Multi-chain là gì? Lý do các dự án đều hướng tới Multi-chain?

Multi-chain là gì?

Multi-chain trong Crypto có nghĩa là “đa chuỗi, đa nền tảng”. Nếu một dự án được triển khai theo mô hình multi-chain, điều này đồng nghĩa với việc nó triển khai trên ít nhất 2 hệ sinh thái, có thể là Ethereum, Binance Smart Chain, Solana, Polkadot, Avalanche hoặc các blockchain khác.

Tại sao cần Multi-chain?

Trong bối cảnh tài chính phi tập trung DeFi ngày càng bùng nổ, Multi-chain nổi lên cho thấy sự quan trọng của nó trong việc tăng trải nghiệm của người dùng. 

Bạn dễ thấy rằng trong cùng phân khúc AMM DEX, mỗi nền tảng đều có những dự án nổi bật. Ví dụ như trên Ethereum thì có Uniswap, Polygon lại có Quickswap. 

Thế nhưng mỗi dự án trên đều vẫn đang hoạt động mang tính đơn lẻ, chưa có sự kết nối. Chúng chủ yếu khi phục vụ người dùng trong cùng hệ sinh thái chứ chưa tiếp cận toàn diện được với blockchain khác. 

Tuy nhiên nếu những dự án đó triển khai trên Multi-chain, chúng sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn nhiều. Cụ thể như:

  • Tiếp cận với lượng lớn người dùng lớn trên các hệ sinh thái blockchain khác nhau.
  • Cải thiện tốc độ giao dịch, luân chuyển tài sản giữa ra những chuỗi khối khác nhau.
  • Tận dụng tốt ưu điểm của nhiều chuỗi blockchain liên kết trên Multi-chain.
  • Tạo điều kiện để token hóa trên các blockchain khác nhau.
  • Nội dung hoạt động trên blockchain nhỏ có thể tiếp cận với những dịch vụ ở blockchain lớn hơn.
  • Giảm thiểu rủi ro cho bản thân dự án. Khi 1 dự án triển khai trên nhiều blockchain khác nhau, nếu có một chain nào đó gặp vấn đề thì dự án cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều.

Hạn chế của Multi-chain

  • Về cơ bản, việc triển khai Multi-chain vốn không phải là dễ dàng. Các dự án sẽ phải dành nhiều thời gian nghiên cứu và điều chỉnh khi muốn triển khai trên 1 hệ sinh thái mới bởi mỗi hệ sinh thái sẽ có những đặc trưng khác nhau (ví dụ như ngôn ngữ lập trình, bộ công cụ hỗ trợ,…). Bên cạnh đó là các vấn đề về quản lý, duy trì hoạt động để các hệ sinh thái phát triển mạnh mẽ, đồng đều.
  • Vấn đề bảo mật của Multi-chain cũng vẫn còn nhiều tranh cãi. Có thể nói Multi-chain hiện chưa đủ bảo mật, chưa đủ an toàn, chưa đủ nhanh,… để đáp ứng được nhu cầu phi tập trung của toàn ngành bởi nó vẫn còn là một lĩnh vực mới, cần nhiều thời gian nghiên cứu và phát triển.

Các dự án nổi bật đã triển khai Multi-chain

Tether (USDT)

Tether (USDT) là stablecoin nổi bật nhất và chiếm đến 80% thị phần của stablecoin của thị trường Crypto. Bằng việc triển khai multi-chain từ rất sớm, Tether đã được phần lớn những nhà đầu tư tin tưởng, chấp nhận và sử dụng. Hiện nay USDT đã có mặt trên hơn 20 hệ sinh thái khác nhau như Ethereum, BNB Chain, Solana, Algorand, Fantom, Polygon…

Polkadot (DOT)

Polkadot là một mạng đa chuỗi phân mảnh, người dùng có thể giao dịch trên nhiều chuỗi cùng một lúc mà không cần phải di chuyển từ mạng này sang mạng khác. Nó cho phép các nhà phát triển xây dựng blockchain của họ (“parachains”) trên cơ sở hạ tầng hiện có. Mạng Polkadot hoạt động như chuỗi Layer-0 mà trên đó nhiều chuỗi Layer-1 có thể được xây dựng. 

Polkadot sử dụng mô hình phân đoạn với cấu trúc gồm 4 phần gồm Relay Chain, parachain, parathread và bridge. Parachain, parathread là các blockchain độc lập được kết nối với Relay Chain. Relay Chain có nhiệm vụ đảm bảo kết nối linh hoạt và tính đồng thuận giữa các parachain, parathread trong mạng Polkadot cũng như duy trì bảo mật và giao thức đồng thuận của hệ thống. 

