Có thể thấy, các Blockchain đời đầu như Ethereum đang tồn tại nhiều hạn chế trong việc mở rộng quy mô. Để giải quyết vấn đề này, nhiều dự án Blockchain ra đời, mong muốn trở thành một nền tảng Ethereum cải tiến, hỗ trợ hệ sinh về khả năng mở rộng. Trong số đó, không thể không kể đến SKALE (SKL) – Scale Solution Layer 2 cho Ethereum. Hãy cùng DeFIX tìm hiểu chi tiết về SKALE ngay dưới đây.
Đôi nét về SKALE (SKL)
SKALE (SKL) là gì?
SKALE (SKL) được biết đến là một Blockchain Protocol mã nguồn mở với mục đích thiết lập các sidechain có hiệu suất cao để khởi chạy Smart Contract nhanh chóng và dễ dàng. Không giống như các mạng lưới Layer 1, Layer 2, kiến trúc SKALE được xây dựng nhằm hỗ trợ một tập hợp các chuỗi khối dành cho Dapp ngày càng mở rộng. Mạng lưới chính mà SKALE sử dụng là Ethereum với chức năng quản lý và điều phối hoạt động của các nền tảng quan trọng. Từ đó, SKALE nâng cao tính minh bạch và an ninh tổng thể của mạng lưới.
Hiểu đơn giản, SKALE khởi chạy Dapp trên một chuỗi khối có thể mở rộng nhanh chóng. Sau đó, SKALE được cung cấp riêng cho Dapp và hệ sinh thái của người dùng. Người tham gia không phải lo lắng về phí gas cũng như các kết nối với Ethereum Mainnet. Đồng thời, quyền truy cập vào nền tảng lưu trữ phi tập trung, máy chủ website và truyền tin nhắn đều nằm trên cùng một chuỗi.
Skale Network (SKALE) giải quyết vấn đề gì?
Ở thời điểm hiện tại, các Blockchain đời đầu như Ethereum đang tồn tại vấn đề rất lớn là khả năng mở rộng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dự án xem đây là vấn đề tiếp cận để giải quyết và Skale Network là một trong số đó – Scale Solution Layer 2 cho Ethereum.
Skale Network không được xây dựng để thay thế Ethereum, mà là để tận dụng sự “đầy đủ” của mạng Ethereum trong việc xây dựng Smart Contract.
Với việc tương thích với Ethereum, các Developers có thể dễ dàng xây dựng hoặc chuyển các Smart Contract từ mạng Ethereum sang Skale Network một cách dễ dàng. Đồng thời chi phí xây dựng rẻ hơn, nhanh hơn mà vẫn tận dụng được các tính năng được cung cấp từ mạng Ethereum.
Giải pháp của Skale Network (SKALE) là gì?
Để giải quyết vấn đề ở trên, Skale Network được xây dựng với 2 phần chính: SKALE Manager và SKALE Node.
- SKALE Manager nằm trên Ethereum Network. Nó đóng vai trò là điểm khởi tạo cho mọi việc chính liên quan đến các hợp đồng thông minh được xây dựng trên Skale Network bao gồm: Tạo hoặc hủy một Elastic Sidechain, tạo hoặc hủy nút, rút tiền…
- Mỗi SKALE Node được cấu tạo từ 2 phần: Node Core và nhiều Virtualized Subnodes. Kiến trúc này khiến các Node mang lại hiệu suất cao hơn và các tùy chỉnh về quyền phân cấp cho các nhà phát triển Smart Contract. Kiến trúc của một SKALE Node được miêu tả như sau:
5 đặc điểm cốt lõi của SKALE
Cấu tạo
Hệ sinh thái của SKALE được cấu tạo từ 2 phần chính là: SKALE Nodes và SKALE Manager.
SKALE Nodes
SKALE Nodes có vai trò xóa bỏ, tạo mới Virtualized Subnodes, điều phối Node tương tác với SKALE Manager. Kết cấu của SKALE Nodes gồm có nhiều Virtualized Subnodes (năng lực tính toán Node) tích hợp lại các Node Core.
Virtualized Subnodes sẽ hoạt động cùng nhiều Elastic sidechain khác nhau và được sắp xếp ngẫu nhiên. Các Elastic sidechain tương thích với EVM, cho phép người dùng triển khai Smart Contract một cách dễ dàng và đảm bảo tính bảo mật. Từ đó, người dùng tham gia vào SKALE có thể lựa chọn tùy ý các cấu hình Elastic sidechain.
SKALE Manager
SKALE Manager được đặt trong mạng lưới của Ethereum. Nhiệm vụ của SKALE Manager là quản lý những công việc liên quan tới Smart Contract.
