Market Maker là thuật ngữ vô cùng quen thuộc và ngày càng phổ biến trong thị trường Crypto. Chắc hẳn có rất nhiều nhà đầu tư thắc mắc ai là người đứng sau các cuộc giao dịch “triệu đô”? Nhân tố nào khiến các cuộc giao dịch được triển khai liền mạch? Câu trả lời dành cho bạn chính là Market Maker. Để tìm hiểu chi tiết hơn về Market Maker trong thị trường, hãy theo dõi bài viết dưới đây của DeFiX.Network nhé!
Market Maker là gì?
Market Maker (viết tắt là MM) bao gồm 2 từ chính là Market (thị trường) và Maker (Người tạo ra), vậy có thể hiểu Market maker là những nhà tạo lập thị trường.
Market Maker còn được gọi là các Cá voi trong thị trường khi họ vừa đóng vai trò cung cấp thanh khoản hoặc tạo ra cơ hội cho nhiều người tham gia giao dịch thị trường, thực hiện mua bán số lượng lớn đồng coin.
Điều này giúp tạo ra tính thanh khoản trên thị trường và giúp các giao dịch được diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ. Nếu như không có các MM thì thị trường sẽ kém thanh khoản hơn. Điều này sẽ gây khó khăn cho các giao dịch của những nhà đầu tư.
Cách Market Maker (MM) kiếm lợi nhuận
Để hiểu hơn về cách mà các Nhà tạo lập thị trường hoạt động, hãy theo dõi một ví dụ sau: Khi bạn bán 5.000 coin cụ thể, một nhà tạo lập thị trường sẽ mua nó từ bạn với cái được gọi là giá chào mua.
Sau đó, họ sẽ quay lại và bán nó cho người mua với giá chào bán. Các nhà tạo lập thị trường sau đó có thể bán các coin đã mua này cho các công ty đại lý môi giới trong sàn giao dịch của họ. Hãy nhớ rằng khi các nhà tạo lập thị trường mua crypto, không phải lúc nào họ cũng có người mua xếp hàng ngay lập tức.
Điểm đặc trưng của các Market Maker (MM)
- MM có thể là một cá nhân hoặc tổ chức thành viên của sàn giao dịch, đóng vai trò “mảnh ghép” còn lại của thị trường.
- Nhiệm vụ của MM là mua, bán tài sản với mức giá cụ thể trong hệ thống giao dịch.
- Mục tiêu của MM là kiếm lời từ chênh lệch giá mua và bán.
- MM hoạt động dưới danh nghĩa là công ty môi giới, hỗ trợ khách hàng đầu tư vào các lĩnh vực tài chính.
- Lợi nhuận từ chênh lệch giá được xem là phần thưởng bù đắp cho những rủi ro cho MM khi họ nắm giữ tài sản và tạo thanh khoản.
Tại sao Market Maker lại quan trọng?
Đảm bảo thị trường vẫn được thanh khoản
Các nhà tạo lập thị trường đảm bảo rằng thị trường vẫn thanh khoản, điều này rất quan trọng để các giao dịch khác có thể xảy ra. Họ cũng luôn sẵn sàng để “tạo ra thị trường”, tức là mua hoặc bán theo giá niêm yết công khai và tạo ra một thị trường thanh khoản hơn.
Luôn cập nhật giá để phản ánh cung cầu trên thị trường
Cung và cầu cũng chịu sự ảnh hưởng của Market Maker rất nhiều. Bởi vì, họ chính là người thường xuyên cập nhật giá để phản ánh cung và cầu hiện tại. Điều quan trọng cần lưu ý chính là: Các nhà tạo lập thị trường phải liên tục cập nhật giá mua và giá bán của họ để phản ánh đầy đủ điều kiện thị trường.
Điều chỉnh giá thị trường
Các nhà tạo lập thị trường cũng giúp điều chỉnh giá của các crypto. Vì các nhà tạo lập thị trường có thể kiểm soát số lượng coin trong thị trường và họ đặt giá cho những coin này dựa trên cung và cầu, họ có thể giúp tăng giá của một đồng coin bị định giá thấp. Hoặc hạ giá của một đồng coin đang ở giá cao.
Sự khác nhau giữa Market Make (MM) và Automated Market Maker (AMM)
Market Maker & Automated Market Maker có 2 điểm khác biệt chính đó là:
AMM là giải pháp thanh khoản tốt hơn cho các LTAs (Long-Tails Assets)
Cả MM và AMM cùng là giải pháp tốt để cung cấp thanh khoản cho các tài sản giao dịch trên thị trường. Tuy nhiên trên thực tế, các MM ít khi chấp nhận tạo Market cho các Long-Tails Assets do một số đặc điểm sau:
- Khối lượng giao dịch không cao và cũng không bền vững.
- Thường xuyên xảy ra biến động giá mạnh.
Thực chất, MM hoạt động chủ yếu là để tạo ra lợi nhuận. Việc tạo thị trường giao dịch cho LTAs không thu về lợi nhuận cao và khá rủi ro, sẽ không là sự lựa chọn tốt nhất cho họ.
Với các AMM trên thị trường tiền điện tử, đối với bất cứ người dùng hay tài sản nào đều được cung cấp thanh khoản theo mô hình của AMM. Vì thế, ở hiện tại, AMM sẽ phù hợp hơn để làm giải pháp thanh khoản cho các Long-Tails Assets trên thị trường Crypto.
Phí giao dịch
Ngoài ra, phí giao dịch là điểm khác biệt giữa AMM và MM. Đối với các nhà đầu tư, phí giao dịch trên thị trường Market Maker thấp hơn khá nhiều so với Automated Market Maker. Chúng ta có thể thấy điều này qua phí giao dịch của sàn Binance và sàn Uniswap như sau:
- Mức phí tiêu chuẩn trên sàn Binance là 0.1% còn mức phí của sàn Uniswap là 0.3%.
- Các sàn giao dịch như FTX có phí giao dịch thấp hơn so với của Binance, phí giao động từ 0.02% đến 0.07%.
Điều này chủ yếu đến từ các rủi ro trong việc cung cấp thanh khoản cho các thị trường. Với những thị trường được tạo bởi Automated Market Maker, người cung cấp thanh khoản phải chịu rủi ro nhiều hơn so với các nhà cung cấp thanh khoản tại các thị trường được tạo bởi Market Maker.
Kết luận
Hy vọng thông qua bài viết trên, các nhà đầu tư có thể nắm bắt được những thông tin tổng quan về về Market Maker (MM) & Automated Market Maker (AMM) trong thị trường Crypto
Hãy theo dõi DeFiX.Network để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị, mới nhất về thị trường trường tài chính và tiền điện tử nhé. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài chia sẻ, hướng dẫn tiếp theo. Chúc các bạn đầu tư thành công!