By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
DeFiXDeFiX
  • TIN TỨC
  • HỆ SINH THÁI
    • VeChain
    • Ethereum
    • BNB Chain
    • Solana
    • Avalanche
    • Near
    • Cardano
    • Polkadot
    • Polygon
    • Cosmos
    • Harmony
    • Fantom
    • Hệ sinh thái khác
  • NGƯỜI MỚI
    • Kiến thức vĩ mô
    • Thuật ngữ Crypto
    • Kiến thức Crypto
    • Sàn giao dịch
    • Ví lưu trữ Coin
    • Công cụ
  • GÓC NHÌN
    • Quỹ đầu tư
    • PTKT
    • DeFi
    • NFT
    • GameFi
    • Kinh nghiệm
    • Report
  • KIẾM TIỀN
    • Dự án Crypto
    • Airdrop & Bounty
    • Lending/ Borrowing
    • Staking/ Farming
    • ICO, IDO, IEO, IGO
    • Khác
Notification Show More
Latest News
Mỹ đề nghị án 20 năm tù cho cựu CEO Celsius Network
Tháng Tư 29, 2025
Ethereum dự kiến triển khai hard fork Fusaka vào cuối năm 2025
Tháng Tư 29, 2025
Arizona bước đầu thông qua dự luật tích trữ Bitcoin
Tháng Tư 29, 2025
Strategy “nhập kho” thêm 1,42 tỷ USD Bitcoin
Tháng Tư 29, 2025
SEC phê duyệt cho ETF XRP futures của ProShares
Tháng Tư 28, 2025
Aa
DeFiXDeFiX
Aa
  • TIN TỨC
  • HỆ SINH THÁI
  • NGƯỜI MỚI
  • GÓC NHÌN
  • KIẾM TIỀN
Tìm kiếm
  • TIN TỨC
  • HỆ SINH THÁI
    • VeChain
    • Ethereum
    • BNB Chain
    • Solana
    • Avalanche
    • Near
    • Cardano
    • Polkadot
    • Polygon
    • Cosmos
    • Harmony
    • Fantom
    • Hệ sinh thái khác
  • NGƯỜI MỚI
    • Kiến thức vĩ mô
    • Thuật ngữ Crypto
    • Kiến thức Crypto
    • Sàn giao dịch
    • Ví lưu trữ Coin
    • Công cụ
  • GÓC NHÌN
    • Quỹ đầu tư
    • PTKT
    • DeFi
    • NFT
    • GameFi
    • Kinh nghiệm
    • Report
  • KIẾM TIỀN
    • Dự án Crypto
    • Airdrop & Bounty
    • Lending/ Borrowing
    • Staking/ Farming
    • ICO, IDO, IEO, IGO
    • Khác
  • Contact
  • Blog
  • Complaint
  • Advertise
© 2022 DeFiX Network. All Rights Reserved.
Home > BLOG > NGƯỜI MỚI > Thuật ngữ Crypto > USDT là gì? Tether có thực sự là một tổ chức minh bạch?
NGƯỜI MỚIThuật ngữ Crypto

USDT là gì? Tether có thực sự là một tổ chức minh bạch?

Michael
Michael Tháng Bảy 19, 2022
Updated 2022/07/19 at 4:51 Chiều
- Advertisement -
Ad imageAd image

Tether (USDT) là gì? Tại sao nó lại rất phổ biến và quan trọng trong thị trường crypto hiện nay và tương lai. USDT hiện có mặt ở hầu hết các sàn giao dịch tiền mã hóa hiện cũng như giá trị của nó cực kỳ ổn định.

Hãy cùng tìm hiểu thêm nhiều thông tin của đồng tiền mã hóa này nhé!

USDT là gì?

Tether (USDT) là một đồng token kỹ thuật số stablecoin được phát hành trên Blockchain thông qua một lớp Layer gọi là Omni Protocol. Giá trị của USDT được đảm bảo bởi tiền thật, tức là 1 USDT sẽ có giá trị bằng 1 USD thật. Như vậy chúng ta có thể hiểu USDT giống như một phiên bản số hóa của USDT vậy.

Hiện USDT là đồng Stablecoin phổ biến nhất trên thị trường Cryptocurrency với mức vốn hoá lên tới hơn 60 tỷ USD. Tuy đã xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường Stablecoin như USDC, BUSD, DAI,… nhưng đây vẫn là đồng Stablecoin chiếm thị phần lớn nhất (lên tới hơn 60%), bỏ xa vị trí số 2 là USDC với chỉ khoảng 20%.

