Sóng Elliott là một phương pháp phân tích kỹ thuật được áp dụng để phân tích chu kỳ thị trường tài chính và dự báo xu hướng thị trường. Lý thuyết về sóng Elliott có thể giúp cho những nhà đầu tư phát hiện được xu hướng và những giai đoạn điều chỉnh giá để có thể quyết định “lướt sóng” chắc ăn hơn.
Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu sâu hơn về Sóng Elliott và đặc điểm của nó.
Sóng Elliott là gì?
Sóng Elliott là một lý thuyết (hoặc nguyên tắc) mà các nhà đầu tư và trader có thể áp dụng trong việc phân tích kỹ thuật. Nguyên tắc này dựa trên ý tưởng rằng thị trường tài chính có xu hướng tuân theo các mô hình cụ thể, bất kể trong khung thời gian nào.
Về cơ bản, lý thuyết sóng Elliott (EWT) cho rằng các chuyển động thị trường tuân theo một chuỗi chu kỳ tự nhiên của tâm lý đám đông. Các mô hình được tạo ra theo cảm tính thị trường hiện tại, luân phiên giữa giảm giá và tăng giá.
Nguyên tắc sóng Elliott do Ralph Nelson Elliott – một kế toán và tác giả người Mỹ tạo ra vào những năm 30. Tuy nhiên, lý thuyết này chỉ trở nên phổ biến vào những năm 70 nhờ nỗ lực của Robert R. Prechter và AJ Frost.
Ban đầu, EWT được gọi là “Nguyên tắc sóng” dùng để mô tả hành vi của con người. Sáng tạo của Elliott dựa trên nghiên cứu sâu rộng của ông về dữ liệu thị trường, tập trung vào thị trường chứng khoán. Nghiên cứu mang tính hệ thống của ông chứa đựng những thông tin có giá trị trong ít nhất 75 năm.
Là một công cụ phân tích kỹ thuật, EWT hiện dùng để xác định các chu kỳ và xu hướng của thị trường, đồng thời công cụ này còn có thể được áp dụng trên nhiều thị trường tài chính. Tuy nhiên, sóng Elliott không phải là một chỉ báo hoặc kỹ thuật giao dịch. Thay vào đó, đây là một lý thuyết có thể giúp dự đoán hành vi thị trường.
Nguyên lý của sóng Elliott
Sóng Elliott là một ứng dụng của tâm lý học đám đông vào thị trường đầu tư, nó chỉ ra quá trình biến đổi tâm lý của đám đông khi thị trường thay đổi dẫn đến biến động giá trị của thị trường tài chính trên quy mô lớn. Nói dễ hiểu thì sóng Elliott tương tự như một loại mô hình nến phiên bản mở rộng. Thay vì chỉ một vài nến thì sóng Elliott được tạo thành bởi tập hợp nhiều nến theo quy luật xác định.
Đặc điểm và cách nhận dạng của sóng Elliott
Sở dĩ được gọi là “sóng” bởi mô hình sóng Elliott trông giống như nhiều đợt sóng nối liền nhau. Trong mô hình sóng Elliott thường bao gồm năm đợt sóng liên tiếp, trong đó sóng thứ hai và thứ bốn thường là sóng điều chỉnh.Các sóng 1, 3, 5 tương ứng với các đỉnh tăng dần và đỉnh B thấp hơn sóng 5. Còn các sóng 2, 4, A, C tương ứng với các đáy. Mỗi sóng Elliott lại được tạo thành từ nhiều đợt sóng Elliott nhỏ hơn.
Cấu trúc chu kỳ sóng elliott
Trong mỗi mô hình sóng Elliott, luôn có 2 giai đoạn sóng đẩy (impulse wave) và sóng điều chỉnh (corrective wave). Cấu trúc chu kỳ hoàn chỉnh sẽ bao gồm 8 bước sóng.
Impulse waves – sóng đẩy
Mô hình sóng đẩy sẽ bao gồm 5 bước sóng. Trong đó sóng lẻ 1-3-5 là chiều tăng, còn sóng 2-4 là chiều giảm.
- Sóng 1: bắt đầu chu kỳ sóng khi nhà đầu tư bắt đầu đặt lệnh mua, khiến giá tăng lên cao.
