Sự phát triển của hệ sinh thái tiền điện tử trong vài năm trở lại đây đã dẫn đến nhu cầu lớn hơn để xây dựng nhiều ứng dụng trên các blockchain khác nhau. Khi hệ sinh thái ngày càng mở rộng thì việc tương tác, kết nối giữa các blockchain để tìm kiếm cơ hội đầu tư của người dùng một cách hiệu quả nhất cũng là một nhu cầu rất lớn.
Việc tương tác, kết nối các ứng dụng DeFi trên các blockchain đang được thực hiện chủ yếu là sử dụng cầu cross-chain (chuỗi chéo). Tuy nhiên, việc giao dịch xuyên chuỗi này đã bị thiếu hụt hoặc không đáp ứng được nhu cầu hay sự tin tưởng của người dùng (như nhiều vụ hack lớn trong 2022 đã nhắm tới cây cầu nối gần đây) dẫn đến dữ liệu và tính thanh khoản bị phân mảnh trên nhiều ứng dụng khác nhau trên các blockchain khác nhau.
Nhận thấy các vấn đề trên LayerZero được ra đời bằng cách cung cấp giao thức tương tác omnichain một cách hợp nhất, liền mạch các ứng dụng phi tập trung trên các blockchain khác nhau.
LayerZero là gì?
LayerZero là một giao thức Trustless Omnichain đầu tiên mà trên đó chúng ta có thể xây dựng một tập hợp đa dạng các ứng dụng cross-chain.
Với LayerZero, các developers có thể triển khai các ứng dụng như DEX cross-chain hoặc Yield Aggregator đa chuỗi (Mutil-chain Yield Aggregator) mà không cần phải dựa quá nhiều vào các giao dịch trung gian. Có thể hiểu theo một cách đơn giản, LayerZero là một hệ thống cho phép các giao dịch lưu chuyển tự do giữa các chuỗi nhằm hợp nhất các pool thanh khoản bị phân mảnh. Ngoài ra, LayerZero còn cung cấp các fabric network làm nền tảng cho hệ sinh thái fully-connected omnichain trong tương lai.
Kiến trúc của LayerZero được thiết kế như thế nào?
User Application (UA)Kiến trúc của LayerZero
Endpoints
LayerZero Endpoints là giao diện hướng về người dùng. Chúng được tạo thành từ bốn mô-đun: Communicator, Validator, Network và Libraries. Chức năng cốt lõi của Endpoint xoay quanh Communicator, Validator và Network và mỗi khi có chuỗi mới được thêm vào sẽ được xem như một Thư viện bổ sung (Libraries). Điều này đảm bảo một thiết kế mô-đun cho phép LayerZero thêm chuỗi mới một cách liền mạch mà không cần sửa đổi các mô-đun cốt lõi của Endpoint. Các Endpoint hiện được triển khai dưới dạng một loạt các hợp đồng thông minh trên mỗi chuỗi được bao gồm trong mạng lưới LayerZero.
User Application (UA)
User Application là một Dapp bất kỳ có chứa hợp đồng thông minh sử dụng LayerZero để thông điệp giữa các blockchains.
Oracle
Oracle là một dịch vụ của bên thứ ba cung cấp cơ chế độc lập với các thành phần cấu tạo khác của LayerZero có nhiệm vụ đọc dữ liệu khối từ một chuỗi và gửi nó đến chuỗi khác. Về lý thuyết, Oracle này có thể là bất kỳ dịch vụ bên thứ ba nào cung cấp, có thể là Chainlink, Band hoặc một mạng oracle khác.
Relayer
Relayer là một dịch vụ ngoài chuỗi có chức năng tương tự như Oracle, nhưng thay vì tìm nạp các tiêu đề khối, nó tìm nạp bằng chứng cho một giao dịch được chỉ định. Để đảm bảo việc phân phối hợp lệ, yêu cầu duy nhất là đối với bất kỳ thông báo nhất định nào được gửi bằng giao thức LayerZero, Oracle và Relayer phải độc lập với nhau. Bản thân giao thức không yêu cầu bất kỳ triển khai cụ thể nào của Relayer. Về lý thuyết, người dùng LayerZero thậm chí có thể triển khai dịch vụ Relayer của riêng họ. Thiết kế này cho phép người dùng chắc chắn rằng Relayer không thể thông đồng với Oracle và sự độc lập này là điều cho phép LayerZero triển khai việc một mạng lưới minh bạch và đáng tin cậy.
Ưu điểm của LayerZero so với các nền tảng hiện tại?
Các nhà phát triển có thể sử dụng LayerZero để xây dựng các ứng dụng crosschain phức tạp mà không phải hy sinh sự thiếu tin cậy hoặc sử dụng các chuỗi trung gian hay hợp đồng thông minh phức tạp.