Tại sao lại có USDT?

USDT sinh ra nhờ một sáng kiến có thể làm nên đồng tiền kỹ thuật số có giá trị như đồng USD của Mỹ. Ban đầu, chúng có tên là Realcoin, phát hành chính thức từ tháng 7/2014. Sau này, chúng mới được đổi thành Tether (USDT) và được biết đến rộng rãi.

USDT được phát hành bởi một công ty có tên là Tether Limited, trực thuộc quyền quản lý của pháp luật Quần đảo Virgin Anh và được thành lập tại Hong Kong.

Token USDT được phát hành trên công nghệ Blockchain, thông qua một lớp giao thức Omni. Omni giống như một nền tảng giúp bạn chuyển đổi, lưu trữ, tạo ví, mua bán USDT.

Tether tạo ra đồng USDT nhằm mục đích khắc phục hạn chế trong vấn đề về thanh toán của các loại tiền tệ hiện nay (cả tiền điện tử và tiền pháp định), cụ thể:

  • Tiền pháp định: Tất cả các thông tin của người dùng trong quá trình giao dịch đều phải công khai, đặc biệt là khi giao dịch giữa các quốc gia, tốc độ giao dịch sẽ bị chậm và phát sinh thêm nhiều loại phí như: phí chuyển đổi ngoại tệ, phí chênh lệch, phí gửi,…
  • Tiền điện tử: Không có tính ổn định, giá có thể bị biến động với độ lớn tùy thuộc vào tình hình thị trường và giá Bitcoin, phí giao dịch cao.

USDT ra đời để khắc phục những khuyết điểm của cả crypto và USD trong vấn đề thanh toán. Áp dụng blockchain nên USDT có đầy đủ tính chất mà Cryptocurrency có như không thể đảo ngược, dễ dàng chuyển và nhận chỉ với địa chỉ mà không thể tra cứu thông tin người gửi, giao dịch công khai,…

Ngoài ra khác với các Cryptocurrency khác, USDT được neo giá theo USD với tỉ lệ 1:1, như vậy nó có thêm tính ổn định. Từ đó bạn có 1 đồng tiền ổn định như USD và lại dễ dàng chuyển tới bất cứ đâu với số lượng nào với một chi phí cực thấp và an toàn.

Blockchain USDT cũng không có gì cao siêu, dễ dàng có thể tạo ra bởi bất cứ nhóm Dev nào, nhưng với ý tưởng đột phá, đi đầu, USDT đã trở thành Cryptocurrency quan trọng chỉ sau Bitcoin ở thời điểm hiện tại.

Phân loại USDT trên các Blockchain

Tether đã phát hành các phiên bản USDT trên nhiều nền tảng khác nhau bao gồm Tron, Ethereum, EOS, Liquid, Solana, Alrogand…. Trong đó, 2 nền tảng được chú ý nhiều nhất là Ethereum và Tron.

USDT trên Ethereum

Nhận thấy yếu điểm về tốc độ giao dịch và phí của Bitcoin Blockchain. Vào tháng 09/2017, Tether đã quyết định phát hành USDT trên nền tảng của Ethereum theo tiêu chuẩn ERC20.

Hiện tại, giá trị của USDT trên nền tảng của Ethereum đạt hơn 2 tỷ đô.

Đối với USDT-ERC20, có thể lưu trữ trên các ví hỗ trợ tiêu chuẩn này như MyEtherwallet, Mycrypto, Metamask, Ledger Nano S, Trezor,…

USDT trên Tron

Sau khi phát hành USDT trên Ethereum, Tether đã phát hành thêm USDT theo tiêu chuẩn TRC-20 của Tron vào ngày 16/04/2019.

USDT trên nền tảng khác

  • USDT – Omni: Phiên bản USDT đầu tiên, được phát hành vào ngày 06/10/2014 trên lớp Layer Omni của Bitcoin Blockchain.
  • USDT – EOS: Được phát hành vào ngày 31/05/2019 trên nền tảng EOS.
  • USDT – Liquid: Được phát hành vào ngày 29/07/2019 trên nền tảng Liquid.
  • USDT – Solana: Được phát hành vào ngày 09/12/2020 trên nền tảng Solana.
  • USDT – Alrogand: Được phát hành vào ngày 10/02/2020 trên nền tảng Alrogand.

Cách thức hoạt động của Tether USDT

  • Bước 1:  Người dùng gửi tiền Fiat (USD) vào tài khoản ngân hàng của Tether Limited
  • Bước 2: Sau đó Tether sẽ tạo ra ra một Token USDT tương tự. Đồng USDT bạn mua được định giá tương đương với giá trị 1 USD bạn nạp.
  • Bước 3: Bạn có thể giao dịch, mua/bán trao đổi một cách thoải mái
  • Bước 4: Bạn không muốn trữ USDT nữa thì bạn có thể bán đồng USDT của mình cho Tether để rút tiền thật, hoặc rao bán cho một sàn, một người nào đó bạn muốn.
  • Bước 5: Nếu bạn bán lại USDT cho Tether thì Tether sẽ trả tiền lại cho bạn và hủy vĩnh viễn token đó.

Ưu điểm của đồng USDT

Thời gian giao dịch

Việc gửi và rút tiền USD trên các sàn giao dịch thường là một quá trình tốn thời gian, trung bình mất 1 đến 4 ngày làm việc để hoàn thành. Nếu giao dịch xảy ra sau khi các ngân hàng đóng cửa vào ban đêm, cuối tuần hoặc ngày lễ, thời gian chờ đợi có thể được kéo dài hơn. Ngược lại, thời gian giao dịch Tether được hoàn thành trong vài phút, điều này rất có ý nghĩa vì các nhà giao dịch tiền điện tử thường cần nhanh chóng chuyển tiền và tận dụng các cơ hội chênh lệch giá.

Phí giao dịch

Chuyển khoản SWIFT (Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu) rất tốn kém, chi phí trung bình khoảng 30 USD. Và nếu bạn đang sử dụng một loại tiền tệ khác với loại tiền được hỗ trợ bởi sàn giao dịch, các ngân hàng sẽ tính thêm phí chuyển đổi Forex và tỷ lệ phần trăm trên chuyển khoản. Ngược lại, Tether tính phí giao dịch bằng 0 giữa các ví Tether.

Ổn định giá

Tiền điện tử nổi tiếng là dễ bốc hơi chỉ trong một khoảng thời gian. Vì vậy, một loại tiền tệ ổn định là cực kỳ hữu ích, đặc biệt đối với các nhà giao dịch nhỏ, không có thị trường thanh khoản có sẵn.

Để hiểu lý do tại sao, hãy xem ví dụ về một kịch bản sau đây, liên quan đến giao dịch cặp BTC/ETH: Bạn sử dụng BTC để mua ETH, đồng ETH tăng 10%. Bạn muốn chốt lời, vì vậy đã bán ETH để lấy BTC. Tuy nhiên, trong khi giao dịch đang được xử lý, BTC bất ngờ giảm 15%.

Mặc dù đã đúng về việc bán ETH lấy lãi, bạn vẫn thua lỗ, do giá BTC giảm. Bằng cách sử dụng USDT, mối quan tâm duy nhất của bạn là giá của ETH. Mặc dù vậy, đối với nhà đầu tư tham lam, bạn sẽ không thể được hưởng khoản “lãi kép”. Vì với trường hợp trên, nếu BTC cũng tăng giá lên 10% như ETH, bạn có lãi với cả ETH cả BTC.

Tether (USDT) là một đồng tiền mã hóa đã giúp người chơi coin giải quyết được nhiều vấn đề.Dễ dàng hơn trong việc chuyển tiền từ sàn này qua sàn khác, trao đổi tiền điện tử, giúp nhiều người tiếp cận thị trường tiền điện tử một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên đây không phải là một đồng tiền nên dùng để đầu tư, mà nên được sử dụng như một phương tiện trao đổi trong thị trường.

Những tranh cãi về đồng USDT

Hoài nghi về Tether (USDT)

Tranh cãi lớn nhất về Tether cũng như USDT đó là ở việc Stablecoin này không thực sự được backed bởi USD. Và nếu điều này là sự thật thì rất nguy hiểm cho thị trường Crypto, khi đó thị trường Crypto sẽ chịu tổn thất nặng nề khi không thực sự có giá trị nào backed đằng sau sự tăng giá.

Ngoài ra, Tether còn có rất nhiều các tranh cãi khác như:

  • Có quan hệ mật thiết với Bitfinex: Nhiều chức vụ trong công ty Tether và Bitfinex được đảm nhiệm bởi một người ở vị trí tương đồng. Cộng thêm các vấn đề về việc không được kiểm toán, thì rất có thể có nhiều giao dịch nội bộ không minh bạch được thực hiện giữa 2 công ty.
  • Tranh cãi về $850M: Do có quan hệ mật thiết với Tether, trong vụ việc Bitfinex bị tổn thất 850 triệu USD và cáo buộc công ty đã rút từ Tether Treasury để bù đắp lại số tiền này (thông tin chi tiết về sự kiện bạn có thể tìm đọc tại đây).
  • Vấn đề bảo mật: Tether trong quá khứ đã trải qua những lần tấn công của Hacker đánh cắp lượng USDT khỏi quỹ dự trữ.
  • Không có kiểm toán chính thức: Uỷ ban giao dịch hàng hoá tương lai (CFTC) – Tether đã thuê Friedman LPP để làm đơn vị kiểm toán. Tuy thông tin về lượng tài sản backed USDT đã được xác nhận nhưng đây không phải là một cuộc kiểm toán chính thức.
  • …

Trong Treasury Fund của Tether thực sự có gì? 

Sau khi New York District Attorney’s office quyết định đình chỉ hoạt động Tether và yêu cầu một khoản nộp phạt là 18.5 triệu USD vì có những hoạt động trái pháp luật. Thì Tether đã đưa ra bản Reserve Breakdown của họ.

bản reserve breakdown của tether

Bản Reserve Breakdown của Tether (USDT).

Bản Reserve Breakdown chỉ ra hiện tại có những gì backed sau USDT và các Tether token khác. Như bạn thấy, thì có:

  • 75.85% Tether token được backed bởi tiền và các tài sản tương đương tiền cũng như các giấy tờ thương mại.
  • Khoảng 24.15% còn lại là các khoản trái phiếu, khoản nợ có đảm bảo và các khoản đầu tư khác.

Đáng lưu ý ở đây là chỉ có 2.9% là tiền mặt ở trong Treasury của Tether.

Và còn một điểm cần lưu ý bản Reserve Breakdown được Tether đưa ra chỉ vỏn vẹn 1 trang giấy và không có đơn vị kiểm toán nào kiểm duyệt.

Các rủi ro đối với đồng USDT

Nếu thông tin Tether đưa ra bên trên là đúng thì vẫn tồn tại khá nhiều rủi ro đối với lượng USDT được lưu hành ở ngoài kia.

Có khoảng 24.15% là các khoản trái phiếu, khoản nợ có đảm bảo. Giả sử các tài sản này được đảm bảo có chất lượng tín dụng cao (rủi ro thấp), thì vẫn còn tới hơn 75% trong Fund của Tether là các tài sản rất khó để đánh giá giá trị.

Trong khoảng 75.85% tài sản trên thì có tới 24.2% là Fiduciary Deposits và 65.39% là Commercial Paper (bạn có thể hiểu đơn giản là công ty nào nợ Tether thì giữ những giấy tờ này).

Chúng ta không biết các công ty này là ai? Điểm tín dụng như thế nào? Cũng như không biết liệu thực sự có tồn tại các công ty này không? Do đó vẫn còn rất nhiều rủi ro về Tether cũng như USDT.

Điều đó sẽ dẫn đến có nhiều FUD về USDT sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai, tuy nhiên rủi ro này hiện tại đã được giảm bớt khi hiện tại USDT không còn giữ vị trí độc tôn trên thị trường Crypto.

Ngoài ra, với việc bang New York trong nhiều năm đã điều tra về Tether nhưng không có bằng chứng nào về việc không có đủ tài sản để backed Tether Token và in khống, thì bạn hiện tại có thể tạm thời yên tâm về các vấn đề của Tether.

Mua USDT ở đâu uy tín và an toàn?

Với bất cứ đồng tiền điện tử nào, kể cả USDT thì thường sẽ có 2 hình thức mua bán đó là trên các sàn giao dịch và mua bán trực tiếp từ cá nhân.

