SushiSwap là fork của Uniswap, SushiSwap là một sàn giao dịch phi tập trung tạo thị trường tự động AMM. Bài viết này mình sẽ cung cấp thông tin cho mọi người biết SushiSwap là gì?
SushiSwap là gì?
SushiSwap ra đời Khi lĩnh vực Tài chính phi tập trung (DeFi) phát triển, ngày càng nhiều nền tảng tài chính mới đã và đang tiếp tục xuất hiện. Trong đó, Uniswap đã khẳng định vị thế của mình như một trong những giao thức DeFi cốt lõi. Tuy nhiên, mặc dù mang đặc tính phi tập trung và phụ thuộc nhiều vào các Smart contract (hợp đồng thông minh), nhưng người dùng dường như không có nhiều tiếng nói khi đề cập đến hướng phát triển của nó
Ra đời vào khoảng cuối năm 2020 dựa theo trào lưu Foodcoin, SushiSwap chỉ đơn thuần là một bản fork không hơn, không kém của Uniswap – dự án nổi tiếng nhất lúc bấy giờ về mô hình AMM (trình tạo lập thị trường tự động phi tập trung).
Nhưng dần dần, dưới sự lãnh đạo của 0xMaki, SushiSwap đã trở thành một dự án tài chính thực thụ, không chỉ có mỗi sản phẩm là AMM mà còn có Lending, IDO Platform,…
Cách thức hoạt động SushiSwap
Giống với Uniswap, SushiSwap là một giao thức cung cấp thanh khoản tự động AMM, không hoạt động dựa vào vô hình Order book nơi mà các nhà cung cấp thanh khoản LP đổ tiền vào các Liquidity Pool.
Khác biệt của SushiSwap với Uniswap là SushiSwap có native token, có doanh thu, có cơ chế reward cho người đóng góp cho hệ thống. SushiSwap có token riêng, mục đích là để điều hành hệ thống và chia lợi nhuận từ SushiSwap.
SushiSwap (SUSHI) giải quyết vấn đề gì?
Vấn đề gặp phải ở đây chính là sự không đồng đều về lợi ích không đồng đều giữa các Liquidity Provider.
Như Uniswap, các Liquidity Provider chỉ kiếm được lợi nhuận từ phí giao dịch của pool họ đang cung cấp thanh khoản. Khi họ đã rút hết tiền trong Pool thì họ sẽ không nhận được thu nhập từ đó nữa.
Ngoài ra, khi Pool càng lớn thì mặc dù là Liquidity Provider tham gia sớm thì họ lợi nhuận của họ sẽ giảm lại khi có các Liquidity Provider nhiều tiền hơn như các quỹ mạo hiểm, sàn giao dịch,…
Giải pháp của SushiSwap (SUSHI) là gì?
Thay vì dùng ETH Token như Uniswap thì SushiSwap sử dụng token riêng của mình là SUSHI.
Các bạn hoàn toàn có thể kiếm SUSHI thông qua việc cung cấp thanh khoản cho một số Pool nhất định, một phần động lực từ các Pool thanh khoản sẽ được chia lại cho các Holders của SUSHI.
Không giống như Uniswap, SUSHI cho phép người dùng có thể tiếp tục kiếm tiền từ một phần phí của SushiSwap, ngay cả khi các bạn quyết định không tham gia cung cấp thanh khoản nữa.
Nếu các bạn là người sớm tham gia cung cấp thanh khoản trên SushiSwap thì các bạn có thể có nhiều cơ hội kiếm tiền hơn trên SushiSwap.
Token SUSHI của SushiSwap là gì?
SUSHI là native token trong SushiSwap được sử dụng với mục đích sau:
- Governance: người nắm giữ token SUSHI có quyền bỏ phiếu quyết định cho những thay đổi hoặc nâng cấp trong giao thức.
- Revenue share: với SushiSwap, 0.25% của tất cả các khoản phí giao dịch trong pool sẽ được chuyển trực tiếp cho các Liquidity Provider, 0.05% sẽ được chuyển đổi cho người nắm giữ token Sushi. (Ở Uniswap thì con số là 0.3% khoản phí từ pool sẽ được trích ra cho các LP)
- Token SUSHI còn được làm phần thưởng cho Liquidity Mining ở một số Pool.
Một số thông tin cơ bản về token SUSHI
- Tên token: SUSHI Token
- Ký hiệu: SUSHI
- Blockchain: Ethereum
- Chuẩn token: ERC-20
- Địa chỉ hợp đồng: 0x6b3595068778dd592e39a122f4f5a5cf09c90fe2
- Tổng cung token: 250.000.000 UNI
- Nguồn cung lưu hành: 127.244.443 SUSHI
- Vốn hóa thị trường: $799.403.447
Phân bổ token SUSHI
Token SUSHI được phân phối cho tất cả những nhà cung cấp thanh khoản cho giao thức theo các giai đoạn sau:
Liquidity mining phase: Đối với 100.000 block đầu tiên (khoảng 2 tuần), 1000 SUSHI sẽ được khai thác trên mỗi block. Sau đó được phân phối cho những ai stake Uniswap LP token ở một số Pool nhất định.
Post-launch: sau khi ra mắt và sau giai đoạn khai thác thanh khoản, 100 SUSHI sẽ được mint trên mỗi một block. Chúng sẽ được phân phối cho những người cung cấp thanh khoản cho protocol.
Sau đó 10% lượng SUSHI mining được chuyển cho team Dev.
Token Supply
Với tốc độ hiện tại của Ethereum khoảng 6500 block/ ngày, nguồn cung của SUSHI sẽ ở mức 326.6 triệu một năm sau khi ra mắt, và gần 600 triệu vào 2 năm sau đó.
Cách kiếm và sở hữu SUSHI Token
Hiện tại bạn có thể sở hữu token SUSHI bằng cách mua trên các sàn đã niêm yết như Binance, Huobi, OKex, FTX,…
Ngoài ra, bạn có thể tham gia Liquidity Mining để kiếm được SUSHI token.
Các nhóm token đang được hỗ trợ Farming trên SushiSwap:
- Stablecoin: USDC, USDT.
- DeFidollar: sUSD, DAI.
- Lending: LEND, COMP.
- Synthetic Assets: SNX, UMA.
- Oracles: BAND, LINK.
- Ponzinomics: AMPL, YFI.
- Delicacy (2x rewards): SUSHI.
Giai đoạn đầu, 1,000 SUSHI sẽ được đúc (Minted) cho mỗi Block. Mỗi Pool sẽ nhận được 66.66 SUSHI, ngoại trừ Pool SUSHI nhận được gấp đôi số SUSHI đó. Sau đó SUSHI được đúc (Minted) sẽ được phân phối tương ứng với số tiền được bỏ vào trong Pool.
Việc Farming trên SushiSwap cũng tương đối đơn giản, các bạn chỉ cần truy cập https://SushiSwap.org/ để chọn Pool mình muốn farm, Add liquidity vào các Pool là xong rồi.
Sàn giao dịch SUSHI Token
Hiện nay SUSHI đang được hỗ trợ mua bán trên một số sàn như: Binance, OKEx, Huobi Global, Coinbase, Uniswap,…
Ví lưu trữ token SUSHI
SUSHI là token ERC-20 nên bạn có thể lưu trữ trên các ví có hỗ trợ tiêu chuẩn này như:
- Metamask
- Myetherwallet
- Trust Wallet
- Atomic Wallet
Tương lai của SUSHI, có nên đầu tư vào SUSHI không?
Các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) hiện tại đang phát triển rất mạnh mẽ, volume giao dịch có xu hướng tăng dài hạn và khối lượng giao dịch mỗi ngày của SushiSwap rơi vào khoảng 530 triệu USD. Nhìn vào Token Use Case của SUSHI thì có thể thấy giá trị của SUSHI đi liền với hệ sinh thái của SushiSwap. Giá trị của SUSHI token chỉ tăng khi hệ sinh thái của SushiSwap ngày một lớn hơn (nhiều người giao dịch hơn, nhiều cặp hơn…).
Trong dài hạn thì khi giá trị tăng và cân bằng thì giá cả cũng sẽ phát triển bền vững.
DISCLAIMER: Bài viết này chỉ nhằm cung cấp thông tin, không phải lời khuyến nghị mua bán token SUSHI hay bất cứ loại tài sản tài chính nào khác.