- Sóng 2: Giai đoạn các nhà đầu tư đóng giao dịch vì đặt mục tiêu. Giá sẽ giảm nhưng không chạm mức đáy của giai đoạn trước sóng 1.
- Sóng 3: có bước sóng dài và mạnh nhất. Các nhà đầu tư tham gia nhiều vào thị trường vì chứng kiến giá bắt đầu tăng. Sự xuất hiện thêm nhiều nhà đầu tư mới khiến giá đẩy lên cao.
- Sóng 4: nhà đầu tư chốt lời sau đợt tăng giá. Sóng 4 giảm nhẹ vì nhiều nhà đầu tư vẫn lạc quan, kỳ vọng vào mức tăng mới của cổ phiếu.
- Sóng 5: thị trường đổ xô mua cổ phiếu, tạo nên đỉnh sóng cao ngất ngưởng. Tâm lý nhà đầu tư giai đoạn này là lạc quan, hồ hởi, vui mừng.
Bạn có thể nhận thấy các sóng 1-3-5 luôn có 2 sóng hẹp hơn. Các sóng dài nhất thường là sóng 3 hoặc sóng 5 Elliott.
Corrective waves – Sóng điều chỉnh
Giai đoạn sóng điều chỉnh sẽ xuất hiện theo sau giai đoạn sóng đẩy vừa phân tích ở trên. Ở giai đoạn này, diễn biến giá sẽ đi ngược với xu hướng thị trường, đồng nghĩa xu hướng thị trường đi xuống thì sóng đi lên hoặc đi ngang và ngược lại.
Mô hình sóng Elliott trong giai đoạn này được ký hiệu bằng ký tự A-B-C, với tối đa 5 bước sóng, thường thấy nhất là 3 sóng, cụ thể như sau:
- Mô hình zigzag: bao gồm các bước giá đi ngược với xu hướng thị trường. Trong mô hình này, sóng B ngắn hơn hai sóng còn lại. Đôi khi, thị trường sẽ xuất hiện 2-3 sóng zigzag liên tiếp, tạo nên mô hình sóng đẩy phức tạp hơn.
- Mô hình hình tam giác: Mô hình này được hình thành từ đường hỗ trợ phân kỳ hoặc hỗ trợ hội tụ và đường kháng cự. Mô hình có 5 con sóng chuyển động trong hai đường trendline theo xu hướng sideway – giá đi ngang. Mô hình này có nhiều hình dạng như tam giác cân, tam giác tăng dần hoặc giảm dần,…
- Mô hình phẳng: sóng thường có xu hướng đi ngang, chiều dài bước sóng tương đối bằng nhau. Sóng A-C cùng chiều và ngược với sóng B.
Các cấp độ sóng elliott
Mô hình sóng Elliott sẽ chia thành nhiều cấp độ khác nhau. Việc nhận diện chính xác cấp độ giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về thị trường và phản ứng lại biến động giá. Các cấp độ này đều có tính chất tương đối và có độ dài thời gian khác nhau, cụ thể như sau:
- Grand Supercycle: Sóng siêu chu kỳ. Thời gian kéo dài hàng thập kỷ.
- Supercycle: Cấp độ chu kỳ kỳ từ vài năm đến vài thập kỷ (trung bình 50-70 năm).
- Cycle: Kéo dài từ 1 năm đến vài năm.
- Primary: là cấp độ sóng phổ biến, kéo dài từ vài tháng đến 1-2 năm.
- Intermediate: Cấp độ sóng ngắn, diễn ra trong vài tuần đến vài tháng.
- Minor: Sóng kéo dài chỉ trong vài tuần.
- Minute: đường sóng ngắn trong vài ngày.
- Minuete: Cấp độ sóng nhỏ chỉ trong vài giờ.
- Subminutte: cấp độ siêu nhỏ, kéo dài chỉ vài phút.
Mối quan hệ của sóng Elliott và Fibonacci
Phân tích của Ralph Nelson Elliott về các tính chất toán học của sóng và các hình mẫu cuối cùng đã dẫn ông đến kết luận rằng “Các chuỗi tổng thể Fibonacci là cơ sở của Nguyên lý Sóng Elliott”.
