PSAR là gì? Cách kiếm tiền với chỉ báo PSAR

Trong phân tích kỹ thuật thì RSI có lẽ là chỉ báo cho biết sự bắt đầu xu hướng tốt nhất. Vậy làm thế nào để xác định xu hướng đã kết thúc hoặc sắp kết thúc? Parabolic SAR sẽ giúp bạn làm điều đó. Để hiểu rõ hơn chỉ báo Parabolic SAR là gì thì bạn hãy đọc kỹ bài viết sau đây nhé.

Những điều cần biết về chỉ báo Parabolic SAR

Parabolic SAR là một trong nhiều chỉ báo được tạo ra bởi J. Welles Wilder Jr. Việc sử dụng công cụ chỉ báo này khá đơn giản và nó tuân theo một vài quy tắc nhất định. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về công cụ chỉ báo SAR là gì cũng như những lợi ích mà nó mang lại cho các nhà giao dịch hiện nay.

Khái niệm chỉ báo Parabolic SAR là gì?

Parabolic SAR (viết tắt của cụm từ Parabolic Stop And Reserve – PSAR) có nghĩa là quá trình dừng lại và đảo chiều xu hướng theo hình Parabol. Hãy hình dung về một hình Parabol trong toán học, chúng ta sẽ nhận thấy dạng chỉ báo này không đơn thuần chỉ là một con số giúp nhà giao dịch xác định xu hướng của thị trường. Hơn thế nữa, Parabolic SAR còn đưa ra các gợi ý khi nào giao dịch nên được đóng lại và đảo ngược xu hướng hiện tại trên thị trường.

Chỉ báo Parabolic SAR (các chấm màu xanh)

3 công dụng chính của Parabolic SAR là:

  • Xác định xu hướng giá
  • Xác định entry vào lệnh
  • Xác định stoploss và take profit

Về cách hoạt động thì Parabolic SAR được hiểu đơn giản như sau:

  • Trong thị trường Bearish hay là xu hướng giá giảm thì các chấm Parabolic SAR sẽ nằm trên biểu đồ giá.
  • Ngược lại, trong thị trường Bullist hay là xu hướng giá tăng thì các chấm Parabolic SAR sẽ nằm dưới biểu đồ giá.

Lưu ý: Khoảng cách giữa các chấm và giá sẽ phụ thuộc vào lực của xu hướng. Nếu xu hướng tăng mạnh hoặc giảm mạnh thì khoảng cách này để mở rộng.

  • Trong thị trường sideway (đi ngang) thì chỉ báo này sẽ không hiệu quả vì các chấm và giá thường xuyên cắt nhau

Công thức tính Parabol SAR

Parabol SAR (PSAR) được tính bằng công thức:

PSARn+1 = PSARn + AF x (EP – PSARn)

Trong đó:

  • PSARn+1: giá trị của PSAR tiếp theo
  • PSARn: giá trị PSAR hiện tại
  • EP: Extreme price – Giá cao nhất của một xu hướng hoặc giá thấp nhất của xu hướng giảm
  • AF: acceleration factor – Chỉ số gia tốc. Mặc định là 0.02.

Cách thức hoạt động của Parabolic SAR là gì?

Chỉ báo Parabolic SAR được hình thành bởi một tập hợp các chấm nhỏ nằm trên hoặc nằm dưới biểu đồ giá của tài sản. Mỗi chấm nhỏ này đại diện cho giá trị của chỉ báo SAR tại một thời điểm nhất định. J. Welles Wilder Jr đã tính toán và sắp xếp các chấm nhỏ này thành một mô hình cong (tương tự như Parabol) mà chúng ta sẽ thấy trong các biểu đồ ví dụ dưới đây.

Việc các chấm nhỏ này nằm trên hay nằm dưới biểu đồ giá đều tuân theo các quy tắc sau đây:

  • Quy tắc 1: Các dấu chấm SAR sẽ xuất hiện bên trên biểu đồ giá khi xu hướng giảm của giá xuất hiện.
  • Quy tắc 2: Các dấu chấm SAR sẽ xuất hiện bên dưới biểu đồ giá khi xu hướng tăng của giá xuất hiện.
  • Quy tắc 3: Khoảng cách giữa biểu đồ giá và các dấu chấm SAR càng lớn biểu thị cho xu hướng thị trường tăng mạnh/giảm mạnh.
  • Quy tắc 4: Khi biểu đồ giá và các dấu chấm SAR thường xuyên cắt nhau biểu thị thị trường không có xu hướng hoặc xu hướng đi ngang.