A Collusion-Resistant Leaderless Network
Đây là 1 trong 5 công nghệ nổi bật được tích hợp trong mạng lưới SKALE. Dự án SKALE tận dụng lợi ích của các Validator Nodes để gia tăng hiệu suất hoạt động cho mạng lưới. Tuy nhiên, các Node này rất dễ hợp tác với nhau gây nên những bất lợi trong giao dịch của SKALE.
Để cải thiện hạn chế nêu trên, SKALE Network sử dụng mô hình “A pooled Validation Model’’ (xác thực tổng hợp). Mô hình này hoạt động bằng cách kết hợp với những Nodes được gán ghép ngẫu nhiên cùng với sự luân chuyển Nodes giữa các Validators. Phương pháp này được gọi là Random Rotation Incentive Scaling.
Thuật toán ABBA & mã hóa BLS Threshold
SKALE Network sử dụng BLS signature tại mạng lưới Ethereum nhằm cho phép người dùng quyền sở hữu và giám sát trong mạng lưới. Nhờ đó, SKALE đảm bảo tính riêng tư và đạt hiệu suất vốn tại Layer 2.
Nếu các mô hình Layer 2 khác tương tác với Mainnet để xác minh thì SKALE dùng mạng chính Ethereum để stake và hỗ trợ các hoạt động khác trong mạng lưới. Nhằm tận dụng sự tối ưu từ việc kết hợp giao thức BFT và DPoS, SKALE sử dụng ABBA nhằm tối ưu tính mạnh mẽ trong thời gian Subnode ngừng hoạt động.
Nâng cao trải nghiệm người dùng
SKALE Network luôn đặt trải nghiệm của người dùng là phương châm cốt lõi để phát triển mạng lưới. Dự án nhận ra sự tốn kém về thời gian và tài chính người dùng phải trải qua nhiều bước xác nhận giao dịch. Do đó, đội ngũ phát triển SKALE không ngừng nỗ lực, nâng cấp nền tảng để sớm khắc phục hạn chế này.
Có thể thấy, những gì được triển khai trên Ethereum đều có thể thực hiện tương tự trên SKALE. Đội ngũ SKALE có thể lập trình với ngôn ngữ Solidity của Ethereum nhằm tạo nên các Smart Contract. Theo đó, những Smart Contract này hoàn toàn phù hợp với EVM, có thể chạy trên cả Ethereum và SKALE.
Nhà phát triển trên SKALE có thể sử dụng những công cụ thuộc mạng lưới Ethereum như kết nối mạng thông qua web 3.py, web.js cũng như các công cụ Remix, Truffle. Không những vậy, SKATE còn hỗ trợ các đồng coin, tiêu chuẩn ERC20, ERC777, ERC721.
SKL coin là gì?
SKL là Native token chính thức trong hệ sinh thái SKALE Network. Thực tế, SKL coin được thiết kế tương tự như ETH coin của Ethereum.
SKL coin được dùng để làm gì?
- Người dùng trả SKALE để thuê tài nguyên (computation, storage, bandwidth) trong hệ sinh thái SKALE. Nhờ đó, họ có thể sử dụng Elastic sidechain trong một khoảng thời gian thỏa thuận trước.
- Validators có thể lock SKL coin để sở hữu quyền setup chạy Node. Đổi lại, họ nhận được phần thưởng khối và chi phí giao dịch phát sinh.
- Stakers có thể Delegate SKL coin, Validators sẽ chia sẻ một phần thưởng khối cho họ.
Thông tin chi tiết về SKL coin
- Token Name: SKALE Network.
- Ticker: SKL.
- Blockchain: Ethereum.
- Token Type: Utility Token.
- Token Standard: ERC20.
- Circulating Supply: 3,245,100,835.
- Total Supply: 4,649,862,380.
- Max Supply: 7,000,000,000
- 24 hour Trading Vol (22/3/2022): $22,572,261.
- Market Cap: $442,225,633
- Contract: 0x00c83aecc790e8a4453e5dd3b0b4b3680501a7a7
Khả năng phân bổ SKL coin
- Pre-purchase: 35%.
- Staking Reward: 33%.
- Team: 20%.
- N.O.D.E Foundation: 10%.
- Community Fund: 2%
Đội ngũ phát triển, nhà đầu tư và đối tác
Đội ngũ phát triển
SKALE Network là một dự án của NODE – Liechtenstein Foundation với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của công nghệ web 3.0 và làm cho web trở nên phi tập trung, thân thiện với người dùng.
NODE Foundation hợp tác với nhiều thương hiệu nổi tiếng, tiêu biểu là SKALE Labs cùng các tổ chức hàng đầu trên thế giới nhằm tạo điều kiện phát triển SKALE Network. Hiện tại, SKALE Labs có trụ sở chính tại San Francisco, California. Một số cái tên nổi bật trong đội ngũ phát triển SKALE có thể kể đến là Stan Kladko và Jack O’Holleran.
