Layer 0, 1, 2, 3 là gì? Tìm hiểu về các Layer trong Blockchain

Bạn có thể đã nghe nhiều người nói về các Layer 0, 1, 2, 3 và phân loại các dự án cùng mục đích của dự án đó dựa trên các Layer tương ứng.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét cách các Layer đóng vai trò quan trọng trong cách thiết lập hoạt động cho blockchain. Hiểu được những điểm khác biệt chính của các Layer này sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về các dự án mà bạn đang tìm hiểu hoặc đầu tư.

Tổng quan các Layer của blockchain

Mặc dù không có tiêu chuẩn chung cho các Layer blockchain, nhưng cách tiếp cận 3 lớp có lẽ là cách tiếp cận phổ biến nhất.

Chúng ta có thể ví các lớp blockchain là một ngôi nhà. Trong khi phần nền (Layer 0), tầng trệt (Layer 1) và mái nhà (Layer 3) vốn dĩ là bắt buộc thì bất kỳ tầng bổ sung nào (Layer 2) là tùy chọn. Các tầng bổ sung như Layer 2 có thể giúp tránh tắc nghẽn và cung cấp nhiều không gian hơn cho hiệu quả và khả năng mở rộng. 

Nếu không có nền, bạn sẽ không thể xây dựng cấu trúc thượng tầng cũng như mái nhà. Mặc dù mỗi lớp cung cấp các chức năng khác nhau, nhưng tất cả chúng đều được kết nối với nhau. 

Hình dưới đây mô tả một ngôi nhà blockchain với các lớp liên kết với nhau.

Bây giờ chúng ta đã hiểu cơ bản về cách một hệ sinh thái blockchain được xây dựng, hãy cùng xem chi tiết hơn về chức năng của từng lớp.

Layer 0: Internet của blockchain

Layer 0 là một khung mạng chạy bên dưới blockchain. Nó được tạo thành từ các giao thức, các kết nối, phần cứng, công cụ khai thác… tạo thành nền tảng của hệ sinh thái blockchain. 

Đây là nơi tồn tại internet, phần cứng và kết nối cho phép các Layer 1 như Bitcoin chạy trơn tru. Layer 0 cho phép:

  • Cho phép các blockchains tương tác với nhau: Ví dụ Cronos nhờ vào L0 để tạo ra một hệ sinh thái gồm các blockchain có thể tương tác nhờ vào ‘Tendermint IBC’ (Giao thức truyền thông tin liên chuỗi). Đối với các dev thì điều này có ý nghĩa rất lớn. Nếu Dapp có thể hoạt động trên một chain, thì nó có thể hoạt động tự động trên các chain khác miễn là được build cùng layer 0. Không cần đầu tư thêm thời gian và nguồn lực để xây dựng cùng một ứng dụng trên chuỗi khác.
  • Giao dịch nhanh hơn và rẻ hơn: Quay lại ví dụ Cronos. IBC có thể đạt được sự đồng thuận PoS trên nhiều blockchain dẫn đến thời gian hoàn thiện diễn ra gần như ngay lập tức
  • L0 là Cơ sở hạ tầng dành cho nhà phát triển: Các dev không cần phải lo nghiên cứu lại từ đầu để xây dựng các blockchain của họ. Nhiều tính năng được xây dựng sẵn trên L0 và chỉ cần copy paste là xong.

Ví dụ cho Layer 0 là Polkadot, Avalanche, Cardano và Cosmos.

Layer 1: Các blockchain

Nếu Layer 0 là tầng nền, Layer 1 đại diện cho tầng trệt. Do đó, phần lớn các dự án thuộc lớp này được người dùng biết đến nhiều hơn. Các nền tảng như BTC (Bitcoin), ETH (Ethereum), SOL (Solana) đều là Layer 1. Chúng được gọi là Layer 1 vì đây là mạng lưới chính chính trong hệ sinh thái của nó. Nói cách khác, một nền tảng Layer 1 là khi nó xử lý và hoàn thiện các giao dịch trên blockchain của chính nó. Nó cũng có native token được sử dụng thanh toán phí giao dịch.

Một vấn đề các Layer 1 thường gặp phải đó là khả năng mở rộng. Các mạng lưới như Bitcoin phải chật vật tìm cách tăng thông lượng mạng để có thể xử lí đủ số giao dịch trên giây. Bitcoin sử dụng cơ chế đồng thuận Proof-of-work, một cơ chế đòi hỏi sức mạnh phần cứng cao dù có ưu điểm về tính bảo mật và phi tập trung. Tuy nhiên, khi mạng có nhiều người dùng hơn, mạng có nhiều công việc cần xử lí hơn, khiến cho các giao dịch bị chậm lại và phí gas cao hơn.