Nói một cách đơn giản, Polkadot tìm cách trở thành “một blockchain của các blockchain”

Cosmos (ATOM)

Cosmos là một nền tảng blockchain Layer 0 với cơ chế đồng thuận Tendermint. Tầm nhìn của dự án là xây dựng một “Internet of Blockchains”, tạo ra một thế giới mà các nền tảng Layer 1 liên kết với nhau thông qua cầu nối có tên là IBC (Internet Blockchain Communication). Cho đến nay, những nền tảng phổ biến đã có mặt trên Cosmos IBC bao gồm Terra, BNB Chain, Osmosis, Crypto.org, THORChain…

Multichain (MULTI)

Multichain (trước đây là AnySwap) là một dự án định tuyến đa chuỗi hỗ trợ nhiều hệ sinh thái khác nhau, cho phép người dùng chuyển giao tài sản giữa các blockchain với nhau và khai thác thanh khoản.

Hiện Multichain hỗ trợ 28 chuỗi và đóng vai trò là cầu nối cho khoảng 1,295 loại tài sản giữa các blockchain được hỗ trợ, bao gồm Ethereum, BSC, Avalanche, Moonriver,… Nền tảng đang sở hữu hơn 300,000 người dùng với TVL lên tới $6,71 tỷ.

Để cải thiện khả năng bảo mật, Mutichain sử dụng mô hình tính toán đa bên, chữ kí ngưỡng (Multi-party Computation,Threshold Signature Scheme) và không giám sát (MPC/TSS + Non-Custodial). Bên cạnh đó, dự án cũng thiết lập quỹ bảo mật Security Funds để đề phòng những sự cố bất ngờ có thể xảy ra.

Sở hữu phí giao dịch thấp, thời gian chuyển tài sản thông qua cầu nối nhanh và mức độ bảo mật cao, Multichain hứa hẹn sẽ trở thành công cụ định tuyến ưu việt nhất dành cho Web 3.0, tích hợp thêm cầu nối NFT và phát triển thêm nhiều giải pháp Cross-chain mới trong tương lai.

SushiSwap (SUSHI)

SushiSwap là một nền tảng giao dịch tiền điện tử phi tập trung được xây dựng ban đầu trên Ethereum nhằm cạnh tranh với Uniswap. SushiSwap cũng là một trong những dự án multi-chain trong mảng AMM DEX nổi bật nhất hiện nay khi hỗ trợ tới 14 chain khác nhau như Ethereum, Polygon, Moonbeam, Avalanche…

Multi-chain sẽ là xu hướng trong thời gian tới

Triển vọng về một tương lai của Multi-chain Network đã dẫn tới việc các nhà đầu tư đổ tiền vào những dự án được thiết kế để hỗ trợ nhiều blockchain khác nhau.

Theo dữ liệu từ The Block Research, 33% các dự án gọi vốn thành công trong năm 2021 đều định hướng hỗ trợ đa chuỗi. Phần lớn các dự án này tương thích với EVM, nghĩa là chúng sẽ hỗ trợ Ethereum, các nền tảng Ethereum Layer-2 và các Layer-1 tương thích khác như BSC, Avalanche hay Fantom,…

Theo xu hướng phát triển của thị trường hiện tại, sẽ ngày càng có nhiều dự án tiềm năng bắt đầu triển khai Multi-chain bằng việc phát triển và phổ biến sản phẩm của mình trên những nền tảng mới. Nếu thành công, dự án sẽ có tính ứng dụng cao hơn, thu hút được một lượng người dùng mới và đồng thời tạo ra dòng tiền mới cho dự án.

Tiềm năng đầu tư vào Multi-chain

  • Để tìm kiếm cơ hội đầu tư trong Multi-chain, bạn hãy liệt kê và theo dõi các dự án DeFi trong nhiều hệ sinh thái khác nhau, các dự án thuộc các lĩnh vực trọng yếu như AMM DEX, Lending & Borrowing hiện chưa triển khai Multi-chain. Các mảng trọng yếu này thường được quan tâm và triển khai đầu tiên vì tính cần thiết và phổ biến của chúng.
  • Các dự án trưởng thành trong hệ sinh thái ban đầu có xu hướng được triển khai và thu hút người dùng trên các chuỗi khác.
  • Bên cạnh đó, hãy thường xuyên theo dõi các kênh truyền thông, mạng xã hội của các blockchain đang phát triển như Binance Smart Chain, Solana hay Polkadot. Trước khi triển khai trên các chuỗi mới, dự án thường sẽ phát triển một công cụ Cross-chain để giúp người dùng chuyển tài sản tới các chuỗi đó hoặc tổ chức các buổi AMA với đội ngũ phát triển để thông báo về việc hợp tác trong tương lai.

Kết luận

Hy vọng qua bài viết trên bạn đọc sẽ có được những thông tin và kiến thức bổ ích về Multi-chain. Multi-chain được kỳ vọng là một công nghệ của tương lai, kết nối thế giới blockchain lại với nhau, giúp người dùng có thể trải nghiệm những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất mà các blockchain có thể đem lại.

Xem thêm: Cross-chain là gì? Cách thức hoạt động của Cross-chain – DeFiX

Michael: