Hard Fork là gì? Cách Bitcoin Hard Fork hoạt động?

Nếu bạn là một nhà đầu tư trong Crypto, chắc hẳn bạn đã ít nhiều nghe qua cụm từ Hard Fork rồi nhỉ?. Trong quá khứ, cứ mỗi lần Bitcoin tiến hành Hard Fork là lại bắt đầu một đợt tăng giá mới.

Vậy có thật sự Hard Fork một đồng coin sẽ làm đồng coin đấy tăng giá hay không? Hãy cùng DeFiX tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Hard Ford là gì?

Bitcoin Hard Fork nói dễ hiểu là sự kiện thay đổi các quy tắc (code) của blockchain Bitcoin khiến cho những khối (block) và giao dịch (transaction) cũ bị vô hiệu hoá.

Khi một dự án tiến hành lên hard fork, các node hoặc người dùng của mạng lưới đó phải nâng cấp lên phiên bản mới nhất của phần mềm giao thức.

Trong trường hợp, một số node không chấp nhận quy tắc mới mà vẫn dùng quy tắc cũ thì mạng lưới sẽ xảy ra sự kiện gọi là Split Chain – chia tách blockchain thành hai Chain khác nhau với tầm nhìn và sứ mệnh khác nhau.

Và đa số Hard Fork của Bitcoin đều xảy ra việc chia tách blockchain này. Chính vì vậy mà nhiều người nhầm tưởng Hard Fork đồng nghĩa với Split Chain.

Nhưng, điều đó không đúng. Việc chia tách blockchain có thể xảy ra mà không cần đến Hard Fork hay Soft Fork.

Tại sao Hard Fork lại diễn ra?

  • Khắc phục rủi ro bảo mật

Nhìn chung, blockchain vẫn là công nghệ vẫn còn tương đối mới mẻ. Nó cần hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của nhiều ngành nghề, lĩnh vực hơn. Do đó trong quá trình nghiên cứu, phía nhà phát triển hoặc cả một cộng đồng vẫn khó tránh khỏi sai sót. 

Các phiên bản có thể gặp phải lỗi bảo mật. Trong trường hợp hệ thống xuất lỗ hổng bảo mật, bản cập nhật Hard Fork là hoàn toàn cần thiết. Mặc dù không tránh khỏi việc phân nhánh nhưng nó sẽ giúp toàn mạng lưới an toàn hơn.

  • Đảo ngược giao dịch diễn ra trên blockchain

Trong số hàng triệu giao dịch thực hiện thông qua một mạng người blockchain sẽ khó tránh khỏi tình trạng một số giao dịch vi phạm quy tắc an toàn. Hard Fork có thể hỗ trợ đảo ngược giao dịch, vô hiệu hóa các giao dịch vi phạm.

  • Bổ sung thêm các chức năng

Nếu muốn bổ sung thêm tính năng mới đòi hỏi mã nguồn blockchain cần phải nâng cấp liên tục. Phần lớn các blockchain đang hoạt động hiện nay đều xây dựng theo dạng mã nguồn mở, cho phép bất kỳ ai trên thế giới cũng có quyền chỉnh sửa.

Khi hệ thống được cải tiến thì cũng đồng thời xuất hiện vấn đề mới, bất đồng giữa cộng đồng người dùng. Để giải quyết tình trạng này, blockchain cần phải trải qua một cuộc cải tổ, nâng cấp toàn diện. Hard Fork cũng bắt đầu hình thành từ đó.

  • Giải quyết bất đồng của cộng đồng người dùng

Mỗi nền tảng blockchain luôn có sự tham gia của nhiều đối tượng người tham gia. Và không phải lúc nào họ cũng có tiếng nói chung. Khi mâu thuẫn quyền lợi không thể giải quyết êm đềm, Hard Fork diễn ra là điều hoàn toàn tất yếu.

  • Một phần của chiến dịch quảng bá

Hard fork cũng có thể là một phần của chiến dịch quảng bá nhằm thu hút sự chú ý đến một loại tiền điện tử mới. Ví dụ, tất cả những người sở hữu Bitcoin vào tháng 10 năm 2017, đều đủ điều kiện thu được cùng một số tiền bằng Bitcoin Gold theo chiến dịch Airdrop. Điều này nhằm đánh dấu hard fork Bitcoin Gold.

Trong một giao thức phổ biến như Bitcoin, những coders khác nhau từ khắp nơi trên thế giới liên tục cải tiến nó bằng cách đề xuất các nâng cấp cụ thể. Trong trường hợp của Bitcoin, có toàn bộ danh sách những BIP (Đề Xuất Cải Tiến Bitcoin). Đối với Ethereum, có một danh sách các EIP (Đề Xuất Cải Tiến Ethereum).

Các loại Bitcoin Forks

Ngoài Hard Fork, Bitcoin còn có các loại fork khác như: Soft Fork, Code Fork, Merge-Fork.

Soft Fork

Bitcoin Soft Fork là sự kiện thay đổi phần mềm giao thức nhằm làm mất hiệu lực các giao dịch trước đó. Tính đến thời điểm hiện tại, Bitcoin đã trải qua 16 cuộc Soft Fork.

