Bài viết này nối tiếp phần 1: Nến Nhật là gì? Các mô hình nến Nhật phổ biến phần 1.
Nến Nhật là gì?
Nến Nhật (Japanese Candlestick) là một công cụ đắc lực trong phân tích kỹ thuật. Thông qua nến Nhật, nhà đầu tư có thể biết chính xác được giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất trong một khoảng thời gian, từ đó làm căn cứ để xác định chiều biến động tiếp theo của thị trường.
Ứng dụng của mô hình nến Nhật
Nến nhật có nhiều ứng dụng trong trading bởi tính tức thời, trực quan và dễ sử dụng của nó. Mô hình nến Nhật có các ứng dụng như:
- Nếu coi nến Nhật là một chỉ báo kỹ thuật, thì đây chắc chắn là chỉ báo được sử dụng nhiều nhất trên thế giới.
- Ngoài ra ứng dụng của nến nhật còn giúp ích trong việc vẽ hỗ trợ kháng cự chính xác. Nếu không có nến nhật, dùng biểu đồ đường sẽ rất khó vẽ hỗ trợ kháng cự.
- Cũng chính nhờ tính phổ biến của Nến Nhật, nên biểu đồ nến là thước đo tâm lý chính xác nhất trong thị trường tài chính dành cho mọi nhà đầu tư.
- Nến nhật có thể cho bạn biết những tín hiệu đảo chiều của giá, những vùng tích lũy cũng như dấu hiệu cần mua vào hay bán ra.
Các mô hình nến Nhật cơ bản
Mô hình nến Spinning Top – Con xoay
Mô hình nến Spinning Top
Nhận dạng mô hình nến Nhật Spinning Top:
- Thân nến nhỏ.
- Bóng nến trên và dưới dài.
Ý nghĩa của mô hình nến Nhật Spinning Top:
- Khi thị trường mở cửa, cả phe mua và phe bán đều cố gắng giành quyền kiểm soát (điều này dẫn đến bóng nến trên và dưới dài)
- Vào cuối phiên, không phe nào có được ưu thế (thân nến nhỏ)
Tóm lại nến Spinning Top cho thấy sự biến động đáng kể trên thị trường, áp lực tranh giành quyền kiểm soát giữa phe mua và phe bán nhưng không có người chiến thắng rõ ràng.
Mô hình nến Marubozu
Mô hình nến Marubozu
Nhận dạng mô hình nến Nhật Marubozu:
- Thân nến lớn.
- Không có bóng nến.
Ý nghĩa của mô hình nến Nhật Marubozu:
- Nến Marubozu tăng cho thấy phe mua kiểm soát toàn bộ phiên giao dịch từ đầu đến cuối.
- Nến Marubozu giảm cho thấy phe bán kiểm soát toàn bộ phiên giao dịch từ đầu đến cuối.
Mô hình nến Nhật Hammer và Inverted Hammer
Mô hình nến Hammer (nến Búa)
Mô hình nến Hammer
Nhận dạng nến Hammer:
- Thân nến nhỏ
- Bóng nến trên rất nhỏ hoặc không có
- Bóng nến dưới dài
Ý nghĩa nến Hammer:
- Nến Hammer cho thấy ban đầu phe bán chiếm ưu thế khi giảm mạnh so với điểm mở cửa, nhưng về sau phe mua chiếm lại ưu thế khi đẩy giá lên, tạo bóng dưới nến dài.
- Nếu nến Hammer xuất hiện trong một xu hướng giảm thì rất có thể đó là dự báo cho một sự đảo chiều tăng.
Mô hình nến Inverted Hammer (nến Búa ngược)
Mô hình nến Inverted Hammer
Như tên gọi thì nến Inverted Hammer giống với nến Hammer nhưng xoay ngược lại.
Nhận dạng mô hình nến Inverted Hammer:
- Thân nến nhỏ
- Bóng nến dưới rất nhỏ hoặc không có
- Bóng nến trên dài
Ý nghĩa mô hình nến Inverted Hammer:
- Nến Inverted Hammer cho thấy ban đầu phe mua chiếm ưu thế khi đẩy giá lên cao so với giá mở cửa, nhưng về sau phe bán lấy lại ưu thế khi đẩy giá xuống tạo thành bóng nến trên dài.
- Nếu nến Inverted Hammer xuất hiện trong một xu hướng tăng thì rất có thể đó là dự báo cho một sự đảo chiều giảm.
Mô hình nến Doji
Mô hình nến Doji
Nhận dạng nến Doji:
Doji là nến có giá mở cửa trùng hoặc rất gần với giá đóng cửa.
Ý nghĩa nến Doji:
Nến Doji cho thấy sự cân bằng giữa phe mua và phe bán. Cả phe mua và phe bán đều không thể giành quyền kiểm soát và kết quả về cơ bản là một trận hòa.