Ưu điểm và nhược điểm của công cụ Parabolic SAR

Trong vai trò là một chỉ báo xác định xu hướng, Parabolic SAR cũng có những ưu nhược điểm riêng của nó. Cụ thể là gì, phần tiếp theo trong bài viết này chúng ta sẽ cùng phân tích những ưu nhược điểm này của nó nhé.

Ưu điểm

Về cơ bản, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một chỉ báo SAR mang lại những lợi thế sau đây cho các nhà giao dịch:

  • Xác định rõ thời gian và xu hướng của thị trường: Không khó để chúng ta có thể vận hành và sử dụng được chỉ báo SAR trong giao dịch. Chúng ta chỉ cần nhớ, chỉ báo SAR nằm trên biểu đồ giá báo hiệu xu hướng giảm và ngược lại.
  • Tìm kiếm các điểm ra vào lệnh: Qua việc phân tích dựa trên việc dự báo trước xu hướng của thị trường, điều này cũng tạo cơ hội cho các nhà giao dịch tìm thấy những cơ hội trên thị trường. Để từ đó giúp họ có thể nhận biết các điểm ra vào lệnh phù hợp.
  • Xác định các điểm Stop-loss mới: Quá trình sử dụng chỉ báo Parabolic SAR, các điểm Stop-loss mới sẽ được hình thành. Từ đó, nó giúp cho các nhà giao dịch có thể kiểm soát tốt nguồn vốn đầu tư của mình.

Nhược điểm

Mặc dù Parabolic SAR mang lại nhiều lợi ích cho các nhà giao dịch là vậy song trên thực tế nó cũng có các hạn chế nhất định:

  • Giao dịch bị trễ: Quay trở lại với trường hợp 2 ở trên, khi biểu đồ giá xuất hiện đến 3 chấm SAR thì có thể biểu đồ giá đã tiến hành đảo chiều được một đoạn rồi. Do đó, khi thao tác lệnh ở thời điểm này, bằng việc sử dụng công cụ chỉ báo SAR, phần nào nhà giao dịch sẽ bị thiệt hại đôi chút.
  • Không hiệu quả khi thị trường ít biến động (Sideway): Trên thực tế, Parabolic SAR đặc biệt hữu ích đối với các thị trường biến động mạnh. Nhưng ngược lại, chỉ báo Parabolic SAR sẽ kém hiệu quả đối với các thị trường ít biến động hoặc đi ngang. Lúc này, nó có thể đưa ra các tín hiệu nhiễu gây ảnh hưởng đến kết quả giao dịch.

Không riêng gì chỉ báo Parabolic SAR, các chỉ báo kỹ thuật khác cũng chỉ mang tính chất định tính. Nó luôn tồn tại những hạn chế và kém hiệu quả trong một số điều kiện của thị trường. Để giải quyết những điểm hạn chế này, phương pháp kết hợp nhiều loại chỉ báo với nhau thường được xem như là một giải pháp thích hợp mà các nhà giao dịch hay sử dụng. Ở phần tiếp theo trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách kết hợp Parabolic SAR với một số chỉ báo khác nhé.

Cài đặt chỉ báo Parabolic SAR trên TradingView

Bước 1: Chọn một đồng tiền điện tử bất kỳ mà bạn muốn phân tích.

Bước 2: Chọn công cụ các chỉ báo & chiến lược.

Bước 3: Gõ Parabolic SAR và chọn chỉ báo bạn thích

3 phương pháp kiếm tiền với chỉ báo Parabolic SAR

Sau khi đã cài đặt thì dưới đây là 3 phương giáp sử dụng Parabolic SAR hiệu quả.

Sử dụng PSAR để thoát lệnh

Chốt lệnh buy/long khi giá đang trong xu hướng tăng mà trên chỉ báo thì các chấm Parabolic SAR nằm trên giá. Điều này cho thấy giá sắp đảo chiều giảm.