Tôi sẽ lấy ví dụ về các loại sàn giao dịch hiện tại để mọi người dễ hiểu:
Đối với một sàn giao dịch tập trung, hệ thống nạp rút sẽ yêu cầu người dùng gửi mã thông báo của họ đến một hệ thống trung ương, cơ quan này sau đó sẽ theo dõi khoản tiền gửi đó ngoài chuỗi và cấp tiền trên các chuỗi khác khi người dùng yêu cầu. Việc đặt niềm tin vào cơ quan này sẽ làm mất đi mục đích của việc sử dụng blockchain ngay từ đầu, dẫn đến sự xuất hiện của các sàn giao dịch phi tập trung.
Các sàn giao dịch phi tập trung điển hình hoạt động bằng cách sử dụng giao thức đồng thuận (consensus protocol) do hợp đồng thông minh quản lý để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự động đúc tiền trên chuỗi B. Ưu điểm của DEX là không cần phải thông một chuỗi off-chain tập trung nên độ tin cậy sẽ cao hơn. Tuy nhiên, hạn chế chính của DEX là bạn chỉ nhận được mã thông báo trung gian hoặc mã thông báo bảo chứng (wrapped token) trên chuỗi B chứ không phải mã thông báo thực sự mà người dùng muốn nhận. Sau đó, người dùng phải trao đổi mà thông báo nhận được trên chuỗi B lấy mã thông báo mà họ muốn thông qua một giao dịch bổ sung. Điều này làm phát sinh một khoản phí không cần thiết và tốn nhiều thời gian của người dùng thay vì thực hiện một giao dịch liền mạch duy nhất.
Đối với một sàn giao dịch được xây dựng trên LayerZero,bạn có thể bắt đầu một giao dịch xuyên chuỗi đơn từ chuỗi A đến chuỗi B một cách an toàn, vừa nhanh chóng, tiết kiệm phí gas và không phải thông qua bất kỳ mã thông báo trung gian nào. Thông qua kiến trúc đặc biệt của LayerZero, các giao dịch sẽ được xử lý bởi các hợp đồng thông minh ở hai chain giúp mang đến sự thuận tiện và linh hoạt cho người dùng mà vẫn tuân thủ nguyên tắc end-to-end từ chuỗi nguồn đến chuỗi đích.
Chi phí triển khai thấp
Hiện tại, blockchain xử lí dữ liệu thông qua các Node, phiên bản tối ưu hơn của Node sẽ là Light Node với mức chi phí rẻ và nhẹ hơn. LayerZero với công nghệ xử lí thông tin thông qua Ultra Light Node sẽ mang lại hiệu quả cao về chi phí.
Use case đa dạng của dự án
LayerZero là cơ sở hạ tầng hỗ trợ và đảm bảo hoàn thiện các tính năng sau cho các giao thức triển khai trên đó: State Sharing, Bridge, Lending, Borrowing, Swap và Governance.
State Sharing
Ví dụ, SushiSwap có mặt trên 12 chain khác nhau với mỗi chain chạy theo một hệ sinh thái riêng biệt, nếu token muốn đồng bộ trên các chain này, chúng ta cần một bộ code sử dụng Wormhole, Rainbow Bridge, Polygon Network Bridge, Avalanche Bridge,… và chúng ta sẽ có một tổ hợp code 12 loại với các đặc điểm riêng biệt và độ bảo mật của từng mạng lưới. Và nếu như SushiSwap tích hợp ngày càng nhiều mạng lưới thì giải pháp này hoàn toàn bất khả thi.
Sử dụng LayerZero, SushiSwap sẽ chỉ sử dụng một giao diện và sử dụng một bộ code được viết sẵn cho các cặp cross-chain. Người dùng chỉ cần thực hiện các thao tác “Gửi” và “Nhận”. Trong đó:
- “Gửi” sẽ bao gồm việc soạn thông điệp.
- “Nhận” sẽ là hiểu được thông điệp được nhận.
Khả năng swap
Các AMM thông thường có thể thực hiện cross-chain swap một tài sản mà không cần phải thay đổi bất cứ nhóm code nào. LayerZero cũng ứng dụng tính năng này, tuy nhiên, LayerZero sẽ là một phiên bản hoàn thiện hơn khi cho người dùng chuyển đổi trực tiếp các token từ chain này sang token của chain khác.
Ví dụ: Người dùng có thể chuyển đổi ETH trên mạng lưới Ethereum sang SOL trên mạng lưới Solana trong một giao dịch với các thao tác đơn giản như swap trên một nền tảng AMM thông thường.
Lending và Borrowing
Hiện tại, nếu người dùng đang có tài sản ở Chain A nhưng muốn tham gia farming trên Chain B thì cần thế chấp tài sản trên Chain A, sau đó sẽ cần thực hiện các giao dịch như mượn, bridge tài sản (có trả phí), swap (có trả phí), rồi sau đó mới có thể farming trên Chain cần thực hiện.
Với LayerZero, người dùng có thể thế chấp tài sản ở Chain A sau đó vay mượn một loại tài sản ở Chain B, tham gia farming, thanh toán hay làm các tác vụ khác, bằng native token hoặc wrapped token tương ứng có thanh khoản cao nhất trên Chain B. Anh em có thể loại bỏ 4 quy trình bridge và một phần phí giao dịch phải tốn.
LayerZero – Định hình tương lai chuyển đổi layer của IBC
LayerZero và IBC
Hệ sinh thái Cosmos được kết nối thông qua Inter-Blockchain Communication Protocol (IBC) và hiện tại đang thu hút khá nhiều các chain Tendermint như Terra đã kết nối với Cosmos Hub, Osmosis,… Hệ sinh thái Cosmos đang được xem là phát triển nhanh, tuy nhiên vẫn đang bị kiềm hãm lại do một vấn đề cố hữu của hệ sinh thái Ethereum – phí gas giao dịch để kết nối giữa Ethereum và các chain EVM.
LayerZero – một giao thức Omnichain đang được kỳ vọng sẽ giải quyết được những vấn đề trên, có khả năng gửi thông tin đến bất kỳ contract của một chain nào. Thông tin sẽ được lưu trữ dưới dạng Byte cho phép người dùng kiểm soát và hiểu được nguồn thông tin. Đơn giản sẽ là, LayerZero gửi thông tin thông qua các layer với smart contract để giao tiếp với các chain.
Các dApp đang tiến tới cấu trúc multichain, nhưng nếu như LayerZero hoàn thiện thì việc LayerZero được sử dụng rộng rãi trong thời gian tới cũng là một điều dễ hiểu.
Cơ chế hoạt động của LayerZero và IBC
Một số thông tin khác về LayerZero
Sau khi tìm hiểu xong LayerZero là gì và các ưu điểm của nó, thì các thông tin bên lề của LayerZero cũng là một chi tiết mà các bạn cũng có thể quan tâm.
Đội ngũ phát triển
- Caleb Banister – Co Founder: Ông từng theo học tại Đại học New Hampshire, là người có kinh nghiệm phát triển và điều hành các dịch vụ công nghệ dùng cho các apps điện thoại. Ngoài ra, ông cũng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Big Data và AI.
- Ryan Zarick – Co-Founder & CTO: Ông cũng theo học Đại học New Hampshire, ông sở hữu 2 tấm bằng cử nhân, là thạc sĩ chuyên ngành khoa học máy tính. Trước đây, ông cũng có xuất thân là IT và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Big Data & AI.
- Bryan Pellegrino – Co-Founder & CEO: Ông cũng tốt nghiệp Đại học New Hampshire với tấm bằng thạc sĩ chuyên ngành về Khoa học Máy tính. Ông tham gia nghiên cứu về thị trường crypto và là chủ tịch của Rho AI phát triển và nghiên cứu các sản phẩm về AI.
Vòng gọi vốn
Nền tảng LayerZero đã trải tổng cộng 3 lần gọi vốn, với số vốn hiện tại huy động được xấp xỉ 143.3 triệu đô. Bao gồm:
- Vòng seed, huy động được 2 triệu đô la.
- Series A, 6,3 triệu đô la. Với nguồn vốn chính từ các nhà đầu tư lớn như Echelon Capital, DeFiance Capital, Delphi Digital, Genblock Capital, Multicoin Capital, Hypersphere Ventures, v.v.
- Vào ngày 30/3/2022, Layer Zero chính thức công bố tài trợ thành công vòng Series A lên đến 135 triệu đô la với những tên hàng đầu trong ngành như: FTX, Dapper Labs, Ventures, Uniswap, Polygon,…
Team, Investors, and Partners
Team
Updating…
Investors
Trong vòng seed funding trước đó, LayerZero đã gọi vốn được $2M vào quý 4 2021.
Tiếp đó, LayerZero đã gọi vốn thành công $6M bởi Binance Labs, Sino Global Capital, Defiance, Delphi Digital, Robot Ventures, Spartan, Hypersphere Ventures, Protocol Ventures, và Gen Block Capital.
Nhà đầu tư dự án
Partners
Updating…
Roadmaps và Updates
Hiện tại dự án chưa có các cập nhật gì về Roadmaps trong năm 2022.
Cách kênh thông tin của Diffusion
- Twitter: https://twitter.com/LayerZero_Labs – 58K followers
- Discord: https://discord-layerzero.netlify.app/discord
Dự án tương tự
Axelar Network: Axelar Network là nền tảng scalable cross-chain communication, cung cấp giải pháp đa chuỗi, giúp kết nối các hệ sinh thái và cho phép các dApps trên blockchain dễ dàng trao đổi.
Kết luận
LayerZero là một mở đường cho các ứng dụng omnichain đầu tiên, nhằm kết nối các blockchain với nhau tạo điều kiện cho các giao thức DeFi phát triển mạnh mẽ hơn. Sự khác biệt về tính năng của dự án so với các dự án hiện nay là cơ hội lớn cho LayerZero có thể chiếm lĩnh thị trường điện tử trong lĩnh vực này.