Soft Fork đầu tiên của Bitcoin được diễn ra vào ngày 28/07/2010 với việc vô hiệu hóa chức năng OP RETURN. Lỗi này cho phép người dùng có thể chi tiêu bất kỳ Bitcoin nào trong mạng lưới.

Code Fork

Bitcoin Code Fork là những dự án lấy source code của Bitcoin từ đó xây dựng nên một blockchain riêng biệt.

Dự án Code Fork Bitcoin đầu tiên là NameCoin (2011), sau đó là Litecoin (LTC), Dash (DASH) và rất nhiều đồng coin khác đã fork theo cách này.

Merge Fork

Merge Fork là những dự án kết hợp source code của Bitcoin và một blockchain khác để tạo ra một blockchain hoàn toàn riêng biệt.

Điển hình của Merge Fork là Bitcoin Private (BTCP) được fork từ Bitcoin và ZClassic (ZCL) vào năm 2018.

Hard Fork có làm Bitcoin tăng giá?

Mặc dù, có nhiều người cho rằng việc nhận được airdrop bằng cách nắm giữ BTC khi Hard Fork diễn ra sẽ khiến cho mức cầu cao hơn mức cung và từ đó giá sẽ tăng.

Nhưng, đến thời điểm hiện tại thật sự không có số liệu nào nói lên rằng sự kiện Hard Fork có thể làm tăng giá Bitcoin cả.

Vì thế, các nhà đầu tư lưu ý đừng bị FOMO bởi tin tức, sự kiện Hard Fork của Bitcoin trong tương lai nhé. Hãy thu thập thông tin, phân tích kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Các sự kiện Hard Fork đình đám trong thế giới tiền điện tử

Hard Fork nhận được nhiều sự quan tâm của không chỉ đông đảo các nhà đầu tư trong giới chơi tiền ảo mà ngay cả dân công nghệ cũng tìm hiểu về sự kiện này. Chính vì thế các sự kiện Hard Fork đình đám luôn có sức hút rất mãnh liệt với nhiều người. Ba sự kiện BTC Hard Fork được xem là hot nhất trong lịch sử sẽ được đề cập bên dưới.

Ethereum Classic hard fork từ Ethereum (ETH)

Sự kiện này là một sự kiện rất lớn và đáng nhớ nhất trong thế giới tiền điện tử, đặc biệt là những người tham gia thị trường tiền ảo từ năm 2016. Cụ thể, ở thời điểm đó, một nhóm hacker đã xâm nhập mã độc và hack tới 168 triệu USD từ quỹ THE DAO. Để cải thiện tình hình, lấy lại những số tiền đã mất, cộng đồng Ethereum (ETH) lúc bấy giờ tiến hành đồng nhất tạo Hard Fork.

Việc tạo ra Hard Fork này nhằm đảo ngược tình thế bị mất tiền trong quỹ, khiến nhà đầu tư an tâm để ở lại. Tuy nhiên, bên cạnh những phiếu tán thành thì cũng có rất nhiều phiếu phản đối trong cộng đồng. Lúc này, Ethereum Classic ra đời do người tham gia muốn sử dụng phiên bản cũ, tuân thủ mã nguồn có sẵn.

Bitcoin Cash và Bitcoin Gold hard fork từ Bitcoin (BTC)

Ngay sau khi sự kiện Hard Fork năm 2016 của Ethereum (ETH) tạm lắng xuống thì sự kiện thứ 2 này lại nổ ra. Vào ngày 1/08/2017, sự kiện ra đời của Bitcoin Cash đã gây ra sự tranh cãi lớn giữa những ông chủ của bitcoin. Sau những cuộc tranh cãi nảy lửa, BCH vẫn được ra đời và trở thành đồng tiền lớn thứ tư thế giới. Tiếp ngay sau sự kiện của BCH, thì ngày 25/10/2017 sự kiện Hard Fork khác cũng diễn ra với quy mô tương tự. Đó là sự kiện phân tách của Bitcoin Gold, tuy nhiên loại này không đạt được những thành công như Bitcoin Cash.

Bitcoin Cash ABC và Bitcoin Cash SV hard fork từ Bitcoin Cash

Sự kiện BTC Hard Fork lớn thứ ba chính là sự phân tách để hình thành Bitcoin Cash SV và Bitcoin Cash ABC vào ngày 15/11/2018. Sự phân tách này đã tạo ra cơn địa chấn tương đối lớn trong giới tiền điện tử lúc bấy giờ. Hai đồng coin được ra đời từ sự kiện này vẫn đang tìm chỗ đứng cho mình trong sàn tiền điện tử uy tín thế giới.

Kết luận

Bài viết của DeFiX tới đây là kết thúc. Hi vọng những thông tin này hữu ích với các nhà đầu tư!

Hãy theo dõi DeFiX.Network để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị, mới nhất về thị trường trường tài chính và tiền điện tử nhé.

Hẹn gặp lại các bạn trong các bài chia sẻ, hướng dẫn tiếp theo. Chúc các bạn đầu tư thành công!

Michael:

View Comments (0)