Stan Kladko – Founder & CTO
- Tiến sĩ Vật Lý với hơn 16 năm làm giám đốc điều hành công ty công nghiệp ở Thung lũng Silicon.
- 18 năm kinh nghiệm về mật mã.
- Đồng sáng lập Cloudessa và Galactic Exchange trước khi thành lập SKALE Network.
- Thành viên tích cực và có nhiều đóng góp cho quỹ nghiên cứu Ethereum.
Jack O’Holleran – Đồng sáng lập & giám đốc điều hành
- Doanh nhân công nghệ kỳ cựu tại Thung lũng Silicon chuyên về lĩnh vực AI, Learning Machine và Blockchain.
- Tham gia sáng lập Aktana, IncentAlign và đảm nhận vị trí điều hành tại Goof Technology và Motorola.
- Năm 2008, O’Holleran xây dựng một nền tảng crypto cho Enterprise Resource Allocatuon.
- Nhà đầu tư tiền mã hóa tích cực và là người truyền bá thông điệp cho các hệ thống phi tập trung kể từ năm 2013.
Nhà đầu tư và đối tác
SKALE Network đã thu hút và huy động được khoảng 17.1 triệu USD để khởi chạy mạng lưới chính. Đây được xem là ‘’phát súng tốt nhất’’ của Ethereum để đánh gục các nền tảng Smart Contract khác trên thị trường.
Một số cái tên tiềm năng đã tham gia tài trợ vào SKALE Network có thể đến như: Arrington XRP Capital, Blockchange, ConsenSys Labs, Hashed, HashKey, Multicoin Capital, Recruit Holdings và Winklevoss Capital,..
Được biết, khoản tài trợ, đóng góp từ phòng thí nghiệm SKALE phần lớn đến từ khoản tài trợ thông qua Simple Agreement trị giá 10 triệu USD. Số tiền này dành cho hoạt động bán Future token (SAFT) bao gồm vòng tài trợ 8.68 triệu USD do Multicoin Capital dẫn đầu và 785.000 USD từ các nhà đầu tư trước đó.
Roadmap của SKALE Network
Skale Chains
- Mở rộng quyền tài trợ SKALE Chain cho cộng đồng: cho phép toàn bộ người dùng có thể tham gia tài trợ cho mạng lưới SKALE thông qua SKL coin.
- SKALE phân quyền lớn hơn cho các dApp và cộng đồng.
- Developer SKALE Chain Onboarding: Nhà phát triển triển khai SKALE Chain và IMA của riêng họ một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất có thể.
- Tích hợp Chainlink: Nhà phát triển dApp có thể sử dụng những tính năng lạ của Chainlink cho SKALE Chains.
- Điều chỉnh giao diện cho các nhà phát triển dApp: Cho phép nhà phát triển dApp định cấu hình và giám sát SKALE Chain bằng các công cụ Web 3.0.
Interchain Messaging Agent
- IMA Javascript Wrapper: Hỗ trợ SKALE phát triển nhanh chóng với Ethereum-SKALE Bridge của Interchain Messaging Agent (IMA).
- IMA User Interface
Validators & Delegators
- Partial un-delegation: Người dùng có thể ủy quyền chọn giảm tốc một phần, cho phép phần còn lại tự động gia hạn cổ phần.
- Batched Group Delegations: Thay vì từng người ủy quyền riêng lẻ, SKALE tổng hợp tất cả các yêu cầu này vào Smart Contract. Điều này giúp giảm việc ủy quyền giảm bớt chi phí và thực hiện nhanh chóng hơn.
- Auto Accept Delegations: Cho phép trình xác thực tự động chấp nhận các đề xuất ủy quyền, quản lý cổ phần linh hoạt và hiệu quả hơn.
- Improve Rewards Staking: Người ủy quyền sẽ nhận được tiền thưởng thông qua Stake và quản lý cổ phần linh hoạt hơn.
Tổng kết
Hiện tại, SKALE Network có thể xem như một nền tảng Ethereum as a Service. Dự án được phát triển nhằm hỗ trợ sự tăng trưởng theo cấp số nhân của hệ sinh thái Blockchain Ethereum. Đội ngũ phát triển SKALE hướng đến việc giảm lưu lượng truy cập vào mạng và giảm bớt chi phí giao dịch cho người dùng. Đồng thời, họ còn nỗ trợ giúp các nhà phát triển đưa Dapp ra thị trường, đáp ứng nhu cầu của người dùng.Hy vọng bài viết treen của DeFiX giúp bạn hiểu hơn về dự án SKALE Network.