Tìm hiểu về những mảnh ghép trên một hệ sinh thái Defi hoàn thiện

DeFi (Decentralized Finance) hay còn gọi là Tài chính phi tập trung là một xu hướng nổi bật trên thị trường Crypto trong năm 2021. Do vậy việc tìm hiểu về defi sẽ giúp chúng ta có một cách nhìn tổng thể nhất về nền tài chính trên thị trường crypto nói chung và trong từng hệ sinh thái nói riêng. Từ đó chúng ta có thể nắm bắt được xu hướng dòng tiền dịch chuyển và đưa ra chiến lược phù hợp. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu kỹ về vấn đề này nhé!

Tổng quan Defi là gì ?

Defi là phiên bản tiền mã hóa của ngành Tài chính , nhưng nó không chịu sự kiểm soát của bên trung gian thứ 3. Mọi vấn đề đều do cộng đồng cùng nhau quyết định.

Ví dụ: Nếu trong ngành tài chính truyền thống, khi bạn có nhu cầu vay tiền của ngân hàng thì bạn sẽ phải trải qua một số bước:​

  1. Thẩm định từ ngân hàng về việc bạn có đủ điều kiện vay vốn​
  2. Thẩm định về việc thế chấp tài sản để vay​

=> Hầu như tất cả các hoạt động của bạn đều phải thông qua ngân hàng.

Tuy nhiên trong Defi, khi bạn tiến hành vay bạn không cần phải thông qua ngân hàng, bạn chỉ cần kết nối ví cá nhân, cộng với tài sản thế chấp và khóa thông qua các hợp đồng thông minh. Nếu bạn thỏa mãn những quy định đã được đưa vào hợp đồng thông minh thì việc vay vốn của bạn sẽ được tự động thực hiện.

Để hiểu thêm về Defi anh,em có thể đọc bài viết: Defi là gì ?

Đâu là nhưng yếu tố cần thiết cho một hệ sinh thái Defi hoàn thiện

Để xây dựng cho mình một hệ sinh thái Defi hoàn thiện, thì ngoài chuẩn bị cho mình một nền tảng cơ sở  hạ tầng đáp ứng tốt nhu cầu của những nhà phát triển, thì blockchain đó cũng cần xây dựng một hệ sinh thái gồm nhiều mảnh ghép khác nhau làm sao có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu người dùng có thể tối ưu để kiếm lợi nhuận trên blockchain đó. 

Những mảnh ghép cơ bản nhất mà một hệ sinh thái Defi cần có như: stablecoin, DEX, lending, derivatives, insurance, payment….

Stablecoin

Giá của tiền mã hóa được biết là rất dễ biến động. Các loại tiền mã hóa thường có biến động trong ngày trên 10%. Để giảm thiểu sự biến động này, các stablecoin được gắn với các stableasset khác như USD đã được tạo ra.

Tether (USDT) là một trong những stablecoin tập trung đầu tiên được giới thiệu. Mỗi USDT được cho là được hỗ trợ bằng 1 đô la trong tài khoản ngân hàng của nhà phát hành. Tuy nhiên, một nhược điểm lớn đối với USDT là người dùng cần tin tưởng rằng dự trữ USD được thế chấp hoàn toàn và thực sự tồn tại.

Mặc dù bản thân stablecoin không phải là ứng dụng tài chính, nhưng chúng rất cần thiết trong việc làm cho các ứng dụng DeFi dễ tiếp cận hơn với mọi người bằng một tài sản ít biến động.

Một số stablecoin nổi bật hiện nay có thể kể đến là : USDT, USDC,  BUSD, DAI…

Để hiểu thêm về stablecoin anh,em có thể tham khảo thêm: Stablecoin là gì?

Sàn giao dịch phi tập trung (DEX)

Để trao đổi một loại tiền mã hóa này cho một loại tiền mã hóa khác, người ta có thể sử dụng các sàn giao dịch như Coinbase hoặc Binance. Các sàn giao dịch như vậy là các sàn giao dịch tập trung đóng vai trò vừa là trung gian vừa là người giám sát các tài sản được giao dịch. Người dùng của các sàn giao dịch này không có toàn quyền kiểm soát tài sản của họ, khiến tài sản của họ gặp rủi ro nếu sàn giao dịch bị tấn công và không có khả năng hoàn trả nghĩa vụ của họ.

