VSA – Volume Spread Analysis là một trong phương pháp giao dịch ít được biết đến nhưng lại được đánh giá khá cao. Mặc dù không phổ biến như phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật, nhưng VSA có một cách tiếp cận hoàn toàn khác biệt nhưng lại vô cùng hiệu quả trong việc xác định xu hướng thị trường. Vậy phương pháp VSA Là Gì? Hãy cùng DeFiX.Network tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé.
Phương pháp Volume Spread Analysis (VSA) là gì?
VSA là viết tắt của 3 từ Volume – Spread – Analysis, là phương pháp phân tích khối lượng giao dịch để dự đoán giá của tài sản trên thị trường. Hiểu đơn giản, phân tích giá và khối lượng VSA là sử dụng hình dạng của nến trên đồ thị giúp bạn biết được khối lượng cung và khối lượng cầu như thế nào, từ đó dự đoán xu hướng của giá dựa vào cung – cầu tài sản.
Cụ thể, những yếu tố mà nó phân tích bao gồm:
- Volume: Khối lượng giao dịch
- Range/Spread: Phạm vi giá (khoảng cách giữa mức giá cao và thấp nhất, thể hiện độ cao của thân nến)
- Closing Price: Giá đóng cửa (giá đóng cửa gần với mức giá cao nhất hay thấp nhất của nến)
Nguồn gốc của VSA
Ban đầu, Tom Williams tham gia khóa học Wyckoff. Sau một thời gian dài nghiên cứu và áp dụng thì ông đã phát minh ra phương pháp VSA dựa trên nền tảng của phương pháp Wyckoff sau khi nhận thấy mối quan hệ giữa giá cả, khối lượng giao dịch và giá đóng nến.
Năm 1993, Tom xuất bản cuốn sách Master of Market và phát triển chương trình giao dịch máy tính Wyckoff VSA
Tom cho rằng: “Thị trường không vận động một cách ngẫu nhiên như nhiều nhà đầu tư nghĩ, họ không thực sự hiểu được bản chất của thị trường nên đầu tư sai lầm theo tâm lý bầy đàn.”
Tại sao VSA được đánh giá cao?
Ý tưởng cơ bản đó là chúng ta chỉ có thể kiếm được lợi nhuận từ thị trường khi hiểu được những gì mà các trader chuyên nghiệp đang làm và đã là những tay chuyên nghiệp thì họ không chơi nhỏ – “They play big”.
Do đó, một khi họ nhảy vào thị trường họ sẽ để lại những dấu chân, cụ thể đó chính là volume và để theo dấu những “big guys” này thì nhìn hành động giá không là không đủ, cần phải có sự kết hợp của volume.
Volume thể hiện số tiền giao dịch trong khi spread thể hiện sự biến động liên quan đến volume.
Dựa trên những yếu tố này, trader có thể hiểu được giai đoạn hiện tại của thị trường. Theo như ông Wyckoff, có 4 giai đoạn đó là:
- Tích lũy (thành viên chuyên nghiệp của thị trường mua với giá bán buôn trong điều kiện bán bạn vượt mức);
- Mark-Up (biến động tăng);
- Phân phối (những thành viên chuyên nghiệp của thị trường bán với giá bán lẻ trong điều kiện mua quá mức);
- Mark-Down (biến động giảm).
Cách phân tích giá và chỉ báo VSA
Phân tích VSA có 2 dạng nến phổ biến và được sử dụng nhiều nhất: nến No Demand (Không có khối lượng mua) và nến No Selling Pressure (Không có áp lực bán).
Nến No Demand trong xu hướng tăng
Khối lượng giao dịch mua thường tăng khi thị trường đang bước vào Bull Market. Còn nếu khối lượng mua của một đồng tiền mã hóa bất kỳ không tăng lên, thì đây chỉ là Bull Trap.
