ERC20 là gì? Các quy tắc của tiêu chuẩn ERC20

Trước khi bắt đầu làm rõ thuật ngữ ERC20, các bạn cần phân biệt một số khái niệm giữa coin và token.

Theo định nghĩa của Coin Market Cap

  • Coin là đồng tiền điện tử có thể hoạt động một cách riêng lẻ.
  • Token là đồng tiền ảo phải dựa trên nền tảng của một loại tiền ảo khác để hoạt động. Ví dụ nền tảng Ethereum, NEO, NXT có thể dùng để xây dựng các loại token.

Về mặt tính năng:

  • Coin được tạo ra với mục đích sử dụng như một loại tiền tệ, một đơn vị lưu trữ giá trị và để giao dịch.
  • Token thì mục đích sử dụng rộng hơn (tất nhiên cũng có thể dùng để thanh toán). Token có thể là nhiên liệu cho một mạng lưới hoạt động (GAS) hay là đơn vị trao đổi trong một ứng dụng (CMT).

Về mặt kỹ thuật:

  • Một loại coin cần phải được phát triển ví lưu trữ riêng. Phí giao dịch sẽ được trừ thẳng vào coin đó.
  • Token thì có thể lưu trữ cùng một ví được phát triển riêng cho nền tảng gốc. Phí giao dịch phải trả theo quy định của nền tảng gốc (Ether hoặc GAS).

Bạn có thể xem bảng so sánh sau để dễ phân biệt hơn:

CoinToken
Nền tảngNền tảng riêngPhụ thuộc nền tảng của coin
Tính năngLưu trữ giá trịTiện ích
Có ví riêngDùng chung ví với coin

ERC20 là gì?

ERC20 (Ethereum Request for Comment) là tên gọi của một bộ các tiêu chuẩn mà những token được phát triển trên nền tảng blockchain của Ethereum phải tuân thủ theo. Để tạo ra các token trên nền tảng của Ethereum thì phải lập ra các hợp đồng thông minh (Smart contract), và các smart contract này phải được lập trình theo tiêu chuẩn ERC20.

Tiêu chuẩn ERC20 được đề xuất lần đầu tiên bởi nhà phát triển Fabian Vogelsteller vào ngày 19/11/2015. Sau đó, ERC20 được biết đến nhiều hơn vào năm 2017, khi mà những dự án ICO bắt đầu bùng nổ vào thời gian này và cho đến hiện tại, tiêu chuẩn ERC20 đã ngày càng trở nên phổ biến hơn.

Các quy tắc của tiêu chuẩn ERC20

Có 9 quy tắc theo tiêu chuẩn ERC20, trong đó, 3 quy tắc tùy chọn và 6 quy tắc bắt buộc. Cụ thể như sau:

3 quy tắc không bắt buộc:

  • Token Name: tên của token
  • Symbol: mã token, Maker có mã là MKR
  • Decimals: Số thập phân nhỏ nhất (lên đến 18), quy định về số lượng chữ số thập phân trong đơn vị của token. Decimals của MKR là 18, nghĩa là đơn vị nhỏ nhất của MKR là (852)3952 0100 MKR.

6 quy tắc bắt buộc

  • Total Supply: tổng nguồn cung, tổng số lượng token được phát hành, total supply của MKR là 1,005,557 MKR
  • Balance Of: số dư token mà một tài khoản hay một ví đang có
  • Transfer: Chuyển về tài khoản, chuyển token từ ví của bạn sang ví của người dùng khác
  • Transfer From: Chuyển từ tài khoản này sang tài khoản khác, quy tắc này cũng khá tương tự như transfer nhưng tiện dụng hơn, là bạn có thể ủy quyền cho ai đó chuyển token thay cho bạn
  • Approve: Đối chiếu giao dịch, giới hạn số lượng token được rút ra từ ví của bạn, quy tắc này giúp bạn tránh được các rủi ro do lỗi hợp đồng và trường hợp bị đánh cắp tất cả token trong ví
  • Allowance: Cho phép kiểm tra số dư của người dùng. Trong trường hợp bạn cấp quyền cho một địa chỉ ví nào đó quản lý số token của bạn thì khi sử dụng hàm allowance, bạn sẽ kiểm tra được số dư có thể rút và số dư còn lại đó sẽ được hoàn lại vào ví của bạn.

Token ERC20 là gì? Làm thế nào để phân biệt token ERC20 với những token khác?

Token ERC20 là gì

Đến đây thì các bạn có thể dễ dàng đưa ra khái niệm về token ERC20. Đơn giản, token ERC20 chính là những token được tạo ra trên nền tảng blockchain của Ethereum và tuân theo tiêu chuẩn ERC20.

