Phân tích cơ bản là một trong những kỹ năng cơ bản mỗi trader Crypto cần nắm rõ. Hiện nay, số lượng số lượng dự án mới ra mắt mỗi năm vẫn có xu hướng tăng. Muốn tìm ra dự án đầu tư tiềm năng, bạn cần trau dồi kỹ năng phân tích cơ bản đến nâng cao. Vậy phân tích cơ bản là gì? Quy trình phân tích cơ bản ra sao? Ưu nhược điểm của nó là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng DeFiX.Network nhé!
Phân tích cơ bản là gì?
Phân tích cơ bản (Fundamental Analysis – FA) là phân tích các yếu tố cơ bản của 1 dự án, từ các yếu tố bên trong đến các yếu tố bên ngoài (công nghệ, dòng tiền, đội ngũ, cộng đồng,…) đánh giá tác động của yếu tố đó đến giá trị của dự án.
Mục tiêu cuối cùng của phân tích cơ bản là xác định liệu giá trị hiện tại là cao hơn hay thấp hơn so với giá cả đang được thị trường định giá, qua đó đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý hơn.
Phân tích cơ bản phù hợp với ai?
Phân tích cơ bản phù hợp với những bạn thích những yếu tố về kinh doanh, công nghệ, những câu chuyện đằng sau của dự án,… Đầu tư cũng như việc chọn người yêu vậy, ai cũng sẽ có những tiêu chí riêng cho mình, và phân tích cơ bản sẽ giúp bạn tìm thấy những tiêu chí đó. Đầu tư mà sử dụng phân tích cơ bản, cũng sẽ thường áp dụng cho các chiến lược dài hạn.
Bởi các yếu tố cơ bản cốt lõi: con người, công nghệ, mô hình kinh doanh,… là những yếu tố rất khó thay đổi và rất ít khi thay đổi, nhìn vào đó anh em phải đoán được tương lai của 5, 10 năm sau, do đó, phân tích cơ bản phù hợp với những ai thích đầu tư dài hạn.
Phân biệt Phân tích cơ bản và Phân tích kỹ thuật
Trong thị trường Crypto thì các nhà đầu tư thường được chia 2 trường phái để chọn làm kim chỉ nam của mình đó là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Mỗi phương pháp phân tích đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Dưới đây là bảng so sánh các tiêu chí của 2 phương pháp.
Tiêu chí | Phân tích cơ bản | Phân tích kỹ thuật |
Công cụ sử dụng | Các dữ liệu thực tế từ chính trị, kinh tế, các sự kiện nổi bật gây chấn động. | Chỉ báo, mô hình giá, mô hình nến. |
Thời gian | Dài hạn | Ngắn hạn |
Kỹ năng | Phân tích các thông tin, dữ liệu về tình hình tài chính, kinh tế, chính trị,… | Phân tích biểu đồ, sử dụng được các chỉ báo hỗ trợ. |
Ý nghĩa | Tìm xu hướng tổng quát của thị trường trong tương lai xa | Tìm vị thế đẹp và điểm chốt lời để đạt lợi nhuận tối đa |
Ưu & Nhược điểm của Phân tích cơ bản
Ưu điểm
- Dự đoán xu hướng dài hạn có tính chính xác cao
- Các tin tức quan trọng có thể gây giá biến động mạnh. Do đó nếu phân tích tin tức nhanh nhạy thì có thể kiếm lợi nhuận hoặc giảm rủi ro.
Nhược điểm
- Không phù hợp cho ngắn hạn
- Dành nhiều thời gian phân tích tin tức và nhạy bén với các thông tin
- Không phù hợp với nhà giao dịch với bắt đầu và thiếu kinh nghiệm
2 yếu tố cần chú ý khi phân tích cơ bản
Phân tích cơ bản bao gồm nhiều yếu tố bên trong (Các dữ liệu về dự án) và các yếu tố bên ngoài (Tin tức, kinh tế, chính trị,…). Sau đây ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về 2 yếu tố này:
Yếu tố bên trong
- Whitepaper: Trong thị trường Crypto thì Whitepaper được xem như là bản báo cáo tổng quan, mô tả tất cả các thông tin về dự án. Giúp các nhà đầu từ hiểu rõ hơn về giá trị nội tại của dự án. Nếu một dự án mà không có Whitepaper thì bạn cẩn thận bởi vì đó có thể là dự án scam (lừa đảo).
