Mainnet và Testnet là gì? Các bước để thực hiện Testnet

Mainnet và Testnet là những thuật ngữ quen thuộc trong giới Crypto hay đặc biệt trong các dự án ICO. Tuy nhiên thì để hiểu rõ về hai thuật ngữ này là điều không dễ dàng. Nếu không hiểu rõ được thuật ngữ trên thật khó có thể đưa ra được quyết định mua bán chính xác trong thị trường đầy biến động như Cryptocurrency. 

Mainnet là gì?

Mainnet là viết tắt của từ Main Network (mạng lưới chính thức) là thuật ngữ dùng để mô tả một phiên bản Blockchain hoàn thiện, được giới thiệu chính thức đến cộng đồng người tiêu dùng.

Mainnet là một phiên bản Blockchain chính thức sau khi đã thử nghiệm Testnet thành công. Khi một đồng tiền Coin phát hành trên Mainnet nghĩa là đồng Coin này đã có Blockchain riêng biệt mà không phụ thuộc vào Blockchain của bất kỳ đồng Coin nào khác, với nền tảng ví riêng có thể giao dịch gửi, nhận.

Việc cho ra mắt phiên bản Mainnet đại diện cho dự án Coin đã đạt được bước tiến đáng kể về mặt công nghệ. Mainnet kết nối các phần mềm ví với nhau và sử dụng cho các giao dịch thông thường.

Ví dụ điển hình nhất là Chainlink (LINK): ChainLink thực hiện Mainnet trên nền tảng của Ethereum, tức là sau khi mainnet, dữ liệu của giao thức ChainLink sẽ được ghi lại trên chuỗi khối của Ethereum.

Như bạn cũng đã biết, dữ liệu ghi trên blockchain không thể thay đổi được. Vì thế, để tránh tình trạng bị sai lệch, lỗi, bug… các giao thức blockchain cần phải thử nghiệm trước trên một mạng gọi là Testnet.

Testnet là gì?

Testnet (hay mạng thử nghiệm) là môi trường để cho các nhà phát triển của dự án thử nghiệm tất cả các tính năng, bảo mật của giao thức blockchain là an toàn trước khi tiến hành Mainnet.

Vì Testnet là một giai đoạn thử nghiệm, dữ liệu chưa chính thức được lưu lại trên blockchain, nên có thể được thay đổi hoặc chỉnh sửa linh hoạt nếu xuất hiện các lỗi (bug) bảo mật, giao dịch không thành công,…

Tầm Quan Trọng Của Testnet & Mainnet

Để có thể giới thiệu một loại tiền điện tử nào đó ra thị trường gần như các dự án đều chọn phương thức phát hành ICO. Sau khi mua token của dự án nhiều người không biết theo dõi tiến triển của dự án để có thể quyết định xem có nên giữ lâu dài hay không. Do đó, Mainnet và Testnet là hai nhân tố cực kỳ quan trọng với một ICO, chúng đóng góp một phần lớn đến sự thành công của dự án trong tương lai.

Khi bắt đầu tìm hiểu về một dự án ICO, đầu tiên cần phải xem xét là Whitepaper của dự án. Trong bản Whitepaper này sẽ có chi tiết về lộ trình phát triển, thời gian thử nghiệm Testnet và phát hành Mainnet

  • Nếu dự án thử nghiệm Testnet thành công thì sẽ cho ra mắt Mainnet và giá của đồng coin này sẽ tăng trưởng mạnh. Đặc biệt bạn phải có niềm tin vào đội ngũ phát triển dự án để dự đoán tiềm năng của đồng coin trong tương lai và đưa ra những quyết định sáng suốt.
  • Nếu như Testnet thất bại, bạn cần phải xem xét có nên tiếp tục hold đồng coin nữa hay không. Vào lúc này đội ngũ phát triển cần có thời gian có thể thực hiện Testnet một lần nữa, trường hợp nếu như thất bại thì quyết định sẽ không giữ token này nữa.

03 bước cơ bản khi làm Testnet

Như ở trên mình đã nói, Testnet hiện đang có vai trò như một mũi tên trúng hai đích, khi vừa có thể khuyến khích người dùng tìm ra lỗi, vừa phân phối token của mình đến những người khả năng cao là thật sự muốn đi cùng team, nên đây là một trong những sự kiện thú vị nhất của bất kỳ dự án nào.

Bước 1: Chuẩn bị ví và nhận faucet testnet

Ở bước này, bạn cần có ví để kết nối với testnet và nhận đồng coin/token thử nghiệm của dự án thông qua faucet testnet.

Tùy vào các mạng lưới chính mà mỗi dự án sẽ yêu cầu các ví khác nhau, ví dụ như ví BEP20 trên mạng BSC, ví SPL trên mạng SPL,…

Bước 2: Trải nghiệm các tính năng

Mỗi dự án đều sẽ có các tính năng khác nhau để bạn trải nghiệm. Do đó, testnet của các dự án cũng sẽ có cách làm khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực của dự án đó: 

  • Nếu là AMM, người dùng có thể Swap, cung cấp thanh khoản trên Testnet.
  • Nếu là Lending, người dùng có thể gửi tiền vào vay thử, hoặc trở thành người cho vay trên Testnet.

Bước 3: Phản hồi ý kiến

Đây là nhiệm vụ chung của tất cả dự án dành cho người dùng khi testnet, bao gồm: phản hồi trải nghiệm trong quá trình sử dụng, các lỗi gặp phải hoặc góp ý xây dựng thêm tính năng cho team.

Một điều lưu ý đó là không phải tất cả Testnet đều có thưởng: 

  • Đôi khi dự án sẽ công khai Airdrop cho những người tham gia Testnet.
  • Một số khác sẽ không công khai nhưng vẫn có kế hoạch Airdrop.
  • Phần còn lại sẽ là không có ý định Airdrop.

Có nên đầu tư vào dự án sắp Mainnet không?

Mainnet sẽ cho biết rằng dự án Blockchain này có đang sở hữu một nền tảng công nghệ tốt hay là không. Một số nhà đầu tư gần như sẽ không có hứng thú đầu tư vào dự án chưa có kế hoạch Mainnet cụ thể dù cho dự án đó đang trong giai đoạn cuối chạy thử Testnet.

Tuy nhiên không phải là dự án Mainnet nào cũng khiến cho một đồng coin tăng giá trị trong dài hạn. Điều quan trọng của một dự án cần thiết phải có lộ trình cụ thể, rõ ràng, sở hữu được đội ngũ tài năng. Việc đầu tư vào dự án Mainnet hay là không đều do tầm nhìn, quyết định của mỗi người.

Kết luận

Bài viết của DeFiX tới đây là kết thúc. Hi vọng những thông tin này hữu ích với các nhà đầu tư!

Hãy theo dõi DeFiX.Network để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị, mới nhất về thị trường trường tài chính và tiền điện tử nhé.

Hẹn gặp lại các bạn trong các bài chia sẻ, hướng dẫn tiếp theo. Chúc các bạn đầu tư thành công!

Michael: