Nếu bạn quan tâm đến thị trường Crypto, chắc hẳn bạn đã từng nghe qua những cụm từ như Near Protocol, Uniswap Protocol,… Vậy cụm từ Protocol mang ý nghĩa gì, đặc điểm và tính chất của nó như nào, hãy cùng DeFiX tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Protocol là gì?
Protocol trong khoa học máy tính là một tập hợp các quy tắc hoặc thủ tục chi phối việc truyền dữ liệu giữa hai hoặc nhiều thiết bị điện tử. Giao thức này giúp thiết lập cách thức để máy tính trao đổi thông tin, cấu trúc thông tin và cách mỗi bên sẽ gửi và nhận nó.
Một số ví dụ về các internet protocol quen thuộc là TCP / IP, HTTPS và DNS.
Protocol trong Blockchain là gì?
Blockchain là một mạng lưới nhiều thiết bị (node) – tất cả đều quan trọng như nhau – được kết nối với nhau thông qua internet. Về cơ bản, blockchain là một sổ cái lưu trữ hồ sơ về những giao dịch đến và đi theo mạng p2p phân tán sau khi giao dịch đã được xác minh bởi tất cả các node tham gia.
Sổ cái phân tán này hoạt động trên các quy tắc đã xác định trước, được thỏa thuận bởi tất cả các node tham gia trong mạng. Các quy tắc này bao gồm:
- Hướng dẫn quản lý và xác thực các giao dịch.
- Một thuật toán xác định cơ chế cho tất cả các node tham gia tương tác với nhau.
- Giao diện lập trình ứng dụng (trong một số trường hợp).
Protocol là các quy tắc chi phối một mạng lưới Blockchain. Về cơ bản, đó là các quy tắc giao tiếp phổ biến mà mạng phải tuân theo.
Một dự án Protocol trong Crypto là dự án chuyên phát triển giao thức tối ưu cho một mục đích cụ thể nào đó. Để nhanh hơn, các ứng dụng có thể sử dụng những giao thức này để phát triển ứng dụng của họ thay vì xây lại từ đầu.
Đặc điểm của Protocol trong Crypto
Các Protocol trong Crypto chỉ cho phép một số ứng dụng hoạt động – đôi khi chỉ có ứng dụng của chính tiền điện tử. Các giao thức cung cấp sự bảo mật và quyền truy cập vào một blockchain.
Protocol trong Crypto cho phép người dùng quản lý dữ liệu của họ. Chúng cho phép các cá nhân tạo tài khoản – hoặc ví – trên một giao thức sau đó có thể được sử dụng để thanh toán các dịch vụ và thực hiện các giao dịch tài chính trên các trang web khác. Điều này giúp người dùng không bị kiểm soát bởi bên thứ ba trong việc lưu trữ tài sản.
Chúng ta cần phân biệt 3 khái niệm: Blockchain Platform, Protocol, DApps.
Nếu không tính Blockchain Platform (Blockchain cũng là một Protocol), thì các dự án Protocol sẽ đóng vai trò ở giữa Blockchain Platform và DApp. Các Dapp muốn xây dựng trên một Blockchain nào đó, họ có thể sử dụng các dịch vụ mà các dự án Protocol cung cấp.
Ứng dụng của Protocol
Người dùng của Protocol là các lập trình viên Dapp hoặc platform. Họ dựa trên giao thức có sẵn để xây dựng sản phẩm (app) phù hợp để giải quyết 1 vấn đề cụ thể.
Ví dụ: Một số dự án Protocol: Loopring, Thorchain (RUNE),Matic, 0x (ZRX), Kyber (KNC)…
- Loopring là protocol tối ưu cho decentralized exchange. Các dự án Dapp muốn cung cấp giải pháp sàn DEX có thể sử dụng dịch vụ của Loopring để xây dựng các sàn phi tập trung nhanh và tiết kiệm thời gian hơn.
- Ví dụ thứ 2 là Matic Network. Các dự án Dapp áp dụng giải pháp của Matic để tăng hiệu năng. Cụ thể là về tốc độ giao dịch và khả năng mở rộng của dự án đó.
Đối với người dùng thông thường, hay nhà đầu tư nhỏ lẻ, không có quá nhiều lợi ích khi hiểu rõ bản chất Protocol. Bởi vì cái thật sự cần là những ứng dụng thật sự được xây nên từ Protocol.
Tại sao các Protocol lại quan trọng?
Protocol cho phép tiền điện tử được phân cấp thông qua blockchain – có nghĩa là chúng được trải rộng trên một mạng lưới máy tính không có trung tâm hoặc thẩm quyền trung tâm.
- Kể từ khi giao thức Bitcoin ra đời, các quy tắc tiếp theo đã phát triển để bao gồm một loạt các chức năng. Có hàng ngàn loại tiền điện tử, mỗi loại có một giao thức riêng.
- Ví dụ, giao thức Ethereum được thiết kế xung quanh “hợp đồng thông minh” – trong đó một giao dịch hoặc thỏa thuận tự động thực hiện khi các tiêu chí nhất định được đáp ứng.
- Một bộ giao thức mới khổng lồ chạy trên blockchain Ethereum đã xuất hiện, cho phép một loạt các sản phẩm tài chính phi tập trung tự động hóa mọi thứ từ cho vay, tiết kiệm đến bảo hiểm.
- Ethereum không phải là giao thức “hợp đồng thông minh” duy nhất trong thế giới tiền điện tử – các giao thức blockchain mới hơn như Polkadot đã xuất hiện để cạnh tranh trong không gian này.
Kết luận
Bài viết của DeFiX tới đây là kết thúc. Hi vọng những thông tin này hữu ích với các nhà đầu tư!
Hãy theo dõi DeFiX.Network để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị, mới nhất về thị trường trường tài chính và tiền điện tử nhé.
Hẹn gặp lại các bạn trong các bài chia sẻ, hướng dẫn tiếp theo. Chúc các bạn đầu tư thành công!
View Comments (0)