Mô hình nến No Demand xuất hiện trong Bull Trap là những tín hiệu cho nhà đầu tư thấy volume mua không tăng lên và có khả năng xu hướng tăng sẽ kết thúc. Nến No Demand có hình dạng như sau:
- Mức giá đóng cửa của phiên giao dịch sau cao hơn phiên trước
- Trong 2 phiên gần nhất, khối lượng giao dịch thấp
- Phạm vi giá hẹp (độ cao thân nến ngắn)
Nến No Selling Pressure trong xu hướng giảm
Khi Bear Trap xuất hiện sẽ kéo theo việc có nhiều nhà đầu tư bán tài sản. Trong trường hợp này, nếu thị trường có tín hiệu giảm giá, nhưng khối lượng giao dịch bán tăng lên, thì giá có thể đảo chiều trong thời gian sắp tới.
Trong xu hướng giảm, cây nến No Selling Pressure xuất hiện chính là tín hiệu cho thấy xu hướng giảm sắp kết thúc. Hình dạng nến như sau:
- Mức giá đóng cửa của phiên cuối cùng thấp hơn so với phiên trước đó
- Trong 2 phiên gần nhất, khối lượng giao dịch thấp
- Phạm vi biến động giá hẹp
Nhà đầu tư có thể kết hợp với đường EMA 20 ngày và chỉ báo VSA để tìm 2 loại nến này, từ đó dự đoán xu hướng giá trong tương lai.
Kiểm định xu hướng tăng với nến No Demand
- Tại điểm (1), xu hướng giảm đang diễn ra và xuất hiện cây nến đỏ nằm dưới đường EMA 20 ngày
- 3 cây nến No Demand xuất hiện liên tiếp (2) và đây là xu hướng tăng nhưng không duy trì được
- VSA sẽ xác định 3 nến này là nến No Demand, thể hiện khối lượng mua trên thị trường rất yếu. Vào thời điểm này, nhà đầu tư cần vào lệnh Short
Kiểm định xu hướng tăng với nến No Demand
Kiểm định xu hướng giảm với nến No Selling Pressure
- Tại điểm (1), thị trường đang trong xu hướng tăng
- Sau đó tín hiệu giảm (2) và tại đây xuất hiện các nến với hình dạng No Selling Pressure.
- (3) Khi cây nến này xuất hiện thì cũng là lúc phe mua bắt đầu chiếm ưu thế. Nhà đầu tư có thể cân nhắc đặt lệnh Long tại đây
Kiểm định xu hướng giảm với nến No Selling Pressure
Ưu điểm của phương pháp VSA so với các phương pháp phân tích khác
VSA là phương pháp phân tích mối quan hệ giữa chênh lệch giá và khối lượng giao dịch từ đó trader có thể xác định nguyên nhân biến động trên thị trường tiền mã hóa. VSA tập trung vào việc giám sát các hoạt động của các Pro trader, cá nhân có số vốn lớn hoặc quỹ đầu tư và họ có thể thao túng thị trường.
Các phương pháp phân tích kỹ thuật như Sóng Elliott, RSI, MACD… đều tương đối chủ quan. Ngoài ra, chúng càng phổ biến và được sử dụng nhiều thì các Pro trader sẽ dễ dàng theo dõi hành vi của phần lớn các nhà giao dịch từ đó dễ dàng thao túng giá của một tài sản bất kỳ.
Tóm lại, VSA gồm 3 đặc điểm chính: Loại bỏ sự chủ quan, không bị thao túng và xác định nguyên nhân gây mất cân đối cung cầu. Phương pháp này có ưu điểm vượt trội hơn các phương pháp phân tích kỹ thuật khác và được sử dụng thành công bởi nhiều nhà giao dịch chuyên nghiệp.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về phương pháp phân tích khối lượng giao dịch VSA – Một trong những chỉ báo giúp nhà đầu tư có thể dự đoán được những tín hiệu đáng tin cậy về chuyển động của giá.
Hy vọng rằng, với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ các bạn sẽ có những giao dịch thành công. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài chia sẻ tiếp theo của DeFiX.Network!