Hiện tại, có đến hàng ngàn token ERC20 đang được niêm yết trên coinmarketcap, một vài trong số đó có thể kể đến như DAI, Maker, OKB, Aave, USDT…

Phân biệt token ERC20 với những token khác

Dưới đây là một số đặc điểm của token ERC20 có thể được phân biệt với những loại token khác:

Địa chỉ ví: địa chỉ ví của các token ERC20 luôn có phần “0x” ở phía trước. Tiếp đến là 40 ký tự Hexa (bao gồm các chữ số từ 0 – 9 và các chữ cái từ a đến f, không phân biệt chữ thường hay in hoa).

Ví dụ về địa chỉ ví của token ERC20: 0x3a614FE8aB30C68e9220b85e3cDe90237e46dc52

Ngoài ra, do hoạt động của token ERC20 luôn gắn liền với nền tảng của Ethereum nên địa chỉ ví của các token ERC20 cũng chính là địa chỉ ví của ETH. Giả sử các bạn có ví của đồng ETH thì các loại token ERC20 mà bạn đang sở hữu hay chuẩn bị mua cũng sẽ có cùng một địa chỉ ví với ETH.

Phí giao dịch: không chỉ riêng token ERC20 mà với tất cả các loại token khác, khi các bạn thực hiện các giao dịch chuyển token đến một ví khác thì sẽ mất một khoản phí giao dịch. Phí này sẽ phụ thuộc vào từng nền tảng gốc.

Thời gian xử lý: tốc độ xử lý các giao dịch liên quan đến token ERC20 sẽ nhanh hơn nhiều so với các loại token khác.

Tính an toàn cao: tiêu chuẩn ERC20 được thực hiện trên các hợp đồng thông minh smart contract nên sẽ đảm bảo được tính an toàn cho các giao dịch của bạn. Trong trường hợp bạn nhập sai địa chỉ ví thì hệ thống sẽ báo lỗi ngay, lượng token của bạn được bảo toàn.

Ứng dụng của ERC20?

Một phần lớn tạo nên sự hấp dẫn của token ERC20 là tính linh hoạt của chúng là các quy ước đặt ra không hạn chế sự phát triển, vì vậy các bên có thể triển khai các tính năng bổ sung và đặt các thông số cụ thể phù hợp với nhu cầu của họ.

Stablecoin

Stablecoin (các token neo giá theo tiền pháp định) thường sử dụng tiêu chuẩn token ERC20. Giao dịch với hợp đồng BUSD là một ví dụ. Hầu hết các stablecoin chúng ta biết cũng dùng định dạng này.

Đối với một stablecoin được bảo đảm bởi tiền pháp định, nhà phát hành nắm giữ các khoản dự trữ bằng euro, đô-la, v.v. Sau đó, với mỗi đơn vị trong kho dự trữ, họ sẽ phát hành một token. Điều này có nghĩa là nếu 10.000 đô-la bị khóa trong kho lưu trữ, nhà phát hành có thể tạo ra 10.000 token, mỗi token có thể đổi được 1 đô-la.

Về mặt kỹ thuật, điều này có thể thực hiện khá dễ dàng trên Ethereum. Nhà phát hành chỉ cần khởi chạy một hợp đồng với 10.000 token. Sau đó, họ sẽ phân phối chúng cho người dùng với lời hứa rằng sau này họ có thể đổi các token để lấy một lượng tiền pháp định tương ứng. 

Người dùng có thể thực hiện một số việc với token của họ – có thể mua hàng hóa và dịch vụ hoặc sử dụng chúng trong các DApp. Ngoài ra, họ có thể yêu cầu nhà phát hành đổi chúng thành tiền thật ngay lập tức. Trong trường hợp đó, nhà phát hành đốt các token được trả lại (khiến chúng không thể sử dụng được) và rút số tiền pháp định chính xác từ các khoản dự trữ của họ.

Hợp đồng điều chỉnh hệ thống này, như đã nói ở trên, việc này được thực hiện tương đối đơn giản. Tuy nhiên, việc tung ra một stablecoin không chỉ có thế, mà còn đòi hỏi rất nhiều công việc được thực hiện khác nữa như logistic, tuân thủ quy định, v.v.

Utility Token là gì

Utility Token là token tiện ích. Utility token được sinh ra để phục vụ cho một dự án với mục tiêu và tính năng cụ thể. Ví dụ token cho dự án Dock.io có tính năng thanh toán, bình chọn; BNB token của Binance có tính năng giảm giá phí giao dịch…

Security Token là gì

Security Token hay còn gọi là token chứng khoán là một dạng cổ phiếu điện tử phát hành dưới dạng token. Bạn sẽ được hưởng cổ tức dựa trên số cổ phần bạn sở hữu của dự án đó. Security token còn cho phép bạn có quyền bầu chọn hoặc tham gia quyết định một số công việc của dự án.

Ưu và nhược điểm của token ERC20

Sự ra đời của bất kỳ một coin hay token nào đó đều mang một ý nghĩa nhất định và tất cả chúng đều tồn tại những ưu, nhược điểm khác nhau. Một đồng coin/token ra đời sau sẽ khắc phục những hạn chế của các đồng coin/token ra đời trước, tạo ra sự cạnh tranh, thúc đẩy tiến trình phát triển của thị trường tiền điện tử. Nhưng xét cho cùng, đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có đồng coin/token nào là hoàn hảo và chắc chắn là sẽ tiếp tục có những dự án ICO cho các token mới.

Ưu điểm của token ERC20

  • Thời gian xử lý giao dịch nhanh chóng
  • Tính an toàn cao nhờ tính năng của smart contract
  • Có tính ứng dụng cao, các token ERC20 được tạo ra với nhiều mục đích khác nhau như thanh toán, lưu trữ giá trị, giao dịch, làm đơn vị tiền tệ trong các game, điểm thưởng hoặc giảm chi phí cho khách hàng…
  • Tính phổ biến cao: token ERC20 có mặt hầu hết trên các sàn giao dịch tiền điện tử, tính thanh khoản cao, người dùng có thể mua, bán, trao đổi, chuyển-nhận bất cứ khi nào.

Nhược điểm của token ERC20

  • Có độ trễ trong giao dịch: Vì tính phổ biến lớn mà các token ERC20 có khối lượng và tần suất giao dịch cao. Ở các khoảng thời gian cao điểm, những giao dịch liên quan đến token ERC20 sẽ gặp phải một độ trễ nhất định
  • Người dùng phải mất một khoản phí khi giao dịch với token ERC20
  • Có nguy cơ lừa đảo: việc tạo ra một token ERC20 không phải là quá khó khăn. Chính vì vậy, không ít các dự án ICO token ERC20 ra đời với mục đích lừa đảo nhà đầu tư. Họ thường vạch ra một tương lai tươi sáng cho token đó và cam kết các mức lãi suất vô cùng hấp dẫn. Các bạn nên cẩn trọng hơn với những dự án ICO ở thời điểm hiện tại.
  • Bị các lỗi có thể giúp cho những kẻ tấn công có thể đánh cắp một lượng lớn token ERC20.

Các loại tiêu chuẩn ERC khác

Như đã nói, mặc dù các token ERC20 có những ưu điểm vượt trội nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Chính vì vậy, các nhà phát triển tiền điện tử đã tạo ra những tiêu chuẩn mới, thay thế cho tiêu chuẩn ERC20, nhằm khắc phục được những hạn chế đó.

ERC223

Tiêu chuẩn ERC223 được thiết kế để ngăn chặn việc chuyển token xảy ra sự cố. Ngoài ra, ERC223 cũng giúp giảm chi phí giao dịch so với ERC20. Một số token ERC223 như Lendo (ELT), ProntaPay (PRO)…

ERC721

Được tạo ra với ý tưởng đi ngược lại hoàn toàn với tính chất của các coin/token, là tính thay thế (fungible). Token ERC721 không thể chia nhỏ ra đến cấp thập phân như 0.1, 0.001 BTC mà chỉ có thể tồn tại ở dạng số tự nhiên (1, 2 token) và sẽ có giá trị dựa trên sự độc nhất, khan hiếm hay được xem là một token không thể thay thế được.

ERC1155

Là một sự kết hợp của cả ERC20 và ERC721, vì các token ERC1155 vừa là các token có thể thay thế (fungible), vừa không thể thay thế (non-fungible)

ERC621

Được phát triển để bổ sung tính tăng có thể tăng hoặc giảm nguồn cung cho token.

ERC777

Là một phiên bản có cải tiến thêm về mặt bảo mật và nhiều tính năng nâng cao khác. ERC777 cung cấp nhiều tùy chọn khi xử lý các giao dịch liên quan đến token. Các token ERC777 sẽ tương thích với các token ERC20 theo hướng ngược lại.

Ngoài ra, còn một số tiêu chuẩn ERC khác như ERC827, ERC948, ERC884…

Mua token ERC20 ở đâu? Và lưu trữ trên những loại ví nào?

Vì có cùng địa chỉ ví với Ethereum nên các bạn có thể tạo ví token ERC20 trên những nền tảng có hỗ trợ ví Ethereum như MyEtherWallet, Ví ImToken (ứng dụng ví trên điện thoại), ví MetaMask, Coin98 Wallet hay các loại ví cứng như Ledger, Trezor… trong đó, ví Metamask và Coin98 là ví ETH phổ biến nhất hiện nay.

Kết thúc

Bài viết bên trên đã tổng hợp nội dung về ERC20 và ứng dụng của ERC20 trong DeFi. Hy vọng DeFiX mang lại cho bạn một cái nhìn chi tiết về ERC20!

Michael:

View Comments (0)