Layer 2: Tăng tốc độ và khả năng mở rộng

Layer 2 tìm cách cung cấp các giải pháp cho các vấn đề về khả năng mở rộng của một blockchain Layer 1.

Chúng ta vẫn sẽ sử dụng ý tưởng như cũ, nghĩa là giải quyết tắc nghẽn bằng cách lấy lưu lượng truy cập ra khỏi Layer 1. Các giải pháp Layer 2 có các hình thức khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn các giải pháp Layer 2 phổ biến nhất.

State channel

Các state channel (kênh trạng thái) thực hiện nhiệm vụ cập nhật trạng thái lên blockchain. Chúng ta có thể coi nó như một chuỗi (hoặc kênh) riêng biệt xử lý các giao dịch. Thay vì ghi lại mọi giao dịch đơn lẻ, Layer 1 chỉ lưu trữ thông tin hợp lệ (trạng thái kênh) từ Layer 2.

Sidechain

Sidechain là các chain chạy song song với blockchain và được sử dụng cho khối lượng giao dịch lớn. Các sidechain có cơ chế đồng thuận của riêng chúng và có thể điều chỉnh theo tốc độ/ khả năng mở rộng. Token tiện ích của chúng được sử dụng như một phần của cơ chế truyền dữ liệu giữa side chain và chain chính. Chức năng của chain chính là đảm bảo bảo mật và giải quyết xung đột.

Các giao dịch trên sidechain vẫn sẽ được công khai trên sổ cái phân tán. Và các vi phạm về bảo mật trên sidechain không làm ảnh hưởng đến mạng chính. Việc xây dựng sidechain là một công việc khá tốn thời gian và công sức.

Rollup

Các rollup đưa phần xử lý giao dịch ra khỏi blockchain và chỉ báo cáo kết quả trở lại blockchain. Giải pháp này thực hiện giao dịch bên ngoài Layer 1, sau đó dữ liệu lên Layer 1 nơi đạt được sự đồng thuận.

Nested chain

Nested chain (blockchain lồng nhau) về cơ bản là một blockchain bên trong, hay nói đúng hơn là trên đỉnh một blockchain khác. Kiến trúc blockchain lồng nhau thường liên quan đến một blockchain chính đặt các thông số cho một mạng lưới rộng hơn, trong khi các quá trình thực thi được thực hiện trên một web được kết nối với nhau của các chuỗi phụ.

Nhiều cấp độ blockchain có thể được xây dựng dựa trên một chuỗi chính, với mỗi cấp độ sử dụng kết nối cha – con. Các ủy quyền của chuỗi cha làm việc cho các chuỗi con xử lý và trả lại cho chuỗi cha sau khi hoàn thành. Blockchain cơ sở bên dưới không tham gia vào các chức năng mạng của chuỗi thứ cấp, trừ khi cần giải quyết tranh chấp.

Layer 3: Các ứng dụng (UI)

Lớp ứng dụng thường được gọi là Layer 3. Các dự án Layer 3 hoạt động như một giao diện người dùng đồng thời giấu đi các khía cạnh kỹ thuật của kênh giao tiếp. Các ứng dụng Layer 3 là những gì mang lại cho blockchain khả năng ứng dụng trong thế giới thực của chúng.

Lớp này tìm cách cung cấp sự đơn giản và thuận tiện khi xử lý Layer 1 và Layer 2. Layer 3 không chỉ cung cấp giao diện người dùng mà còn cung cấp tiện ích ở dạng khả năng hoạt động nội bộ và liên chuỗi, chẳng hạn như thông qua các sàn giao dịch phi tập trung, các ứng dụng cung cấp thanh khoản và đặt cược.

Các ví dụ:

  • Giao dịch tiền mã hóa phi tập trung: Uniswap và PancakeSwap
  • Nhà cung cấp ví và sàn giao dịch tập trung: Coinbase và Binance
  • Quản lý cho vay và thanh khoản: Aave và Compound
  • Thanh toán: Tornado Cash

Kết luận

Bài viết của DeFiX tới đây là kết thúc. Hi vọng những thông tin này hữu ích với các nhà đầu tư!

Hãy theo dõi DeFiX.Network để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị, mới nhất về thị trường trường tài chính và tiền điện tử nhé.

Hẹn gặp lại các bạn trong các bài chia sẻ, hướng dẫn tiếp theo. Chúc các bạn đầu tư thành công!

Michael: