thấy sản phẩm NFT của anh A có khối lượng giao dịch lớn và giá thì chưa quá cao. Anh B cho rằng nếu mua NFT này thì sau này anh ấy có thể bán lại với giá cao hơn. Cuối cùng, anh B quyết định mua NFT của anh A. Anh A có lời và tiếp tục tạo ra những lần Wash trade tiếp theo.
Phân tích chiến lược Wash trade của một số nhà giao dịch
Một số nhà giao dịch đã thực hiện hàng trăm giao dịch Wash trade thông qua các ví khác nhau của họ. Dưới đây là một số dữ liệu được tổng hợp bởi công ty phân tích blockchain Chainalysis:
Chúng ta hãy cùng phân tích kỹ hơn về chiến lược Wash trade của người bán khi thực hiện đến 830 giao dịch giữa các ví khác nhau của chính người này.
Ảnh chụp màn hình từ trình khám phá khối Etherscan cho thấy có một giao dịch mà người bán sử dụng địa chỉ ví 0x828 đã bán NFT cho địa chỉ ví 0x084 với giá 0,4 ETH thông qua thị trường NFT.
Thoạt nhìn đây là một giao dịch hoàn toàn trong sạch và hợp phát. Tuy nhiên, đội ngũ phân tích on-chain của Chainalysis nhận thấy rằng địa chỉ 0x828 đã gửi 0,45 ETH đến địa chỉ 0x084 ngay trước đợt bán hàng đó.
Biểu đồ bên dưới cho thấy các mối quan hệ tương tự giữa người bán và hàng trăm địa chỉ khác cũng của chính họ đã tham gia giao dịch NFT.
Người bán là địa chỉ ở giữa. Tất cả các địa chỉ khác trên biểu đồ này đã nhận được tiền từ địa chỉ chính của người bán trước khi mua NFT từ địa chỉ ở giữa. Mặc dù vậy, người bán dường như không thu được lợi nhuận từ các hành động Wash trade. Nếu chúng ta tính toán số tiền người bán đã kiếm được từ việc bán NFT đến các địa chỉ của chính họ cũng không bù được số tiền đã phải chi trả cho ví giao dịch.
Tuy nhiên, câu chuyện sẽ thay đổi nếu chúng ta nhìn vào phần lớn hơn của hệ sinh thái NFT. Bằng cách sử dụng phân tích on-chain, đội ngũ Chainalysis đã xác định được 262 người dùng đã bán NFT cho một địa chỉ được tự cấp vốn hơn 25 lần.
Điều thú vị là hầu hết các nhà giao dịch theo phương pháp Wash trade đều không kiếm được lợi nhuận từ các giao dịch này. Trên thực tế, trong số 262 người dùng thực hiện các giao dịch mua bán, có 152 người dùng đã chịu khoản lỗ khoảng 400 nghìn đô la Mỹ. Tuy nhiên, 110 người dùng còn lại đã thu về lợi nhuận khoảng 8 triệu đô la Mỹ. Và đây chính là cách để nhóm Wash trade có thể thu về khoản lợi nhuận khổng lồ đến từ hành vi gian lận của mình.
Giải quyết vấn đề Wash Trade
Trước sự tiết lộ của Bitwise, một số bên liên quan đã đề xuất các giải pháp cho vấn đề khối lượng giao dịch giả mạo. Đối với CMC, bước đầu tiên sẽ là cải thiện cách thức trình bày dữ liệu thị trường cho người dùng. Trong một email gửi tới Cointelegraph, công ty lưu ý:
“Trong một hệ sinh thái mở giống như chúng ta đang có; chúng tôi tin rằng chính sách tốt nhất – một chính sách mà chúng tôi theo sát sẽ cung cấp nhiều dữ liệu và cho phép người dùng tự đưa ra lựa chọn sáng suốt về những việc cần làm với dữ liệu đó”.
Sau đó, Messari đã thực hiện các bước để hiển thị thêm thông tin, cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về độ tin cậy của số liệu khối lượng giao dịch. Nền tảng này bao gồm một cột mới trên trang web của nó được gọi là “10 khối lượng giao dịch thật”.
Nền tảng Bitwise cũng tuyên bố rằng họ sẽ hợp tác với các sàn giao dịch có uy tín này để cải thiện hơn nữa chất lượng dữ liệu thị trường của mình.
Cách tiếp cận của Messari với “10 khối lượng giao dịch thật” dường như gắn kết với ý tưởng của CMC về việc cung cấp nhiều dữ liệu. Sau đó, người giao dịch sẽ sử dụng các số liệu khác nhau có sẵn làm thước đo để xác định đâu là thật và đâu là giả.
Đối với CZ, cần có sự minh bạch hơn trong ngành để loại bỏ những vấn đề như vậy. Giám đốc Binance cũng tin rằng CMC có thể sử dụng ảnh hưởng đáng kể của mình để khuyến khích hành vi đạo đức giữa các nền tảng sàn giao dịch được niêm yết.
Là một trang web top 500 trên bảng xếp hạng Alexa, hầu hết các nền tảng sàn giao dịch phụ thuộc vào CMC về lưu lượng truy cập giới thiệu. CZ tuyên bố rằng CMC có thể áp dụng tiền phạt và đình chỉ việc niêm yết các nền tảng tham gia vào các hoạt động phi đạo đức. Cho dù điều đó cùng với sự xem xét kỹ lưỡng hơn sẽ đủ để hạn chế sự lừa đảo mà chúng ta đang thấy.
Kết luận
Hy vọng qua bài viết của DeFiX.Network sẽ giúp cho mọi người có thêm thông tin bổ ích về Wash Trade và đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng mình nhé. Chúc các bạn giao dịch thành công!