- Đội ngũ phát triển: Được xem là linh hồn của thị án. Cho dù ý tưởng có hiện đại hay giải quyết được các vấn đề nan giải của Blockchain nhưng nếu khả năng của đội ngũ phát triển không đủ thực thi các ý tưởng thì sẽ khiến dự án gặp khó khăn về scale up, tổ chức bộ máy,… Ngoài ra nếu đội ngũ ẩn danh hoặc profile không được công khai thì đó cũng có thể là dự án scam.
- Investor (Nhà đầu tư): Nếu dự án có nhà đầu tư lớn đứng sau hộ pháp thì dự án đó thường được marketing rất rầm rộ. Ví dụ như Sol được Alameda Research đầu tư và giá tăng chóng mặt.
- Lịch phân phối token: Thông tin này sẽ được thêm vào những dòng cuối của Whitepaper. Nếu lịch khóa token của đội ngũ phát triển càng lâu thì càng chứng tỏ họ tâm huyết với dự án càng nhiều.
- Tỷ lệ băm: Nhiều nhà đầu tư coi đây là dữ liệu sức khỏe của đồng coin đó. Nếu tỷ lệ băm cao và nhiều thợ đào thì chứng tỏ dự án đó được nhiều sức hút từ cộng đồng.
- Địa chỉ ví hoạt động: Xem địa chỉ ví đặc biệt là ví các cá voi đang nắm giữ các đồng coin nào và giá họ nắm giữ bao nhiêu và họ đã nắm giữ bao lâu thì sẽ biết được tiềm năng và kỳ vọng của họ về dự án đó.
- Vốn hóa thị trường (Market Cap): Vốn hóa càng cao thì cho thấy thị phần của đồng coin đó càng lớn. Nếu giá đồng coin muốn tăng thì vốn hóa thị trường phải tăng. Đây là một tín hiệu đơn giản và dễ nhận biết.
- Thanh khoản và Volume: Volume giao dịch càng nhiều thì có nghĩa là đồng coin đó đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Các nhà đầu tư thường nhìn vào volume giao dịch để tính toán thanh khoản của đồng coin. Khi thanh khoản cao thì giá sẽ ổn định hơn, từ đó có thể phân tích chính xác hơn.
- Nguồn cung lưu thông: là số lượng đồng coin hoặc token công khai và lưu hành trên thị trường. Nguồn cung lưu thông càng nhiều cho thấy đồng coin đó sắp có biến động về giá.
- Cộng đồng và Truyền thông: Cộng đồng càng đông và truyền thông càng sôi nổi thì cho thấy dự án đang được quan tâm mạnh mẽ.
Yếu tố bên ngoài
- Lãi suất: Các tin tức về lãi suất luôn là tin tức gây biến động giá của Crypto. Nếu tăng lãi suất thì nhà đầu tư có xu hướng rút tiền khỏi sàn và giá sẽ giảm đột ngột.
- Lạm phát: Khi lạm phát thì đồng tiền sẽ mất giá, lúc này người dân thường sẽ tích lũy các loại tài sản khác để tránh mất giá trị của đồng tiền và Bitcoin là một trong những loại tài sản đó.
- Tỷ lệ thất nghiệp: Nếu chỉ số này tăng có nghĩa là nền kinh tế đang kém phát triển, họ sẽ ít đầu tư vào các tài sản rủi ro cao như Crypto.
- Yếu tố chính trị – xã hội: Khi một quốc gia lớn nào đó ra luật cho phép Bitcoin là tiền tệ hợp pháp thì giá trị cũng như niềm tin sẽ tăng cao. Ngược lại trong trường hợp các quốc gia có sự xung đột dẫn tới chiến tranh thì họ có xu hướng bán Crypto để lấy tiền phục vụ chiến tranh.
- Sự kiện bất ngờ: Các sự kiện bất ngờ như thiên tai cũng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Hướng dẫn phân tích cơ bản một dự án Crypto
Lựa chọn hướng phân tích
Phân tích cơ bản trong Crypto là cả một quá trình nghiên cứu, tiến hành phân tích theo nhiều hướng.
- Phân tích từ trên xuống dưới: Nghiên cứu tổng quan thị trường => đi sâu hơn vào từng ngành => phân tích từng dự án cụ thể.
- Phân tích từ dưới lên trên: Phân tích từng dự án cụ thể => đánh giá tổng quan ngành => xem xét thị trường chung.
Mỗi hướng phân tích lại có ưu thế nhất định. Theo giới đầu tư coin chuyên nghiệp, họ thường lựa chọn phân tích theo hướng từ dưới lên trên. Bởi cách phân tích này giúp nhà đầu tư bao quát tình hình nhưng vẫn có góc nhìn chi tiết.
Xác định tổng quan dự án
Trong bước xác định tổng quan này, bạn cần làm rõ 2 vấn đề:
- Dự án có nằm trong top tiềm năng của thị trường hay không?
- Tiềm năng tăng trưởng của dự án nằm trong khoảng bao nhiêu?
Muốn biết dự án có thuộc mảng ghép tiềm năng của thị trường hay không, bạn cần xác định dự án đang nằm trong ngành nào và hệ sinh thái nào.
Thị trường Crypto hiện giờ tồn tại nhiều blockchain, ứng với đó là vô số hệ sinh thái. Mỗi hệ sinh thái lại ứng với một nền kinh tế độc lập. Muốn xác định 2 vấn đề trên, bạn cần xem xét trên 2 yếu tố chính:
- Một dự án Crypto cho dù tốt đến mấy nhưng không hoạt động trong một hệ sinh thái chuyên nghiệp, dự án đó rất khó phát triển.
- Một dự án Crypto bình thường nhưng được hỗ trợ bởi một hệ sinh thái chuyên nghiệp, dự án đó vẫn nằm trong nhóm tiềm năng.
Tiếp theo, xác định vị trí của dự án đó trong tranh toàn cảnh của thị trường. Qua đó giúp nhà đầu tư xác định tiềm năng tăng trưởng chính xác hơn.
Giả sử bạn đầu tư vào đồng Bitcoin, đồng coin này nằm trong bức tranh tổng thể của vô số công cụ giao dịch. Cùng với đó hàng loạt tiền tệ, giao dịch ngang hàng,.. Vậy khả năng phát triển của đồng Bitcoin sẽ đi đến đâu?
Viễn cảnh Bitcoin trở thành loại hình tài sản lưu trữ như vàng không còn quá viển vông. Vốn hóa thị trường của Bitcoin trong năm qua từng có thời điểm vượt mức 1.000 tỷ USD. Nếu thị trường Crypto không sụp đổ, Bitcoin vẫn là tài sản kỹ thuật đáng đầu tư nhất.
Phân tích sâu vào dự án
Khi đã xác định vị trí dự án cần đầu tư cho bức tranh tổng thể thị trường, bạn hẳn có thể dự đoán dự án có thể tiến xa đến đâu. Việc phân tích sâu hơn cần dựa vào 3 yếu tố chính. Bao gồm tiềm năng Token, tình hình phát triển dự án, đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc.
Tiềm năng phát triển
Token/coin đóng vai trò xương sống của mỗi dự án tiền điện tử. Khả năng phát triển của dự án phụ thuộc vào khả năng ứng dụng phổ biến trong tương lai của token / coin trong tương lai có thể đến đâu.
Vậy nên trước khi đưa ra quyết định có đầu tư vào một dự án Crypto nào hay không, bạn nên xem xét tiềm năng phát triển của đồng tiền đại diện cho nền tảng. Theo đó bạn nên nghiên cứu kỹ nguồn cung, cơ chế khai thác và phát hành, cách thức lưu trữ, tính ứng dụng của coin/token trong và ngoài nền tảng.
Tình hình phát triển hiện tại của dự án
Ở bước này, bạn nên xem xét tình hình phát triển của sản phẩm, dịch vụ đại diện cho dự án.
- Về mặt sản phẩm dịch vụ: Sản phẩm hay dịch vụ chính của dự án hướng tới đối tượng khách hàng nào? Chúng hỗ trợ giải quyết vấn đề gì?
- Về mặt tình hình phát triển: Dựa vào dữ liệu on – chain để xem xét hiệu quả hoạt động của dự án. Thông số quan trọng cần lưu ý bao gồm khối lượng giao dịch, số lượng người dùng nắm giữ, giá coin / token.
Đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc
Xem xét đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan hơn về dự án. Bạn nên chú ý tìm hiểu hiểu phần dự án nắm giữ, tình hình hoạt động hiện tại so với đối thủ.
Bên cạnh đó bạn hãy xem xét đến đội ngũ nhà phát triển đúng theo dự án, lộ trình phát triển, đối tác, cộng đồng người dùng,.. Tất cả những thông tin này cần tổng hợp một cách cụ thể, so sánh kỹ lưỡng với đối thủ.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ về Phân tích cơ bản, hy vọng những chia sẻ về phương pháp giao dịch Price Action của đội ngũ DeFiX.Network mang lại cho bạn những thông tin hữu ích trong quá trình đầu tư tiền mã hóa. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài chia sẻ tiếp theo!