Tuy nhiên Doji có 2 biến thể với ý nghĩa khác nhau:
Dragonfly Doji
Mô hình nến Dragonfly Doji
Nhận dạng Dragonfly Doji:
Không giống như một Doji thông thường giá mở cửa và đóng cửa ở gần giữa cây nến. Dragonfly Doji có giá mở cửa và đóng cửa cùng là giá cao nhất trong phiên.
Ý nghĩa của Dragonfly Doji:
Dragonfly Doji cho thấy phe mua từ chối giá thấp hơn khi tăng áp lực mua vào cho đến thời điểm cuối phiên giao dịch. Qua đó cho thấy phe mua đang có lợi thế lớn hơn khi bước qua phiên giao dịch sau.
Gravestone Doji
Mô hình nến Gravestone Doji
Nhận dạng Gravestone Doji:
Gravestone Doji có giá mở cửa và đóng cửa cùng là giá thấp nhất trong phiên.
Ý nghĩa của Gravestone Doji:
Gravestone Doji cho thấy phe bán từ chối giá cao hơn khi tăng áp lực bán ra cho đến thời điểm cuối phiên giao dịch. Qua đó cho thấy phe bán đang có lợi thế lớn hơn khi bước qua phiên giao dịch sau.
Mô hình nến Engulfing (nhấn chìm)
Mô hình nến Engulfing
Nhận dạng mô hình nến Engulfing:
- Thân nến sau hình dạng to bao phủ cây nến trước.
- Bóng nến trên, dưới rất nhỏ hoặc không có.
- Mô hình nến Engulfing thường xuất hiện ở cuối một xu hướng giảm hoặc một xu hướng tăng.
Ý nghĩa mô hình nến Engulfing:
- Dấu hiệu cho thấy sự đảo chiều đột ngột của thị trường. Nến Engulfing thường được bắt gặp ở đỉnh hoặc đáy, đi ngược lại so với xu hướng trước.
- Nến Bullish Engulfing thể hiện áp lực mua mạnh mẽ hơn so với lực bán.
- Ngược lại Bearish Engulfing thể hiện áp lực bán mạnh mẽ hơn so với lực mua.
Mô hình nến Dark Cloud over (mây đen che phủ)
Mô hình nến Dark Cloud over
Nhận dạng mô hình nến Dark cloud cover (mây đen che phủ):
- Cây nến thứ nhất trong mô hình là nến tăng lớn (nến xanh) với phần thân dài.
- Cây nến thứ hai là nến giảm (nến đỏ) có giá đóng cửa nằm ở dưới 50% thân nến xanh trước đó.
- Thường bắt gặp mô hình nến Dark cloud cover ở đỉnh, báo hiệu xu hướng tăng đã kết thúc, giá chuẩn bị điều chỉnh.
Ý nghĩa mô hình nến Dark cloud cover:
- Trong một xu hướng tăng, khi xuất mô hình nến Dark cloud cover thể hiện được lực mua yếu dần và khả năng có điều chỉnh quay về xu hướng giảm hoặc điều chỉnh ngắn hạn.
- Khi đường hỗ trợ bị phá vỡ bởi cây nến tiếp theo thì có thể đặt lệnh bán.
Mô hình nến Piercing (xuyên thấu)
Mô hình nến Piercing
Nhận dạng mô hình nến Piercing (xuyên thấu):
- Cây nến thứ nhất trong mô hình là nến giảm lớn (nến đỏ) với phần thân dài.
- Cây nến thứ hai là nến tăng (nến xanh) có giá đóng cửa cao hơn 50% thân nến đỏ trước đó.
- Thường bắt gặp mô hình nến Piercing ở đáy, báo hiệu xu hướng giảm đã kết thúc, có thể quay lại xu hướng tăng.
Ý nghĩa mô hình nến Piercing:
- Khi mô hình nến Piercing xuất hiện phe mua đạt được lợi thế, xu hướng tăng giá của thị trường sẽ bắt đầu.
- Khi đường kháng cự bị phá vỡ bởi cây nến tiếp theo thì có thể đặt lệnh mua.
Mô hình nến Evening star (sao hôm)
Mô hình nến Evening star
Nhận dạng mô hình nến Evening star (sao hôm):
- Nến 1 là nến tăng có thân dài.
- Nến 2 là nến nhỏ, thân ngắn.
- Nến 3 là nến giảm thân lớn, có giá đóng cửa thấp hơn 50% thân nến 1.
Ý nghĩa mô hình nến Evening Star:
- Mô hình nến thể hiện xu hướng giảm, cho thấy được áp lực bán tăng mạnh, thể hiện được sự đảo chiều giảm giá.