Chốt lệnh sell/short khi giá đang trong xu hướng giảm mà trên chỉ báo thì các chấm Parabolic SAR nằm dưới giá. Điều này cho thấy giá sắp đảo chiều tăng.

Sử dụng PSAR xác định xu hướng

Trong chỉ báo Parabolic SAR thì có 1 quy tắc bạn cần phải thuộc lòng là quy tắc 3 chấm. Tức là cần 3 chấm để xác định một xu hướng. Do đó, bạn nên chốt lệnh ở dấu chấm đầu tiên và vào lệnh ở dấu chấm thứ 3

Kết hợp PSAR cùng các chỉ báo khác

Việc chỉ sử dụng một chỉ báo mà vào lệnh thì cho thấy sự thiếu kinh nghiệm của các trader. Bởi vì các tín hiệu nhiễu sẽ làm sai tín hiệu chỉ báo. Do đó cần kết hợp nhiều chỉ báo xác để xác thực chính xác các tín hiệu.

Kết hợp Parabolic SAR với phân tích đa khung thời gian

  • Việc sử dụng đa khung thời gian sẽ xác định được xu hướng rõ ràng hơn để vào lệnh. Cụ thể như sau:
  • Khi chấm Parabolic SAR H4, H1 nằm dưới giá sau đó chờ đợi chấm Parabolic SAR của M15 nằm dưới giá thì bạn có thể vào lệnh buy/long.
  • Ngược lại, khi chấm Parabolic SAR H4, H1 nằm trên giá sau đó chờ đợi chấm Parabolic SAR của M15 nằm trên giá thì bạn có thể vào lệnh sell/short.

Kết hợp Parabolic SAR với kháng cự và hỗ trợ

  • Phương pháp này chủ yếu dựa vào các vùng hỗ trợ và kháng cự để có thêm cơ sở vào lệnh:
  • Nếu chấm Parabolic SAR nằm ở trên giá cho thấy tín hiệu sell/short thì bạn cần chờ đợi xem có gần vùng kháng cự nào không. Nếu gặp vùng kháng cự và thêm tín hiệu Parabolic SAR nằm trên giá thì đây là cơ sở để vào lệnh sell/short.
  • Ngược lại, nếu chấm Parabolic SAR nằm ở dưới giá cho thấy tín hiệu buy/long thì bạn cần chờ đợi xem có gần vùng hỗ trợ nào không. Nếu gặp vùng hỗ trợ và thêm tín hiệu Parabolic SAR nằm dưới giá thì đây là cơ sở để vào lệnh buy/long.

Kết hợp Parabolic SAR với trendline

  • Trendline được xem là công cụ cơ bản để xác định xu hướng. Ta có thể kết hợp Parabolic SAR với trendline để tìm điểm vào lệnh có tỉ lệ thắng cao hơn. Cụ thể như sau:
  • Vào lệnh buy/long khi giá gần về trendline tăng và tín hiệu Parabolic SAR nằm dưới giá.
  • Ngược lại, vào lệnh sell/short khi giá gần về trendline giảm và tín hiệu Parabolic SAR nằm trên giá.

Kết hợp Parabolic SAR với mô hình nến đảo chiều

  • Mô hình nến đảo chiều là một trong những tín hiệu mạnh mẽ, do đó khi kết hợp với  chỉ báo Parabolic SAR sẽ cho ra được tín hiệu đáng tin cậy:
  • Vào lệnh buy/long khi gặp mô hình nến đảo chiều tăng và tín hiệu Parabolic SAR nằm dưới giá.
  • Ngược lại, vào lệnh sell/short khi gặp mô hình nến đảo chiều giảm và tín hiệu Parabolic SAR nằm trên giá.

Lời kết

Như vậy, việc sử dụng chỉ báo Parabolic SAR trong việc phân tích biểu đồ giá ngoài việc giúp nhà giao dịch dự đoán được xu hướng, nó còn giúp họ có tìm ra những điểm ra vào lệnh phù hợp. Tuy nhiên, mọi chỉ số đều có những hạn chế nhất định của nó và PSAR cũng tương tự như vậy. Các nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ lưỡng và có những chiến lược phòng ngừa rủi ro để tránh khỏi sự mất mát không mong muốn.

Nguyen Phong: