Fear and Greed Index – Chỉ số tham lam và sợ hãi

Bitcoin Fear and Greed Index (Chỉ số Sợ hãi và Tham lam của Bitcoin) là chỉ số thể hiện trạng thái tâm lý sợ hãi (fear)tham lam (greed) của nhà đầu tư Bitcoin nói riêng và cả thị trường tiền mã hoá nói chung. Chỉ số này giúp các nhà đầu tư theo dõi trạng thái tâm lý của thị trường bằng cách phân tích các yếu tố xung quanh Bitcoin. Trong bài viết này, DeFiX sẽ mang đến cho bạn các thông tin về Chỉ Số Bitcoin Fear & Greed Index Là Gì? Cách Đọc Chỉ Số Fear & Greed Hiệu Quả Cho Người Mới.

Bitcoin Fear and Greed Index Là Gì?

Như DeFiX đã nói ở trên, Bitcoin Fear and Greed Index là chỉ số ghi nhận sự sợ hãitham lam của các nhà đầu tư tiền mã hoá. Đúng như tên gzi, chỉ số này sẽ giúp các nhà đầu tư xác định được thời điểm hiện tại, thị trường đang “sợ hãi” hay “tham lam”, để từ đó đưa ra các quyết định phù hợp.

Bitcoin Fear and Greed Index Hoạt Động Như Thế Nào?

Nhà đầu tư có thể theo dõi chỉ số từ trang https://alternative.me/crypto/

Kể từ tháng 7/2021, Chỉ số Sợ hãi và Tham lam của tiền mã hoá chỉ sử dụng thông tin liên quan tới Bitcoin. Mỗi ngày, Alternative.me sẽ tính một giá trị từ 0 đến 100 dựa trên các yếu tố thị trường bao gồm: biến động, khối lượng thị trường, truyền thông xã hội, sự thống trị của Bitcoin, xu hướng và khảo sát.

Cách Đọc Chỉ Số Bitcoin Fear and Greed Index

Fear & Greed Index: Cho thấy các con số chạy từ 0 đến 100 theo thang đo như sau:

  • 0-24 (màu cam): Sợ hãi tột độ
  • 25-49 (màu vàng/ hổ phách): Sợ hãi
  • 50-74 (xanh nhạt): Tham lam
  • 75-100 (xanh lục): Tham lam cực độ

Thị trường sợ hãi nghĩa là thị trường đang có dấu hiệu đi xuống, đa phần giá trị các loại tài sản đều giảm, nhà đầu tư có xu hướng bán tháo. Ngược lại, thị trường tham lam là thị trường hay xảy ra hiện tượng FOMO, nhà đầu tư ồ ạt mua mọi thứ khiến giá tài sản tăng mỗi ngày.

Historical Values: Thể hiện chỉ số sợ hãi & tham lam trong ngày hôm qua, tuần trước, tháng trước.

Next Update: Thời gian cập nhật chỉ số tiếp theo.

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chỉ Số Bitcoin Fear and Greed Index

  • Sự Biến Động Giá (Volatility): Chiếm 25%, được đo lường bằng cách so sánh mức độ biến động giá hiện tại và mức giảm tối đa của Bitcoin với mức trung bình từ 30 và 90 ngày trước.
  • Khối Lượng Thị Trường (Market Volume): Chiếm 25% , được đo bằng việc kết hợp giữa động lượng và khối lượng giao dịch hiện tại của Bitcoin, sau đó so sánh với mức trung bình của 30 ngày và 90 ngày trước đó.
  • Truyền Thông Xã Hội (Social Media): Chiếm 15%, được đo lường dựa trên lượng like, hashtag và tỷ lệ tương tác của các bài liên quan tới Bitcoin. Thông thường, lượng tương tác liên tục và cao bất thường sẽ dẫn tới sự tham lam nhiều hơn là sợ hãi.
  • Sự Thống Trị Của Bitcoin (Bitcoin Dominance): Chiếm 10%, cho thấy thị phần của BTC đang chiếm bao nhiêu phần trăm so với tổng vốn hoá của toàn bộ thị trường tiền mã hoá.
  • Xu hướng (Trends): Chiếm 10%. Alternative.me lấy dữ liệu trên Google Trend cho các truy vấn tìm kiếm liên quan đến Bitcoin và từ đó cung cấp thông tin chi tiết về tâm lý thị trường. Ví dụ, sự gia tăng tìm kiếm “Bitcoin lừa đảo” cho thấy thị trường đang “sợ hãi”.
  • Khảo Sát (Surveys): Chiếm 15%, hiện đã tạm ngừng. Alternative.me sử dụng nền tảng bỏ phiếu strawpoll.com để thăm dò ý kiến của nhà đầu tư về thị trường.
  • Sự Biến Động Giá (Volatility): Chiếm 25%, được đo lường bằng cách so sánh mức độ biến động giá hiện tại và mức giảm tối đa của Bitcoin với mức trung bình từ 30 và 90 ngày trước.
  • Khối Lượng Thị Trường (Market Volume): Chiếm 25%, được đo bằng việc kết hợp giữa động lượng và khối lượng giao dịch hiện tại của Bitcoin, sau đó so sánh với mức trung bình của 30 ngày và 90 ngày trước đó.
  • Truyền Thông Xã Hội (Social Media): Chiếm 15%, được đo lường dựa trên lượng like, hashtag và tỷ lệ tương tác của các bài liên quan tới Bitcoin. Thông thường, lượng tương tác liên tục và cao bất thường sẽ dẫn tới sự tham lam nhiều hơn là sợ hãi.
  • Sự Thống Trị Của Bitcoin (Bitcoin Dominance): Chiếm 10%, cho thấy thị phần của BTC đang chiếm bao nhiêu phần trăm so với tổng vốn hoá của toàn bộ thị trường tiền mã hoá.
  • Xu hướng (Trends): Chiếm 10%. Alternative.me lấy dữ liệu trên Google Trend cho các truy vấn tìm kiếm liên quan đến Bitcoin và từ đó cung cấp thông tin chi tiết về tâm lý thị trường. Ví dụ, sự gia tăng tìm kiếm “Bitcoin lừa đảo” cho thấy thị trường đang “sợ hãi”.
  • Khảo Sát (Surveys): Chiếm 15%, hiện đã tạm ngừng. Alternative.me sử dụng nền tảng bỏ phiếu strawpoll.com để thăm dò ý kiến của nhà đầu tư về thị trường.

Có nên sử dụng chỉ số này trong phân tích dài hạn?

Chỉ báo này không hoạt động tốt khi phân tích dài hạn các chu kỳ thị trường tiền mã hoá. Trong một chu kỳ tăng hoặc giảm, vẫn có nhiều chu kỳ sợ hãi và tham lam. Những công tắc này rất hữu ích cho các nhà giao dịch xoay vòng tận dụng. Tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư muốn nắm giữ tiền mã hoá lâu dài, sẽ rất khó để dự đoán sự thay đổi từ thị trường tăng giá sang thị trường giảm giá chỉ từ chỉ số. Bạn sẽ cần phải phân tích các khía cạnh thị trường khác để có được góc nhìn dài hạn.

Kết luận

Xem xét chỉ số Sợ hãi và Tham lam tiền mã hoá là một cách đơn giản để thu thập và tóm tắt toàn bộ các chỉ số cơ bản và tâm lý thị trường. Thay vì phải tự phân tích, bạn có thể dựa vào chỉ báo này để theo dõi mạng xã hội, Google Xu hướng và các số liệu thống kê khác. Nếu bạn muốn đưa nó vào phân tích của mình, hãy cân nhắc bổ sung với các chỉ báo và chỉ số khác để có được cái nhìn cân bằng hơn.

Michael: