Market cap là một yếu tố rất quan trọng để đánh giá thị trường, đánh giá coin và đánh giá dự án. Vậy Market Cap là gì? Tìm hiểu sâu hơn về vốn hóa thị trường qua bài viết sau đây.
Market Cap là gì?
Vốn hóa thị trường (Market Capitalization) là tổng giá trị của thị trường cổ phiếu đang được lưu hành của một công ty được niêm yết trên sàn. Giá trị vốn hóa thị trường chính là thước đo cho quy mô của một doanh nghiệp, được xác định bằng tổng số tiền mua lại toàn bộ doanh nghiệp đó với điều kiện hiện tại.
Thuật ngữ này là một trong những chỉ số quan trọng giúp các nhà đầu tư tham khảo trước khi đưa ra quyết định. Quy mô và tốc độ phát triển vốn hóa thị trường của một doanh nghiệp sẽ thể hiện được mức độ hoạt động hiệu quả về kinh tế và quản trị của doanh nghiệp đó. Đặc biệt chỉ tiêu này sẽ được công bố công khai hằng năm trên cổng thông tin điện tử. Do đó, về tính minh bạch, chỉ số này là đáng tin cậy với các nhà đầu tư.
Trong lĩnh vực Crypto, Market Cap là giá trị vốn hóa của thị trường tiền điện tử. Vốn hóa thị trường là cách để xếp hạng kích cỡ tương đối của một đồng coin trên thị trường tiền kỹ thuật số. Tương tự như công thức tính giá trị vốn hóa của một doanh nghiệp, Vốn hóa thị trường của một đồng coin được tính bằng:
Vốn hóa thị trường = Giá (1 Token/coin) × Số lượng tiền đang lưu thông
Bitcoin cho đến hiện nay là tiền điện tử có vốn hóa thị trường cao nhất, với mức gần 132 tỷ USD (lúc cao nhất là 320 tỷ USD), khiến giá trị vốn hóa thị trường này lớn gần bằng với các công ty lớn như IBM, Visa.
Vai trò đối với thị trường tiền điện tử
Bất kể là nhà đầu tư mới tham gia hay đã tham gia lâu, đều phải tìm hiểu và cập nhật tình hình biến động về giá cả và khối lượng giao dịch của các coin trong vòng 24 giờ, và đáng quan tâm nhất là giá trị vốn hóa của thị trường tiền điện tử.
Để rút ra kinh nghiệm, các nhà đầu tư không chỉ chú ý đến biến động giá mà đầu tiên, bạn cần tìm ra nguyên nhân chủ quan và khách quan của những biến động này. Từ đó tìm cho mình cách chơi phù hợp để mang lại hiệu quả kinh tế thông qua việc sử dụng hiệu quả chỉ số CoinMarketCap. Để sử dụng hiệu quả chỉ số này, bạn cần quan tâm đến hai thông tin:
Total Market Cap
Total market Cap (Tổng giá trị vốn hóa thị trường tiền điện tử) sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát và nắm được độ lớn hiện tại của toàn bộ thị trường tiền điện tử.
Ví dụ: 25/02/2022, theo CoinMarketCap, tổng giá trị vốn hóa của thị trường Cryptocurrency là: $1,750,166,714,339
Các nhà đầu tư có thể đánh giá được quy mô của thị trường tiền điện tử hiện tại, bằng cách so sánh với quy mô hiện tại của các môi trường đầu tư khác, chẳng hạn như thị trường chứng khoán, vàng, Forex hay bất động sản. Từ đó, đưa ra quyết định, thời điểm này đã phù hợp để đầu tư hay chưa.
Điều này tùy thuộc vào khả năng phân tích lợi thế, kết hợp với ưu nhược điểm của bản thân.
Từ số liệu cho trên, chúng ta sẽ chia vốn ra như thế nào để đầu tư vào các thị trường.
Giá trị vốn hoá của một đồng coin riêng lẻ
Vốn hóa của đồng coin cụ thể đóng một vai trò rất quan trọng vì nó nói cho ta biết được tổng số tiền các nhà đầu tư khác đang đầu tư vào đồng coin này là bao nhiêu, so sánh với các coin khác trong thị trường tại cùng thời điểm; hoặc cũng có thể so sánh với chính đồng coin này giữa nhiều ngày trong một tháng, giữa các tháng hay thậm chị qua các năm. Tùy vào mục đích và nguồn vốn mà bạn đầu tư.