Mua USDT trên sàn giao dịch

Mua bán trên sàn giao dịch vẫn là hình thức phổ biến và được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Tại Việt Nam hiện nay có khá nhiều sàn cho phép bạn mua bán USDT bằng tiền VNĐ thông qua tài khoản ngân hàng. Các sàn được tin dùng như Remitano, Vicuta, FinanceX, Bitmoon, Huobi OTC…

Mua USDT trực tiếp từ cá nhân

Bạn có thể mua từ bạn bè hoặc tìm những người có nhu cầu mua/bán trên các cộng đồng coin như Facebook, Telegram hoặc các diễn đàn về tiền điện tử. Đây là hình thức giúp giảm được chi phí giao dịch và được giá rẻ hơn. Nhưng cách này cũng mang lại không ít rủi ro, vì có khá nhiều trường hợp bị lừa khi gửi tiền hoặc coin cho họ rồi thì họ không gửi lại tiền cho bạn.

Kết luận

Bài viết của DeFiX tới đây là kết thúc. Hi vọng những thông tin này hữu ích với các nhà đầu tư!

Hãy theo dõi DeFiX.Network để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị, mới nhất về thị trường trường tài chính và tiền điện tử nhé.

Hẹn gặp lại các bạn trong các bài chia sẻ, hướng dẫn tiếp theo. Chúc các bạn đầu tư thành công!

- Advertisement -
Ad imageAd image
TAGGED: Người mới, Stablecoin, Tether, Thuật ngữ Crypto, USDT
Michael Tháng Bảy 19, 2022
Share this Article
Facebook Twitter Telegram
Previous Article Tổng quan về dự án Spin (SPIN) trên hệ sinh thái Near Protocol
Next Article USDC là gì? Tìm hiểu về stable coin lớn thứ 2 trong Crypto
4 Comments
  • Pingback: BTC Dominance(BTC.D) là gì? Cách áp dụng BTC.D để phân tích Crypto - DeFiX
  • Pingback: OTC là gì? Tìm hiểu cách sử dụng sàn Huobi OTC - DeFiX
  • Pingback: CoinList là gì? Cách tham gia ICO trên CoinList - DeFiX
  • Pingback: Saber (SBR) là gì?Tìm hiểu chi tiết về SBR coin - DeFiX

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mục lục

  • USDT là gì?
  • Tại sao lại có USDT?
  • Phân loại USDT trên các Blockchain
    • USDT trên Ethereum
    • USDT trên Tron
    • USDT trên nền tảng khác
  • Cách thức hoạt động của Tether USDT
  • Ưu điểm của đồng USDT
    • Thời gian giao dịch
    • Phí giao dịch
    • Ổn định giá
  • Những tranh cãi về đồng USDT
    • Hoài nghi về Tether (USDT)
    • Trong Treasury Fund của Tether thực sự có gì? 
    • Các rủi ro đối với đồng USDT
  • Mua USDT ở đâu uy tín và an toàn?
    • Mua USDT trên sàn giao dịch
    • Mua USDT trực tiếp từ cá nhân
  • Kết luận

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mỹ đề nghị án 20 năm tù cho cựu CEO Celsius Network
Tin nóng TIN TỨC
Ethereum dự kiến triển khai hard fork Fusaka vào cuối năm 2025
TIN TỨC
Arizona bước đầu thông qua dự luật tích trữ Bitcoin
Tin nóng TIN TỨC
Strategy “nhập kho” thêm 1,42 tỷ USD Bitcoin
TIN TỨC

MẠNG XÃ HỘI

248.1k Like
6.3k Follow
123k Subscribe
134k Follow

Bài Viết Liên Quan

TIN TỨC

Tether mua thêm 8.888 BTC trong quý 1/2025

3 Min Read
TIN TỨC

Tether cân nhắc phát hành stablecoin nội địa Mỹ

6 Min Read
TIN TỨC

Wyoming chuẩn bị ra mắt stablecoin riêng WYST

5 Min Read
TIN TỨC

Thái Lan chấp thuận USDT và USDC làm tiền mã hóa hợp pháp

3 Min Read

//

Cập nhật thông tin về Crypto nhanh chóng và chính xác!

VỀ CHÚNG TÔI

  • Thông tin thêm
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản và chính sách

HỖ TRỢ

  • Tuyển dụng
  • Quảng cáo
  • Liên hệ

ĐĂNG KÝ

Đăng ký ngay để không bỏ lỡ bất kỳ tin tức nào đến từ DeFiX

Loading
DeFiXDeFiX
Follow US

2022 Bản quyền thuộc về DeFiX.network

  • TIN TỨC
  • HỆ SINH THÁI
  • NGƯỜI MỚI
  • GÓC NHÌN
  • KIẾM TIỀN

Removed from reading list

Undo
Welcome Back!

Sign in to your account

Lost your password?