Các sàn giao dịch phi tập trung giải quyết vấn đề này bằng cách cho phép người dùng trao đổi tiền mã hóa mà họ có quyền quản lý tài sản của họ thông qua các ví cá nhân. Bằng cách không lưu trữ bất kỳ khoản tiền nào trên các sàn giao dịch, người dùng không cần phải tin tưởng vào các sàn giao dịch.

Một số sàn giao dịch phi tập trung lớn và nổi bật hiện nay: 

Lending & Borrowing

Các hệ thống tài chính truyền thống yêu cầu người dùng phải có tài khoản ngân hàng để sử dụng dịch vụ của họ, một điều xa xỉ mà 1,7 tỷ người hiện không có. Việc vay vốn từ các ngân hàng đi kèm với những hạn chế khác, chẳng hạn như có điểm tín dụng tốt và có đủ tài sản thế chấp để thuyết phục các ngân hàng rằng bạn có điểm tín dụng đáng tin vậy và có khả năng hoàn trả khoản vay.

Vay và cho vay phi tập trung loại bỏ rào cản này, cho phép bất kỳ ai cũng có thể thế chấp tài sản kỹ thuật số của họ và sử dụng điều này để nhận các khoản vay. Người ta cũng có thể kiếm được lợi nhuận từ tài sản của mình và tham gia vào thị trường cho vay bằng cách đóng góp vào các nhóm cho vay và thu lãi từ những tài sản này. Với việc cho vay và đi vay phi tập trung, không cần có tài khoản ngân hàng cũng như không cần kiểm tra mức độ tín nhiệm.​

Một số dự án lending & borrowing hiện nay:

Derivatives

Phái sinh là một hợp đồng có giá trị thu được từ một tài sản cơ bản khác như cổ phiếu, hàng hóa, tiền tệ, chỉ số, trái phiếu hoặc lãi suất.

Các nhà giao dịch có thể sử dụng các công cụ phái sinh để bảo vệ các vị thế của họ và giảm rủi ro trong bất kỳ giao dịch cụ thể nào.

Ví dụ: Hãy tưởng tượng bạn là một nhà sản xuất gang tay và muốn tự bảo vệ mình khỏi sự gia tăng bất ngờ của giá cao su. Bạn có thể mua hợp đồng tương lai từ nhà cung cấp của mình để giao một lượng cao su cụ thể vào một ngày giao hàng cụ thể trong tương lai với mức giá thỏa thuận ngày hôm nay.

Các hợp đồng phái sinh chủ yếu được giao dịch trên các nền tảng tập trung. Các nền tảng DeFi đang bắt đầu xây dựng các thị trường phái sinh phi tập trung.

Một số dự án nổi bật trong mảng phái sinh hiện nay: 

Insurance

Bảo hiểm là một chiến lược quản lý rủi ro trong đó một cá nhân nhận được sự bảo vệ tài chính hoặc bồi thường thiệt hại từ một công ty bảo hiểm trong trường hợp không may xảy ra sự cố. Các cá nhân thường mua bảo hiểm xe hơi, nhà cửa, sức khỏe và cuộc sống. Nhưng có bảo hiểm phi tập trung cho DeFi không?

Tất cả các mã coin, token bị khóa trong hợp đồng thông minh rất có khả năng là mục tiêu hướng tới của các nhóm hacker. Mặc dù hầu hết các dự án đã được kiểm toán thông qua các đơn vị bảo mật, nhưng chúng ta không bao giờ biết được liệu các hợp đồng thông minh có thực sự an toàn hay không và luôn có khả năng bị tấn công dẫn đến những tổn thất cho người dùng. Những rủi ro này làm nổi bật nhu cầu mua bảo hiểm, đặc biệt nếu một người giao dịch với số tiền lớn trên DeFi.