Volume 24h
Để tăng tính hiệu quả khi sử dụng yếu tố vốn hóa thị trường, bạn cần kết hợp với việc theo dõi Volum 24h. Tại sao lại như vậy? Khi nhìn vào Volume 24h, nhà đầu tư sẽ nắm bắt được tính thanh khoản của đồng coin đó là cao hay thấp.
Nếu bạn thấy giá một đồng coin trên Market Cap tăng nhiều %, nhưng khi nhìn vào volume chỉ có chưa tới 1 BTC như vậy thì các bạn cần cân nhắc đến việc đầu tư vào coin này, bởi vì có thể coin này đang bị cá mập đẩy giá lên, nên thực sự việc đưa ra quyết định đầu tư vào các loại tiền điện tử có tính thanh khoản thấp như vậy là thực sự nguy hiểm.
Chỉ số vốn hóa thị trường của các đồng coin rất quan trọng, nhưng rất nhiều các yếu tố khác có sức ảnh hưởng lớn đến thị trường kỹ thuật số. Do đó, các nhà đầu tư phải nghiên cứu cẩn thận các khoản đầu tư tiềm ẩn bên ngoài lượng cung tiền tệ mã hóa. Ngay cả những coin có giá trị vốn hóa cao nhất vẫn đang phải chịu tác động từ sự dịch chuyển của cá mập trong hệ sinh thái Bitcoin lẫn Altcoin.
Định giá pha loãng hoàn toàn là gì?
Định giá pha loãng hoàn toàn – Fully Diluted Valuation (FDV) là tổng giá trị tất cả các token của một dự án kể cả các token đang bị lock, chưa cung ra thị trường. Công thức tính như sau:
FDV = Giá thị trường x Tổng cung
FDV sẽ giúp chúng ta xác định được tổng giá trị thực sự của một dự án trong trường hợp được unlock 100%.
Dễ hiểu hơn, một nhà đầu tư khi quyết định mua Token A tại mức giá $5 – tương đương vốn hóa lúc đó là $50M và định giá pha loãng hoàn toàn lúc đó là $1B thì khi số lượng token được unlock 100% trong điều kiện giá Token A không đổi, vốn hóa của dự án sẽ tăng lên nhưng xét về lợi nhuận thì nhà đầu tư không có lời.
Do đó, FDV là dữ liệu rất quan trọng trong quá trình ra quyết định đầu tư một dự án.
Vai trò, ý nghĩa của vốn hóa đối với một dự án
Mức độ biến động
Lý do để giải thích cho cơ sở Vốn hoá lớn thường sẽ biến động thấp hơn, thông qua minh hoạ sau:
- Một token X có giá là $5.0 tương đương FDV khoảng $500M. Khi FDV tăng thêm 100% – tức FDV = $1.0B thì để mua được 1 token X, nhà đầu tư sẽ phải bỏ ra thêm $5.0 để mua (tức $10 = 1 token X).
- Nếu FDV của token X tăng tiếp 100% ⇔ FDV = $2.0B ⇒ Để sở hữu được 1 token X, nhà đầu tư phải bỏ ra thêm $10 (tức $20 = 1 token X).
Có thể thấy vốn hoá đại diện cho giá trị của một loại tài sản nên khi vốn hoá tăng cũng đồng nghĩa với việc phải bỏ ra số tiền lớn hơn để có thể mua cùng một lượng tài sản trước đó.
Với những dự án khi đạt mức vốn hoá cao, thông thường có thể sẽ rơi vào những trường hợp như:
- Token/Coin của dự án chưa có nhiều mục đích sử dụng, điều khiến nhà đầu tư quyết định mua vào ngay cả khi FDV đang lớn là dựa trên cơ sở niềm tin lớn dành cho dự án trong tương lai ⇒ Sẽ khá khó để nhà đầu tư tiếp tục phải bỏ ra một lượng tiền lớn hơn để mua vào cùng một đơn vị tài sản khi công năng sử dụng lại đang thấp hơn so với giá trị thực tế của chúng.
