By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
DeFiXDeFiX
  • TIN TỨC
  • HỆ SINH THÁI
    • VeChain
    • Ethereum
    • BNB Chain
    • Solana
    • Avalanche
    • Near
    • Cardano
    • Polkadot
    • Polygon
    • Cosmos
    • Harmony
    • Fantom
    • Hệ sinh thái khác
  • NGƯỜI MỚI
    • Kiến thức vĩ mô
    • Thuật ngữ Crypto
    • Kiến thức Crypto
    • Sàn giao dịch
    • Ví lưu trữ Coin
    • Công cụ
  • GÓC NHÌN
    • Quỹ đầu tư
    • PTKT
    • DeFi
    • NFT
    • GameFi
    • Kinh nghiệm
    • Report
  • KIẾM TIỀN
    • Dự án Crypto
    • Airdrop & Bounty
    • Lending/ Borrowing
    • Staking/ Farming
    • ICO, IDO, IEO, IGO
    • Khác
Notification Show More
Latest News
Mỹ đề nghị án 20 năm tù cho cựu CEO Celsius Network
Tháng Tư 29, 2025
Ethereum dự kiến triển khai hard fork Fusaka vào cuối năm 2025
Tháng Tư 29, 2025
Arizona bước đầu thông qua dự luật tích trữ Bitcoin
Tháng Tư 29, 2025
Strategy “nhập kho” thêm 1,42 tỷ USD Bitcoin
Tháng Tư 29, 2025
SEC phê duyệt cho ETF XRP futures của ProShares
Tháng Tư 28, 2025
Aa
DeFiXDeFiX
Aa
  • TIN TỨC
  • HỆ SINH THÁI
  • NGƯỜI MỚI
  • GÓC NHÌN
  • KIẾM TIỀN
Tìm kiếm
  • TIN TỨC
  • HỆ SINH THÁI
    • VeChain
    • Ethereum
    • BNB Chain
    • Solana
    • Avalanche
    • Near
    • Cardano
    • Polkadot
    • Polygon
    • Cosmos
    • Harmony
    • Fantom
    • Hệ sinh thái khác
  • NGƯỜI MỚI
    • Kiến thức vĩ mô
    • Thuật ngữ Crypto
    • Kiến thức Crypto
    • Sàn giao dịch
    • Ví lưu trữ Coin
    • Công cụ
  • GÓC NHÌN
    • Quỹ đầu tư
    • PTKT
    • DeFi
    • NFT
    • GameFi
    • Kinh nghiệm
    • Report
  • KIẾM TIỀN
    • Dự án Crypto
    • Airdrop & Bounty
    • Lending/ Borrowing
    • Staking/ Farming
    • ICO, IDO, IEO, IGO
    • Khác
  • Contact
  • Blog
  • Complaint
  • Advertise
© 2022 DeFiX Network. All Rights Reserved.
Home > BLOG > NGƯỜI MỚI > Kiến thức Crypto > stkToken, xToken và veToken là gì? Phân biệt như thế nào?
Kiến thức CryptoNGƯỜI MỚI

stkToken, xToken và veToken là gì? Phân biệt như thế nào?

Michael
Michael Tháng Mười Hai 7, 2022
Updated 2022/12/08 at 5:08 Chiều
- Advertisement -
Ad imageAd image

Trên thị trường tiền điện tử hiện nay, chắc hẳn nhiều bạn còn không quá xa lạ về mô hình tokenomic, nhưng để hiểu biết kĩ về mô hình này thì vẫn còn nhiều khó khăn. Vì thế, trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng DeFiX.Network tìm hiểu bản chất của từng mô hình token nhé!

Phân loại Token

Với các tokenomic có hình thức staking hiện tại, ta có 3 dạng token đó là:

  • Token thường: các dự án ví dụ như CAKE, AAVE, SNX,..
  • xToken: ví dụ thường thấy là SUSHI, QUICK, MKR,…
  • veToken: Curve, SOLID, PTP,…

Token thường

Mô hình này vẫn sẽ có cơ chế stake (tức tạm khoá token lại trong pool). Tuy nhiên, dự án sẽ KHÔNG định nghĩa sự rõ ràng giữa token trong pool và ngoài pool. Do đó, kể cả khi đã stake token, tên gọi của token bạn đã stake và chưa stake vẫn là giống nhau.

Ví dụ là CAKE. Nếu bạn để CAKE trong ví, nó vẫn có tên gọi là CAKE. Và khi stake CAKE vào pool, thì token đó về tên gọi và công dụng, vẫn sẽ chỉ là CAKE.

Sự khác nhau duy nhất, đó là bạn được hưởng lãi 1 phần từ doanh thu của dự án chia lại cho những ai đã stake token vào pool.

Ưu điểm

  • Dễ dàng nhận thấy là mô hình này rất đơn giản. Đội ngũ khi triển khai thì không cần deploy thêm một contract riêng cho một định dạng token khác, từ đó tối ưu được khía cạnh kỹ thuật bên dưới.
  • Về phía người dùng, họ cũng sẽ không bị rối khi tham gia thao tác trên sản phẩm.
  • Thanh khoản luân chuyển tốt hơn.

Nhược điểm

  • Phân phối giá trị không đồng đều: Ví dụ nếu dự án triển khai việc Buy back và burn token (tức dùng doanh thu để mua lại và huỷ khỏi lưu thông một lượng token nhất định), giá trị của hoạt động burn này sẽ được phân bổ đến toàn bộ người nắm token. Người nắm giữ token ngắn hạn ngoài pool cũng sẽ hưởng được lợi ích từ việc nguồn cung giảm đi.
  • Không có một yêu cầu cam kết lâu dài: Các pool thường không có kì hạn khi rút tiền, do đó người dùng có thể tự chọn nạp rút bất cứ lúc nào.
  • Quyền vote ngang nhau giữa tay chơi ngắn hạn và tay chơi dài hạn.

xToken

xToken hay một số dự án gọi là stkToken (stakeToken). Khi người dùng lock token vào pool, hệ thống sẽ trả ra một định dạng token khác là xToken. Đây dạng như một chứng chỉ để tách biệt người đã cam kết stake và người không stake.

Vậy xToken này có chức năng gì? Phiếu bầu của người nắm token dạng này sẽ có tỷ trọng cao hơn (hiểu nôm na là nó có tiếng nói hơn token thường). Ngoài ra họ cũng hưởng được lợi nhuận đặc biệt từ việc buy back của dự án.

Lấy ví dụ từ Sushi, khi nền tảng dùng doanh thu để mua lại Sushi trên thị trường, họ sẽ trích một phần ra để dành riêng cho pool xSUSHI. Thoạt ban đầu khi stake token vào thì tỷ lệ Sushi và xSushi sẽ là 1:1. Nhưng sau khi Sushi được thả thêm vào pool, lúc này 1 xSushi sẽ đổi lại được nhiều Sushi hơn, thay vì 1:1 như trước.

Ưu điểm

  • Như đã nói ở trên, việc phân phối lại phiếu bầu sẽ đồng đều hơn, ưu tiên cho những ai cam kết stake token vào nền tảng, thay vì xem mọi đồng token trên thị trường đều có quyền vote và hưởng lãi như nhau.

Nói về việc phiếu bầu từ hodler có cam kết dài hạn ảnh hưởng thế nào, bạn có thể tham khảo case Study giữa Justin Sụn và Compound. Theo đó, Justin Sụn đã tạm vay một lượng lớn COMP, từ đó biểu quyết những phần thưởng lớn cho TUSD (đồng stablecoin của hệ TRON).

  • Giảm tải áp lực bán, vì khi rút Token khỏi pool, người dùng sẽ phải chờ một thời gian nhất định thì token mới về ví.
  • Tái sử dụng (linh hoạt vốn): Khi nhận về đồng xToken, người dùng có thể tiếp tục thế chấp tài sản này trên các nền tảng lending để tiếp tục thanh khoản dòng vốn. Ví dụ, nếu stake CAKE vào pool, tài sản này sẽ làm đóng băng dòng tiền của mình ở Pancakeswap. Tuy nhiên, khi stake SUSHI và nhận về xSUSHI, mình có thể cầm xSUSHI này đi thế chấp hoặc cho vay trên Aave để tận dụng dòng vốn.

Nhược điểm

  • Dù xToken có thể được giao dịch trên thị trường, tuy nhiên các pool giao dịch vẫn khá hạn chế, thanh khoản không ổn định cùng tỷ giá có thể bị trồi sụt.
  • Người dùng không có nhiều thời gian để tìm hiểu sẽ không hiểu được vai trò của đồng xToken này. Từ đó biến việc triển khai mô hình mới sẽ không quá hiệu quả như dự kiến.
  • xToken chưa giải quyết được bài toán phân phối giá trị khi có hoạt động burn token mà mình đã đề cập ở phần của mô hình “Token Thường” phía trên.

veToken

​​

veToken (vote-escrow Token) là token đại diện, được trả về khi người dùng khoá token dự án vào gauge (nghe nó khác chứ thật ra bản chất nó là pool).

veToken khác với xToken ở chỗ là người dùng được quyền quyết định thời hạn lock, từ đó quy định lượng phiếu bầu mình sẽ hưởng và tỷ lệ boost (hiểu nôm na là lock càng lâu, càng nhiều, thì sẽ có mức nhân càng cao cho phần thưởng trong các pool mình farm thanh khoản).

Ưu điểm

  • Giúp thúc đẩy được nhu cầu mua để lock token. Tạo ra sân chơi hấp dẫn để các dự án tranh đua nhằm chiếm quyền biểu quyết và phân bổ doanh thu trên nền tảng.
  • Đảm bảo được giá trị cho những ai cam kết khoá token trong dài hạn. Người dùng lock veToken sẽ được hưởng mức thưởng cao hơn ở các hoạt động trên sản phẩm (ví dụ như stake token, farm thanh khoản,…).
  • “Răn đe” những tay chơi ngắn hạn: Có một điều ít người để ý, đó là veToken thường có % yield và emission cao, điều này sẽ vô tình pha loãng giá trị của những người chơi không stake token vào nền tảng. Đây có thể coi là giải pháp cho vấn đề phân phối giá trị khi burn token và giảm Supply ở trên.

Nhược điểm

  • Thanh khoản kém: Ví dụ như khi lock token vào Gauge, thì token này gần như là chết cứng trong pool. Vẫn có giải pháp để người dùng mua lại, trao đổi các veToken này, nhưng về bản chất nó chỉ là giao dịch phái sinh cho các veToken này.
  • Kén dự án: rất ít dự án có thể thành công với mô hình này. Vì nó yêu cầu tính phi tập trung và độ fomo cao của toàn cộng đồng. Nếu sản phẩm không tạo được niềm tin về độ phi tập trung, việc yêu cầu stake token trong thời gian dài vô tình lại là rào cản, là con dao hai lưỡi đối với token của dự án.
  • Quá phức tạp: ý này thì chắc mình không cần giải thích thêm.

Kết luận

Hy vọng bài viết hôm nay đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn về Tokenomic. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo của DeFiX.Network. Chúc các bạn giao dịch thành công!

- Advertisement -
Ad imageAd image
Michael Tháng Mười Hai 7, 2022
Share this Article
Facebook Twitter Telegram
Previous Article Serum trên Solana dừng hoạt động sau khi FTX sụp đổ
Next Article PearDAO (PEX) là gì?Chi tiết về PEX coin
Leave a comment

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mục lục

  • Phân loại Token
  • Token thường
    • Ưu điểm
    • Nhược điểm
  • xToken
    • Ưu điểm
    • Nhược điểm
  • veToken
    • Ưu điểm
    • Nhược điểm
  • Kết luận

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mỹ đề nghị án 20 năm tù cho cựu CEO Celsius Network
Tin nóng TIN TỨC
Ethereum dự kiến triển khai hard fork Fusaka vào cuối năm 2025
TIN TỨC
Arizona bước đầu thông qua dự luật tích trữ Bitcoin
Tin nóng TIN TỨC
Strategy “nhập kho” thêm 1,42 tỷ USD Bitcoin
TIN TỨC

MẠNG XÃ HỘI

248.1k Like
6.3k Follow
123k Subscribe
134k Follow

Bài Viết Liên Quan

Dự án CryptoKiến thức Crypto

BRC-20 là gì? Tìm hiểu chi tiết về BRC-20

15 Min Read
Dự án CryptoSàn giao dịch

Suiswap (SSWP) là gì? Chi tiết về SSWP coin

12 Min Read
Dự án CryptoSàn giao dịch

Metavault Trade (MVX) là gì? Chi tiết về MVX coin

15 Min Read
Dự án CryptoSàn giao dịch

ShapeShift FOX (FOX) là gì? Chi tiết về FOX coin

15 Min Read

//

Cập nhật thông tin về Crypto nhanh chóng và chính xác!

VỀ CHÚNG TÔI

  • Thông tin thêm
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản và chính sách

HỖ TRỢ

  • Tuyển dụng
  • Quảng cáo
  • Liên hệ

ĐĂNG KÝ

Đăng ký ngay để không bỏ lỡ bất kỳ tin tức nào đến từ DeFiX

Loading
DeFiXDeFiX
Follow US

2022 Bản quyền thuộc về DeFiX.network

  • TIN TỨC
  • HỆ SINH THÁI
  • NGƯỜI MỚI
  • GÓC NHÌN
  • KIẾM TIỀN

Removed from reading list

Undo
Welcome Back!

Sign in to your account

Lost your password?