Một số dự án nổi bật trong mảng insurance hiện nay: 

Ngoài ra còn một số mảnh ghép của defi khác như dữ liệu, cầu nối, chỉ số…chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết ở các bài viết tiếp theo.

Payment

Vai trò quan trọng của tiền mã hóa là cho phép chuyển giao giá trị phi tập trung và không tin cậy giữa hai bên. Với sự phát triển của DeFi, các phương thức thanh toán sáng tạo hơn đang được đổi mới và thử nghiệm.

Sự ra đời của DeFi và tốc độ đổi mới chắc chắn sẽ giới thiệu những cách suy nghĩ mới về cách hoạt động của các khoản thanh toán để giải quyết nhiều thiếu sót của hệ thống tài chính hiện tại.

Một số dự án đáng chú ý trong mảng payment trên thị trường hiện nay:

Asset Management

Quản lý tài sản là quá trình giám sát tài sản của bạn và quản lý dòng tiền để tạo ra lợi tức từ các khoản đầu tư của bạn.

Trong DeFi, một số dự án đã bắt đầu cho phép việc quản lý quỹ thụ động diễn ra theo cách phi tập trung. Tính minh bạch của DeFi giúp người dùng dễ dàng theo dõi cách quỹ của họ được quản lý và chi phí phải trả.

Yield & Aggregator

Trước tiên thì chúng ta đều biết sàn Dex là sàn giao dịch phi tập trung, ở đây sẽ có những sổ lệnh như các sàn tập trung Binance hay Huobi nhưng khác ở tính phi tập trung. AMM là thị trường tạo lập tự động, nơi các pool thanh khoản lên ngôi. Bởi vậy muốn list 1 đồng coin lên AMM mới dễ dàng như thế vì chỉ cần có 2 đồng để add vào pool là được.

Vậy vấn đề với DEX và AMM là gì mà lại sinh ra Aggregator? Đó chính là thanh khoản.

Aggregator dịch đơn giản là nơi tổng hợp (và với thị trường crypto thì là nơi tổng hợp thanh khoản)

Aggregator quan trọng với cá voi. Với những giao dịch lớn và rất lớn thì họ sẽ không muốn bị trượt giá quá lớn. Nhưng nếu chia nhỏ ra để swap thì lại là quá nhiều thao tác, bất cập chưa kể tốn rất nhiều phí giao dịch khi có nhiều thao tác. Nhưng điều quan trọng nhất với những giao dịch lớn này vẫn là trượt giá do không đủ hoặc ít thanh khoản.

Đây là lý do lớn nhất sinh ra aggregator. Phần còn lại là aggregator giúp giảm chi phí giao dịch, điều này đáp ứng cho nhu cầu của những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Bằng thuật toán của mình, các aggregator sẽ tính toán cho người dùng sao cho ít bước swap nhất từ đó tiết kiệm phí gas.

Và các aggregator lấy lợi nhuận từ đâu và đồng token của dự án aggregator có incentive gì để người ta mua và hold?

Những nền tảng yield & aggregator nổi bật hiện nay

Tổng kết

Trong bài này mình đã chia sẻ tới anh,em về tổng quan hệ sinh thái Defi là gì? Và vài nét cơ bản về một hệ sinh thái Defi, trên đây chỉ là một số mảnh ghép cơ bản như: DEX, lending, yield, insurance, derivatives ngoài ra vẫn còn nhiều mảnh ghép khác quan trọng như: oracle, bridge, CDP, lauchpad… mình sẽ tiếp tục gửi tới anh em ở trong những bài tiếp theo.

Nguồn check TVL, anh em có thể tham khảo tại: https://defillama.com/

DISCLAIMER: Bài viết chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin đến người dùng,không khuyến nghị đầu tư, mua/bán bất cứ loại tài sản tài chính nào. Thị trường tiền điện tử là một thị trường chứa đựng vô cùng nhiều rủi ro, và chưa được nhà nước bảo vệ. Đằng sau mỗi lệnh là tương lai con em chúng ta. Chúc các bạn thành công!

T_Lauriston: