Khi cần quyết định xem nên mua vào hay bán để thoát khỏi thị trường tiền mã hóa, một nhà giao dịch hoặc nhà đầu tư giỏi sẽ luôn tìm kiếm dữ liệu hỗ trợ. Cùng với những chỉ báo khác trên chart thì Fear and Greed Index cũng chính là 1 thông số giúp cho người chơi định hình thị trường ở hiện tại như thế nào.
Ngoài ra đây được cũng được đánh giá là một trong những chỉ số có mức độ chính xác khá cao. Để hiểu rõ hơn về chỉ số Fear and Greed Index, hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.
Fear & Greed Index là gì?
Fear & Greed Index (hay chỉ số tham lam và sợ hãi) là chỉ báo giúp nhà đầu tư theo dõi trạng thái sợ hãi và tham lam của thị trường tiền điện tử nói riêng, phân tích cảm xúc và tâm lý từ các nguồn khác nhau, tập hợp chúng thành một con số đơn giản.
Đúng như tên gọi, chỉ số này sẽ giúp nhà đầu tư biết được tại thời điểm đang nhìn vào chỉ báo, thị trường đang sợ hãi hay tham lam. Từ đó có thể đưa ra chiến lược giao dịch phù hợp.
Fear & Greed Index không phải xuất hiện đầu tiên ở thị trường Crypto, mà là được CNNMoney tạo ra để phân tích thị trường cổ phiếu truyền thống. Sau đó, Alternative.me đã tạo ra một phiên bản tương ứng bên Crypto bằng cách phân tích các yếu tố xung quanh Bitcoin.
Cách đọc chỉ số Fear & Greed Index
Đầu tiên, bạn truy cập vào trang web Alternative.me. Sau đó kéo xuống sẽ thấy biểu đồ có dạng như sau:
Theo thứ tự từ trái qua:
- Hình 1: Biểu đồ Fear & Greed Index
- Hình 2: Những giá trị Fear & Greed Index: Hiện tại, ngày hôm qua, tuần trước, tháng trước
- Hình 3: Thời gian cập nhật Fear & Greed Index tiếp theo
Fear & Greed Index là con số chạy từ 0 – 100:
- Từ 0 – 49 tượng trưng cho Fear (sợ hãi)
- Từ 51 – 100 tượng trưng cho Greed (tham lam)
- 50 tương ứng với việc thị trường trung tính
Tuy nhiên, nếu chia kĩ hơn, các màu trên biểu đồ có ý nghĩa như sau:
- 0 – 24: Sợ hãi tột độ (cam)
- 25 – 49: Sợ hãi (vàng)
- 50 – 74: Tham lam (xanh nhạt)
- 75 – 100: Tham lam cực độ (xanh lục)
Sợ hãi nghĩa là thị trường đang có dấu hiệu xấu, đa phần giá trị tài sản đều giảm, mọi người có xu hướng bán tháo mọi thứ. Ngược lại, một thị trường tham lam là nhà nhà đổ xô FOMO mua mọi thứ, giá tài sản luôn tăng mỗi ngày.
Tại sao phải đo lường chỉ số Fear & Greed Index?
Hành vi của thị trường tiền điện tử rất cảm tính. Mọi người có xu hướng tham lam khi thị trường tăng, dẫn đến FOMO. Ngoài ra, mọi người thường bán tài sản với phản ứng phi lý khi nhìn thấy các con số màu đỏ. Có hai giả định đơn giản:
- Sự sợ hãi tột độ có thể là một dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư đang quá lo lắng. Đó có thể là một cơ hội mua vào.
- Khi các nhà đầu tư trở nên quá tham lam, điều đó có nghĩa là thị trường sắp sửa điều chỉnh.
Các yếu tố tạo nên chỉ số Fear & Greed Index
Các yếu tố này được sử dụng để tạo ra chỉ số đo lường cho Bitcoin, vì hiện tại giá Bitcoin biến động sẽ ảnh hưởng lớn đến thị trường.
- Voltality (Biến động): Yếu tố này chiếm 25%, dùng để đo lường mức độ biến động giá hiện tại của Bitcoin và so sánh với giá trung bình của Bitcoin vào khoảng thời gian 30 và 90 ngày trước. Từ đó thấy được sự tăng giảm bất thường của thị trường và tâm lý chung của nhà đầu tư cũng có sự thay đổi tương đương.
- Market Momentum/Volum (Động lượng thị trường/Khối lượng): Yếu này chiếm 25%, trong đó Market Momentum là động lượng thị trường còn Market Volume. Đây là sự kết hợp giữa khối lượng giao dịch hiện tại của Bitcoin và động lượng thị trường so với giá trị trung bình trong 30 hoặc 90 ngày trước đó. Nếu thấy người dùng mua vào với khối lượng lớn cho thấy thị trường tích cực và đang ở trạng thái Extreme Greed dẫn đến giá thị trường tăng cao.
