Nghệ thuật kết hợp với công nghệ đã xuất hiện từ cuối thế kỷ 20, và trở thành một trào lưu sáng tạo trong giới nghệ thuật. Tuy nhiên, vấn đề đối với các nghệ sĩ kỹ thuật số là họ vẫn chưa tìm ra cách nào để để đưa các tác phẩm nghệ thuật của mình lên bán đấu giá tại các buổi triển lãm, thư viện hoặc bảo tàng, bởi loại hình này tách biệt hẳn với lĩnh vực nghệ thuật truyền thống.Hãy cùng DeFiX tìm hiểu về dự án Nifty Gateway qua bài viết dưới đây.
Nifty Gateway là gì?
Nifty Gateway là một sàn giao dịch NFT có xu hướng tới Art NFT marketplace hoạt động trên Ethereum. Với mục tiêu là mở rộng NFT tới nhiều người hơn, Nifty Gateway đã hợp tác với các nghệ sĩ, người nổi tiếng và các nhãn hàng để ra mắt những bộ sưu tập độc quyền nhằm tăng độ phủ sóng. Điển hình có thể kể đến là Lil Yatchy, Starbucks, Beeple,…
Trang chủ Nifty Gateway: https://www.niftygateway.com
Sản phẩm và doanh thu của Nifty Gateway
Sản phẩm của Nifty Gateway
Sản phẩm chính của Nifty Gateway sẽ là NFT marketplace với 2 tính năng chính gồm Publishers và Drops.
Publishers
Nifty Gateway Publishers là bộ công cụ giúp đơn giản hóa việc chuyển đổi từ tác phẩm sang NFT. Từ đó, giúp các nghệ sĩ có thể tập trung vào việc sáng tạo nghệ thuật mà không cần phải lo quá nhiều thứ để thực hiện contract chuyển đổi qua NFT. Bộ công cụ Publishers sẽ bao gồm các tính năng sau:
- Xác nhận tính xác thực và độc quyền của các tác phẩm nghệ thuật.
- Chỉ định giới hạn số lượng tác phẩm được phát hành.
- Thiết lập giá cả và quyền sở hữu cho từng tác phẩm.
- Phân phối và bán các tác phẩm NFT trực tiếp cho khách hàng trên nền tảng.
Drop
Nifty Gateway Drop là cơ chế dành cho những nghệ sĩ có thể bán NFT dưới nhiều hình thức, bao gồm:
- Open Edition: Là hình thức mở bán với một mức giá cố định trong khoảng thời gian cụ thể. Ngoài ra, số lượng NFT mint được từ Open Edition sẽ bằng với số lượng mua. Ví dụ, anh A mua 10 NFT thì Nifty Gateway sẽ mint 10 NFT đó bán cho anh A.
- Drawings: Giống với hình thức bốc thăm, người được mua sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên và thanh toán cho NFT. Nếu thanh toán không thể được xử lý vào thời điểm chọn lựa, một người chiến thắng khác sẽ được chọn ngẫu nhiên.
- First Come, First Serve (FCFS) : Hình thức bán này sẽ ưu tiên ai đến trước được mua trước. Các nhóm NFT được bán sẽ có số lượng giới hạn cùng mức giá cố định. Điều này tạo ra một cảm giác hấp dẫn và hối hả cho các người sưu tập muốn sở hữu một bản NFT cụ thể trước khi nó bán hết.
- Auctions: Hình thức bán đấu giá trong khoảng thời gian cố định.
- Silent Auctions: Hình thức bán đấu giá mà bạn chỉ được ra một con số cụ thể và không thể thay đổi. Sau đó, khi thời gian đấu giá kết thúc, ai ra giá cao nhất sẽ có quyền sở hữu NFT.
Trang chủ Nifty Drops: https://www.niftygateway.com/publishers/niftygateway_curated
Doanh thu của Nifty Gateway
Hiện tại, doanh thu của Nifty Gateway có được từ phí giao dịch NFT. Cụ thể, Nifty Gateway sẽ thu 10% giá trị NFT và 0.3 USD cho mỗi giao dịch ở thị trường chính (Nifty Gateway), đây là một mức phí khá cao so với 2.5% của OpenSea. Ngoài ra, ở thị trường thứ cấp thì Nifty Gateway chỉ thu 10%. Vào năm 2021, tổng doanh thu của Nifty Gateway đã đạt được con số tới 408 triệu USD.
Điểm nổi bật của Nifty Gateway
- Tính thẩm mỹ của tác phẩm nghệ thuật được tạo ra bởi những nghệ sĩ và người sáng tạo hàng đầu trong thế giới NFT
- Thao tác đơn giản, phương thức thanh toán dễ dàng, khiến người mua lẫn người bán dễ tiếp cận với không gian NFT.
- Người dùng có thể nhận được 10% hoa hồng khi các NFTs của họ được bán lại.
- Độ an toàn và bảo mật cao, vì nền tảng này có xuất phát điểm từ một công ty an ninh mạng Gemini
Lịch sử hình thành và phát triển của NIfty Gateway
Cặp song sinh Cock Foster
Hai anh em nhà Cock Foster là những người đầu tiên đặt nền móng cho Nifty Gateway, ban đầu họ không hào hứng với mặt tài chính của mọi thứ. Nhưng khi họ phát hiện ra NFT, họ đã tìm thấy trường hợp sử dụng hữu ích của tiền điện tử . Hơn nữa, vì không có nhiều công ty NFT để làm việc, họ đã quyết định thành lập công ty của riêng mình, từ đó Nifty Gateway chính thức được ra đời. Tuy nhiên, ở những ngày đầu, công ty đã không làm chủ được công nghệ NFT, người dùng có thể mất một tuần để thiết lập và bắt đầu thu thập nghệ thuật tiền điện tử.
Không lâu sau khi cặp song sinh khác là Tyler và Cameron của nhà Winklevoss, người đã thành lập công ty an ninh mạng Gemini, đã mua lại Nifty Gateway vào tháng 11 năm 2019 và biến nó trở thành trung tâm nghệ thuật kỹ thuật số như ngày nay.
Cameron và Tyler Winklevoss
Token Nifty Gateway là gì?
Tại thời điểm viết bài, Nifty Gateway vẫn chưa có thông báo về việc token riêng của dự án.
Roadmap và cập nhật
Dưới đây là một số cột mốc của Nifty Gateway:
- 19/11/2019: Gemini mua lại Nifty Gateway
- 17/03/2020: Anh em sinh đôi nhà Winklevoss đã launch sàn
- 7/12/2021: Tích hợp thẻ tín dụng lên nền tảng
- 22/3/2022: Ra mắt tính năng Wallet 2 Wallet
- 30/3/2022: Bắt tay cùng Samsung để ra mắt nền tảng NFT cho TV
- 19/7/2022: Ra phiên bản mobile
- 1/9/2022: Bộ công cụ Publishers chính thức ra mắt.
- 18/10/2022: Mở rộng sang hệ sinh thái Immutable X
Đội ngũ dự án, nhà đầu tư và đối tác
Đội ngũ dự án
Đội ngũ dự án hiện tại bao gồm:
- Founder: Griffin Cock Foster
- Co-Founder: Duncan Foster
Tuy nhiên, vào ngày 25/1/2023, cả Griffin Cock Foster và Duncan Foster đều rời công ty và được điều hành bởi đội ngũ dưới đây:
- CTO: Eric Winer
- BD Lead: Anoop Kansupada
- Product Manager: Tommy Lee
Nhà đầu tư
Vào ngày 01/05/2019, dự án có gọi vốn thành công trong vòng pre seed từ nhà đầu tư là Boost VC, tuy nhiên không công bố số tiền cụ thể. Năm 2021, dự án cũng đã gọi vốn thành công vòng seed với số tiền 10 triệu USD từ 2 nhà đầu tư chính là Polychain Capital và Ethereal Ventures.
Nifty Fundraising Rounds
Đối tác
Hiện tại không có thông tin về đối tác chiến lược của Nifty Gateway.
Tổng kết
Nifty Gateway đã thu hẹp khoảng cách giữa cộng đồng và thế giới phi tập trung, đặc biệt là không gian NFT khi đơn giản hóa các bước tiếp cận với các tác phẩm NFT bằng thương thức thành toàn thông thường như qua thẻ tín dụng từ.Hy vọng bài viết trên của DeFiX sẽ giúp bạn hiểu hơn về Nifty Gateway.