- Với những gì dự án xây dựng & phát triển đến thời điểm đó, token/coin đã tăng trưởng gần đúng với giá trị thực tế của chúng nên việc nhà đầu tư chấp nhận bỏ ra số tiền lớn hơn nhiều lần để mua cùng một lượng token sẽ là rất khó.
Khả năng hấp thụ dòng tiền
Khả năng hấp thụ dòng tiền hay nói cách khác đó là khả năng vốn hóa dự án có thể đỡ được lực xả trên thị trường trong một thời điểm nhất định.
Nói một cách dễ hiểu hơn là giá trị vốn hoá của một dự án sẽ biến động giảm thấp trước áp lực bán mạnh xuất hiện trên thị trường có thể đến từ việc unlock token cho các nhà đầu tư Private Sale, Seed Round, Public Sale,…
Khối lượng giao dịch và vốn hoá của một dự án
Khối lượng giao dịch và vốn hoá của dự án là hai dữ liệu độc lập không phục thuộc vào nhau nhưng lại mang ý nghĩa khá mật thiết để đánh giá một dự án.
Khối lượng giao dịch đại diện cho tính thanh khoản hay nói cách khác là mức độ quan tâm giao dịch trên thị trường đối với một loại tài sản.
Với một dự án khi có vốn hoá (market cap) cao nhưng khối lượng lại nhỏ hơn rất nhiều. Điều này mang ý nghĩa nhà đầu tư đang không quan tâm đến loại tài sản này. Khớp lệnh rất khó.
Việc khớp lệnh khó sẽ dẫn đến trường hợp như sau: Khi nhà đầu tư muốn thực hiện chốt lời nhanh số lượng token của mình nhưng vì thị trường ít người quan tâm giao dịch nên để khớp lệnh nhanh thì nhà đầu tư này phải bán với giá thấp. Ảnh hưởng đến lợi nhuận chốt lời.
Yếu tố ảnh hưởng tới vốn hoá
Để hiểu rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng vốn hóa, chúng ta hãy cùng quay lại công thức tính vốn hoá thị trường của một dự án:
Vốn hoá thị trường = Cung lưu hành x Giá thị trường của Token/Coin
Như vậy trong công thức trên, Vốn hoá thị trường sẽ dựa trên hai biến số:
- Cung lưu hành: Trong trường hợp giá của Token/Coin giữ nguyên nhưng số lượng token cung ra thị trường tăng thêm ⇒ Vốn hoá thị trường của dự án vẫn tăng.
- Giá thị trường: Là giá trong lần khớp lệnh gần nhất của một dự án.
Chiến lược đầu tư với vốn hoá
Thông qua những thông tin trên, có lẽ bạn cũng đã nắm được vốn hoá chính là thước đo giá trị của một dự án nên vốn hoá có thể xem như là một cơ sở để phân tích cơ bản một dự án.
Do đó, chúng ta sẽ dùng chúng để so sánh với các dự án cùng lĩnh vực đã đi trước, phát triển tốt hiện tại đang được thị trường định giá bao nhiêu để làm chuẩn so sánh với các dự án khác.
Sau đó, xem xét dự án mà bạn đang muốn đầu tư và xem xét những yếu tố sau:
- Dự án đã có những sản phẩm gì?
- Doanh thu của dự án trung bình hoặc đang là bao nhiêu?
- Định giá pha loãng hoàn toàn của dự án (FDV) là bao nhiêu?
- Vốn hoá thị trường (Market Cap) là bao nhiêu?
- …
Nếu một dự án này đã có sản phẩm chỉnh chu, doanh thu tương đương hoặc gần bằng nhưng có FDV thấp hơn so với dự án tiêu chuẩn dùng để so sánh thì rõ ràng dự án này đang bị định giá dưới giá trị so với dự án đã thành công đó. Cơ hội đầu tư.
Kết luận
Bài viết của DeFiX tới đây là kết thúc. Hi vọng những thông tin này hữu ích với các nhà đầu tư!
Hãy theo dõi DeFiX.Network để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị, mới nhất về thị trường trường tài chính và tiền điện tử nhé.
Hẹn gặp lại các bạn trong các bài chia sẻ, hướng dẫn tiếp theo. Chúc các bạn đầu tư thành công!