- Trong một số trường hợp, nến Evening star cũng xảy ra ngay trong một xu hướng giảm và là dấu hiệu dự báo giá sẽ tiếp diễn xu hướng giảm hiện tại.
Mô hình nến Morning star (sao mai)
Mô hình nến Morning star
Nhận dạng mô hình nến Morning star (sao mai):
- Nến 1 là nến giảm có thân dài.
- Nến 2 là nến nhỏ, thân ngắn.
- Nến 3 là nến tăng thân lớn, có giá đóng cửa cao hơn 50% thân nến 1.
Ý nghĩa mô hình nến Morning star:
- Mô hình nến thể hiện xu hướng tăng, áp lực mua tăng mạnh, thể hiện được sự đảo chiều tăng giá.
- Trong một số trường hợp, nến Morning star cũng xảy ra ngay trong một xu hướng tăng và là dấu hiệu dự báo giá sẽ tiếp diễn xu hướng tăng hiện tại.
Mô hình nến Harami (bà bầu)
Mô hình nến Harami
Nhận dạng mô hình nến Harami:
- Nến thứ nhất có thân nến dài.
- Cây nến thứ 2 có giá đóng cửa và giá mở cửa nằm lọt trong hẳn thân nến trước.
- Nếu giá đóng cửa, mở cửa, giá cao nhất và thấp nhất của nến thứ hai nằm trong nến thứ nhất sẽ thể hiện tín hiệu đảo chiều sẽ mạnh mẽ hơn.
- Phần bóng nến và thân của nến thứ hai càng nhỏ, hình dạng càng giống nến Doji thì tỷ lệ đảo chiều càng cao.
Ý nghĩa mô hình nến Harami:
- Mô hình nến Harami biểu thị sự mất đà của thị trường. Cảnh báo sự đảo chiều của thị trường sau một xu hướng Mua hoặc bán mạnh mẽ. Mô hình nến Harami sử dụng để bắt đỉnh hoặc đáy tương tự như mô hình Engulfing.
- Thể hiện rõ xu hướng hiện tại đang dần yếu đi, và thị trường đang có xu hướng mới.
Hạn chế của mô hình Nến Nhật
Phải chờ nến xác nhận
Nến Nhật có thể tạo phá vỡ giả trong phiên nến tiếp theo – phá vỡ một mức giá nhưng không tiếp tục di chuyển được. Một sự phá vỡ giả thực chất là 1 sự di chuyển ngược trên thị trường quét sạch những trader vào thị trường theo cảm xúc thay vì suy nghĩ logic và tích cực.
Chính vì thế khi sử dụng Nến Nhật, bạn bắt buộc phải chờ nến đóng phiên khi cần xác nhận phá vỡ vùng hỗ trợ kháng cự từ 1 đến 3 thanh nến tiếp theo. Trong thời gian đó, khi thị trường biến động mạnh có thể khiến bạn bạn bỏ lỡ các điểm vào lệnh tiềm năng.
Cần kinh nghiệm để xác định tín hiệu rõ ràng
Nến Nhật có hơn 10 mô hình nến khác nhau với đặc điểm và tín hiệu riêng biệt. Việc nhận biết và kết hợp các tín hiệu với nhau đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm trong phân tích và giao dịch. Điều này có thể gây khó khăn cho những trader mới.
Không cho thấy xu hướng dài hạn
Nến Nhật thường được các trader sử dụng để giao dịch trong ngày hơn là các holder. Vì chúng không cho thấy xu hướng dài hạn của thị trường.
Một số lưu ý khi sử dụng Nến Nhật
Khi sử dụng mô hình nến Nhật để phân tích trong giao dịch, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Không nên sử dụng riêng lẻ: Nến Nhật không thích hợp để sử dụng riêng lẻ vì có khá nhiều tín hiệu nhiễu. Bạn nên kết hợp chúng với đường xu hướng, kháng cự hỗ trợ hoặc một số chỉ báo khác.
- Cần kiên nhẫn chờ nến đóng nến (và nến xác nhận). Không nên vào lệnh không phiên nến thì có thể đó chỉ là sự phá vỡ giả (false breakout).
- Một mô hình nến có thể có nhiều tên gọi khác nhau. Vì thế, bạn không cần phải nhớ tên gọi của tất cả các mô hình này.
Kết luận
Bài viết của DeFiX tới đây là kết thúc. Hi vọng những thông tin này hữu ích với các nhà đầu tư!
Hãy theo dõi DeFiX.Network để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị, mới nhất về thị trường trường tài chính và tiền điện tử nhé.
Hẹn gặp lại các bạn trong các bài chia sẻ, hướng dẫn tiếp theo. Chúc các bạn đầu tư thành công!