Sự sụp đổ của thị trường ICO vào năm 2017 khiến mọi người nhận ra rằng toàn bộ hệ sinh thái phải bền vững. Đó là khi ý tưởng về “Fair Launch” được giới thiệu. Cùng DeFiX.network tìm hiểu về bản chất của FairLaunch nhé!
Fair Launch là gì?
Dịch theo nghĩa tiếng Việt thì Fair là công bằng, Launch là sự ra mắt.
Fair Launch là sự ra mắt (coin/token của dự án) một cách công bằng cho tất cả nhà đầu tư và cộng đồng quan tâm đến dự án. Cụ thể:
- Đồng coin/token đó phải phi tập trung và được cộng đồng kiếm được, sở hữu và quản lý ngay từ đầu.
- Mọi người (cộng đồng, nhà đầu tư nhỏ lẻ, quỹ đầu tư lớn) đều có thể tham gia bình đẳng.
- Không có quyền truy cập sớm, khai thác trước hoặc phân bổ mã thông báo (nói cách khác không có vòng seed round hoặc private sale dành cho các quỹ mua số lượng lớn với giá rẻ).
Fair Launch giải quyết vấn đề gì?
Nếu ở trong thị trường crypto đủ lâu, bạn sẽ không lạ gì với khái niệm “xả”. Từ này ám chỉ việc các quỹ đầu tư đầu tư sớm vào 1 dự án và được mua một số lượng lớn token của dự án với giá rẻ. Đợi khi đồng tiền điện tử đó được list lên sàn thì các nhà đầu tư nhỏ lẻ (cộng đồng quan tâm đến dự án) mới có thể mua được và đây cũng là lúc các quỹ bán số token của họ với giá cao hơn nhiều lần giá họ mua.
Điều này đã làm nên một sự “nổi giận” từ phía của các user, các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Cần phải khẳng định rằng, chính user hay người ủng hộ là yếu tố quyết định nên sự thành công của một dự án. Nhưng trớ trêu thay, quyền lợi của họ lại vô cùng thấp và đi kèm với rủi ro khi phải trông xem liệu các VCs có “xả lên đầu” mình hay là không.
Fair Launch ra đời, tạo cuộc chơi công bằng cho tất cả các bên tham gia vào thị trường, bao gồm:
- Những người sáng lập và Team dự án: nhanh chóng tiếp cận thị trường, đồng thời bỏ qua việc gây quỹ truyền thống và cải thiện việc phân phối mã thông báo.
- Cộng đồng: Fair launch cho phép mọi người tham gia mua bán ngay từ những vòng bán đầu tiên và trao quyền quản trị cho cộng đồng (những người nắm giữ token sẽ được quyền vote cho những thay đổi của dự án).
- Nhà đầu tư: Có cơ hội mua được token dự án bình đẳng như các quỹ, không sợ rủi ro có quỹ mua số lượng lớn với giá rẻ rồi “xả” lên đầu mình.
Ưu nhược điểm của Fair Launch
Ưu điểm
- Có thể xem như Fair Launch là một mô hình hướng hoàn toàn lợi ích đến với cộng đồng.
- Như đã được đề cập ở phần trước, các dự án theo mô hình fair launch thường dành phần lớn, đôi khi là cả 100% tokenomic dành cho cộng đồng. Sẽ không có token nào được phân bổ cho đội ngũ phát triển, developers, marketing hay cả các quỹ đầu tư. Nhờ đó mà nỗi lo bị xả token đã không còn nữa
- Nhờ nắm giữ một lượng allocation lớn. Quyền quản trị, biểu quyết của dự án cũng sẽ thuộc về cộng đồng. Các cuộc bỏ phiếu sẽ được diễn ra để quyết định tương lai của dự án.
- Các giao thức sử dụng fair launch thường yêu cầu người dùng Add LP hoặc farming để nhận token reward của dự án. Nhờ vậy, TVL của các dự án fair launch thường có mức tăng trưởng rất cao và rất nhanh.
Nhược điểm
- Vì cộng đồng đã nắm giữ hết allocation, dẫn đến tình trạng “tay trắng” của đội ngũ đứng sau của một dự án. Điều này thoạt nghe có vẻ không có gì nghiêm trọng, nhưng, hãy thử nghĩ lại. Một đội ngũ không lương sẽ khó để có động lực làm việc. Hoặc trong trường hợp muốn audit cho dự án. Dev cũng không có tiền mà phải chờ cộng đồng biểu quyết để lấy chi phí từ treasury của dự án. Điều này làm thiếu đi tính tức thời của dự án.
- Thật vậy, đôi khi vai trò của các quỹ đầu tư không chỉ đơn thuần “đầu tư rồi xả”. Họ chính là những cố vấn đặc biệt, là phương thức kết nối giúp đưa dự án ra với thế giới để có thể tìm kiếm khách hàng hay thậm chí là định vị thương hiệu của họ.
- Với fair launch, dự án chỉ có thể “một tay ta làm nên tất cả”, không có sự hỗ trợ nào từ các VCs. Do đó, yêu cầu tiềm lực của đội ngũ phải đủ lớn để làm thay các việc này.
Fair Launch hoàn hảo sẽ như thế nào?
Với góc nhìn từ cá nhân mình, để một dự án có thể tiếp cận fair launch, cần có:
- Một đội ngũ thực sự mạnh mẽ, quyết cống hiến cho dự án: Đây là yếu tố tiên quyết
- Tokenomics nên chia 1 phần nhỏ cho các VCs có tham gia phát triển, hỗ trợ phát triển
- Không là một bản folk, mà phải có cơ chế riêng: Điều này cho thấy đội ngũ thực sự tâm huyết với dự án
- Tập trung educate cộng đồng: Một cộng đồng thông minh cũng không kém phần quan trọng
Có một điểm có thể bạn chưa biết rằng: Hầu hết đội ngũ của team đều vẫn có token, nhưng bằng cách họ sẽ mua token sớm khi vừa được lên sàn. Điều này cũng đặt ra câu hỏi cho mình liệu tính công bằng trong chữ “fair” có đang bị coi nhẹ bởi nhà phát triển ?
Ngoài ra, hiện tại đang có rất nhiều dự án DAO xuất hiện với mô hình fair launch nhưng không công bố. Đó là mô hình, bạn sẽ contribute ETH hoặc USDT, để dự án mint token và airdrop lại cho bạn. Một vài DAO đã phát triển với hình thức đó, như ConstitutionDAO (People), CultDAO,…
Kết luận
Theo cá nhân mình, FairLaunch không thực sự là một mô hình quá tiềm năng, và đây được coi như con dao hai lưỡi.
Bên cạnh những nguy cơ “xả vào đầu”, các Investors đều có trách nhiệm phát triển nó cũng như nguồn token được đặt vào tay của một tổ chức nhất định, sẽ làm dự án có tính nhất quán hơn.
Với các dự án với mô hình này, nếu muốn tham gia đầu tư, lời khuyên của mình là phải tìm hiểu thật kỹ càng về đội ngũ của dự án. Đánh giá xem dự án có đang hoạt động hiệu quả và có vạch ra lịch trình phát triển cụ thể hay không.