- Social Media (Các phương tiện truyền thông xã hội): Yếu tố này chiếm 15% chỉ số, có thể đánh giá đây là một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong cuộc sống hiện tại của chúng ta. Hệ thống sẽ thu thập và tổng hợp số lượng bài đăng trên các trang mạng xã hội sau đó phân tích lượng tương tác dựa trên số lượng like, bài đăng, số lượng hashtag có liên quan trong một thời gian nhất định. Tỷ lệ tương tác cao đồng nghĩa với việc mọi người đang quan tâm đối với vấn đề này cụ thể ở đây là Bitcoin, từ đó có thể nhận xét được tâm lý người dùng đang ở Greed Index.
- Dominance (Độ thống trị): Yếu tố này chiếm 10% chỉ số, ban đầu sẽ khảo sát thị phần dựa trên vốn hoá thị trường của Bitcoin chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng số vốn hoá của toàn bộ thị trường crypto. Nếu thị phần của Bitcoin càng lớn đồng nghĩa với việc nhà đầu tư đang dồn toàn bộ vào Bitcoin, vì họ nhận thấy đầu tư vào altcoin là khoản đầu tư không an toàn.
- Trends (Xu hướng): Chiếm 10% chỉ số, hệ thống sẽ thu thập dữ liệu liên quan đến Bitcoin từ google trend, nếu như các từ khóa liên quan đến Bitcoin được tìm kiếm với số lượng lớn đồng nghĩa với việc cộng đồng đang dồn sự quan tâm nhiều về Bitcoin từ đó có thể tác động đến sự biến động giá
- Surveys (Khảo sát): Chiếm 15%, cuối cùng trong chỉ số, Alternative.me đã sử dụng nền tảng bỏ phiếu Stawpoll.com nhằm tạo ra một cuộc khảo sát để thăm dò ý kiến của mọi người về thị trường. Theo thống kê mỗi cuộc khảo sát diễn ra sẽ có hơn 2000 người tham gia (hiện tại chỉ số này đang tạm dừng)
Mức độ chính xác của Fear & Greed Index
Cũng tương tự như những chỉ báo khác hiện nay, Fear and Greed Index hiện đang có độ chính xác rất cao, tuy nhiên không phải lúc nào chỉ báo cũng đúng. Để có thể đưa ra được quyết định giao dịch thì những nhà phân tích thông thường sẽ kết hợp thêm cùng với một số những chị báo khác hiện nay ví dụ như dữ liệu on-chain tài sản đang muốn thực hiện giao dịch, phân tích chart, dữ liệu on-chain của ETH và BTC để có thể xem tình hình chung.
Vì Fear and Greed Index hiện đang chạy tình hình chung của thị trường và cũng cập nhật rất chậm, vì vậy chỉ số này chỉ xem được tổng quan thị trường, đồng thời chỉ phù hợp với người chơi dài hạn. Nếu như bạn là những trader trong ngắn hạn và chốt lệnh ngay trong ngày hay vài ngày thì khi đó chỉ số này có thể sẽ không cần thiết lắm.
Ngoài ra không có bất cứ dữ liệu nào cho thấy được rằng con số đạt được phải là bao nhiêu thì khi đó mới có chuyển biến ngay trên thị trường. Như vậy điều này đồng nghĩa với việc tất cả mọi người đều có thể biết được khi nào thị trường tham lam và sẽ có được 1 lúc điều chỉnh mạnh. Tuy nhiên vấn đề ở đây đó chính là chỉ số Fear and Greed Index đạt được bao nhiêu thì sẽ điều chỉnh?
Lời khuyên khi sử dụng chỉ số Fear & Greed Index
- Nếu bạn là một nhà đầu tư dài hạn và bạn sử dụng Fear & Greed Index để phân tích thì bạn có thể sẽ bỏ lỡ những đợt tăng giá đáng kể và lưu ý Fear & Greed Index chỉ nên sử dụng phân tích trong thời gian ngắn hạn không nên áp dụng chỉ số này khi quyết định tham gia đầu tư dài hạn.
- Nếu bạn là một nhà giao dịch ngắn hạn thì chúc mừng chỉ số này sẽ rất hữu ích cho những nhà giao dịch ngắn hạn, bạn có thể áp dụng để xoay vòng vốn của mình.
- Còn nếu bạn là một nhà đầu tư cơ bản thì bạn không nên sử dụng chỉ số này để phân tích khi tham gia vào thị trường vì chỉ số này chỉ phù hợp với các nhà giao dịch kỹ thuật.
Kết luận
Bài viết của DeFiX tới đây là kết thúc. Hi vọng những thông tin này hữu ích với các nhà đầu tư!
Hãy theo dõi DeFiX.Network để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị, mới nhất về thị trường trường tài chính và tiền điện tử nhé.
Hẹn gặp lại các bạn trong các bài chia sẻ, hướng dẫn tiếp theo. Chúc các bạn đầu tư thành công!