Các số từ dãy Fibonacci xuất hiện nhiều lần trong các cấu trúc sóng Elliott, bao gồm cả sóng 1, 3, 5, một chu kỳ đầy đủ 8 sóng,… Elliott đã phát triển mô hình thị trường của mình trước khi ông nhận ra rằng nó phản ánh chuỗi Fibonacci. “Khi tôi phát hiện ra hành động của xu hướng thị trường theo Nguyên lý sóng, tôi chưa bao giờ nghe nói về chuỗi Fibonacci.”
Dãy Fibonacci cũng được kết nối chặt chẽ với tỷ lệ vàng (1.618). Thông thường chúng ta hay sử dụng tỷ lệ này và tỷ lệ có liên quan để thiết lập các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự cho các sóng thị trường, cụ thể là điểm giá mà giúp xác định các thông số của một xu hướng.
Ba quy tắc chính của sóng elliott
Khi giao dịch sử dụng lý thuyết sóng Elliott, các nhà đầu tư bắt buộc phải tuân thủ 3 nguyên tắc dưới đây:
- Quy tắc thứ nhất: Sóng 3 luôn có chiều dài nhất trong 3 sóng đẩy 1, 3 và 5.
- Quy tắc thứ hai: Sóng 2 không được lui xuống thấp hơn điểm khởi đầu của sóng 1.
- Quy tắc thứ 3: Đáy của sóng 4 không được chạm tới đỉnh sóng 1.
Ngoài ra, khi giao dịch với mô hình sóng Elliott, một số đặc điểm có thể thay đổi tùy vào biến động thị trường:
- Trong một vài trường hợp, đỉnh của sóng 5 có thể không vượt qua đỉnh của sóng 3.
- Sóng 3 thường mở rộng và rất dài.
- Sóng 2 và 4 thường vượt ra khỏi các điểm Fibonacci Retracement (mức thoái lui Fibonacci).
Hướng dẫn giao dịch theo sóng elliott
Chiến lược giao dịch theo sóng elliott chắc hẳn là phần nội dung bạn đọc mong chờ nhất và cũng là đề mục quan trọng nhất trong bài viết ngày hôm nay. Vậy nên hãy cùng tham khảo phương pháp giao dịch chuẩn mực sau đây.
- Bước 1: Phân tích thị trường
Giả sử, bạn nhận ra sóng Elliott đang di chuyển theo xu hướng giảm như trong hình. Trong đó, sóng điều chỉnh a, b, c đang chuyển động trong giai đoạn sideway; từ đó dần tạo thành mô hình phẳng. Vậy nên, thị trường chỉ có thể hình thành một sóng đẩy mới khi sóng c chấm dứt.
- Bước 2: Vào lệnh
Tại thời điểm bắt đầu sóng c như trên hình, bạn vào lệnh bán, đây được xem là điểm vào lệnh tiềm năng giúp bạn bắt kịp xu hướng đầu của một sóng đẩy mới.
- Bước 3: Cắt lỗ
Điểm cắt lỗ (stop loss) được phía trên đỉnh của sóng 4 và cách đỉnh này khoảng một vài pips.
Để giao dịch thành công theo lý thuyết sóng elliott này, các trader cần ghi nhớ một vài đặc điểm nổi bật. Sóng điều chỉnh là công cụ giúp các nhà đầu tư xác định được cơ hội mở lệnh để đón đầu một đợt sóng đẩy mạnh hơn sau đó. Thêm nữa, khi sóng điều chỉnh di chuyển trong xu hướng tăng, tức là giá sẽ đi lên cao hơn, đây là thời điểm hợp lý để vào lệnh buy. Tương tự, ta sẽ vào lệnh sell để kiếm lời khi các đợt sóng điều chỉnh đi trong giai đoạn giảm.
Kết luận
Mô hình sóng Elliott là một trong những công cụ nổi tiếng và phổ biến nhất trong thị trường tài chính. Cho dù bạn có sử dụng công cụ này hay không thì hiểu biết là việc cần thiết. Mô hình có độ chính xác cao với các chu kỳ lớn của thị trường, nhưng bạn cũng không nên tin tưởng tuyệt đối bởi vì phân tích kỹ thuật không nhất định chính xác, càng nhiều người dựa vào sóng Elliott để giao dịch thì mô hình càng dễ bị phá vỡ.
Chúc bạn ra quyết định giao dịch chính xác. Hãy theo dõi DeFiX.Network để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị, mới nhất về thị trường trường tài chính và tiền điện tử nhé.