Enzyme (MLN) là gì?Chi tiết về đồng MLN

Không gian tiền mã hóa ngày càng được mở rộng với đa dạng các lĩnh vực và hoạt động. Việc theo dõi quá nhiều dự án trên nhiều nền tảng có thể khiến nhà đầu tư bị bỏ sót tài sản và quá trình quản lý cũng phức tạp hơn. Enzyme (MLN) được biết đến là một giải pháp cho phép tổng hợp các chiến lược tối đa hóa lợi nhuận dựa các quỹ trên nền tảng. Vậy cụ thể Enzyme (MLN) là gì?

Tổng quan về dự án Enzyme (MLN)

Enzyme (MLN) là gì?

Enzyme là một giao thức blockchain phi tập trung được xây dựng trên mạng Ethereum. Giao thức ra mắt dưới tên Melon trước khi được nâng cấp thành tên Enzyme vào tháng 12 năm 2020. Enzyme cho phép bạn thiết lập các khoản đầu tư trên các quỹ khác nhau trong cùng một môi trường an toàn và minh bạch.

Lịch sử phát triển của dự án Enzyme

Mona El Isa đã thành lập giao thức Enzyme thông qua công ty tư nhân Melonport vào năm 2016. Ban đầu giao thức này được gọi là Melon. Vào năm 2017, Melonport đã tổ chức một ICO và kiếm được khoảng 2,9 triệu USD từ việc bán token MLN.

Họ đã đúc và phân phối tổng cộng 1,25 triệu token MLN từ năm 2017 đến năm 2018. Tuy nhiên, công ty tư nhân đã đóng cửa sau đó và Melon Council đã tiếp quản quyền kiểm soát giao thức.

Melon Council là một DAO và hoạt động giả định vào năm 2019. Họ đã thông qua các Smart Contract cho phép chủ sở hữu token MLN mời người dùng mới cũng như được phép nâng cấp hoặc thay đổi các thông số của giao thức.

Melon Council có sứ mệnh duy trì tính toàn vẹn của mạng, thúc đẩy đổi mới và tối đa hóa việc áp dụng trong hệ thống.

Mục tiêu của dự án Enzyme

Dự án ra đời nhằm mục đích phi tập trung hóa cách quản lý tài sản truyền thống, cho phép người dùng truy cập không hạn chế vào các khoản đầu tư. Giao thức sử dụng token gốc là MLN để thực hiện các hoạt động khác nhau trên nền tảng một cách công bằng và minh bạch.

Việc loại bỏ các tổ chức trung gian giúp cho tất cả người dùng có toàn quyền kiểm soát tài sản của họ. Enzyme lưu trữ các quỹ để quản lý tài sản trên nền tảng, đồng thời giúp người dùng tiết kiệm thời gian tạo các quỹ đó.

Giao thức cho phép bất kỳ ai cũng có thể quản lý và đầu tư vào quỹ tài sản do các nhà đầu tư khác phát triển bằng cách loại bỏ các rào cản gia nhập. Enzyme hỗ trợ hơn 200 loại tài sản với tính thanh khoản cao trong các sàn giao dịch phi tập trung khác nhau.

Giao thức Enzyme hoạt động như thế nào?

Giao thức Enzyme sử dụng các Smart Contract của Ethereum. Do đó, người dùng sẽ phải trả phí giao dịch bằng đồng ETH để sử dụng sức mạnh tính toán của Ethereum và phần mềm của giao thức Enzyme. Giao thức bao gồm 2 layer: Infrastructure Layer và Fund Layer. Ngoài ra, Enzyme còn có một thư viện JavaScript hỗ trợ trình duyệt web.

Fund Layer

Đây là nơi người dùng tạo, chia sẻ và kiểm soát quỹ đầu tư của họ, đồng thời tạo điều kiện cho những người dùng khác đầu tư vào. Mỗi quỹ được tạo thành từ hai phần, cụ thể:

Hub: Hub (Trung tâm) là phần cốt lõi của Fund Layer, có vai trò cung cấp các công cụ cần thiết để thiết lập quỹ, đồng thời theo dõi tất cả các thành phần của quỹ.

Spokes: Spokes sử dụng các Smart Contract trong việc xác định các quỹ mà các nhà quản lý đã phát triển. Thành phần này cung cấp các dịch vụ cụ thể khác cho quỹ, như cổ phiếu và kho tiền. Cổ phiếu có chức năng theo dõi quyền sở hữu quỹ trong khi kho tiền có nhiệm vụ lưu trữ token.

Infrastructure Layer

Infrastructure Layer là một phần của hệ sinh thái của Enzyme do Melon Council kiểm soát. Dưới đây là một số hợp đồng cơ sở hạ tầng phổ biến trên Enzyme:

  • Engine – Có chức năng mua MLN để thanh toán phí tính toán.
  • Adapter – Giúp kết nối một số tài sản giao dịch với nguồn cấp dữ liệu giá.
  • Price Source – Cung cấp thông tin chung cần thiết cho các hành động trong quỹ.

Điểm nổi bật của Enzyme

Giao thức Enzyme có các tính năng độc đáo giúp tạo nên sự khác biệt so với các giao thức khác trên chuỗi khối Ethereum. Những tính năng này có thể kể đến như:

Đây là nền tảng quản lý tài sản kỹ thuật số phi tập trung đầu tiên, cho phép người dùng có toàn quyền kiểm soát và truy cập vào tài sản của họ.

Một trong những nền tảng quản lý tài sản duy trì tính minh bạch và hợp lý hóa các quy trình cho người dùng, giúp làm giảm các rào cản gia nhập đối với người dùng mới.

Áp dụng phong cách quản lý theo chuỗi cho phép báo cáo và phản ánh các sự kiện theo thời gian thực. Đây là giải pháp an toàn cũng như tiết kiệm hơn để tạo và quản lý danh mục đầu tư bằng công cụ được tích hợp sẵn. Những công cụ này có thể thực hiện các dự đoán và tính toán phức tạp.

Người dùng nền tảng Enzyme có thể kiếm tiền từ dựa trên khả năng họ trong việc quản lý tài sản kỹ thuật số.

Đây là một mô hình kinh doanh cho phép người dùng đầu tư vào để quản lý quỹ mà không dựa người quản lý. Các nhà đầu tư có toàn quyền kiểm soát đối với tài sản kỹ thuật số của họ.

Enzyme hỗ trợ người dùng xây dựng quỹ như thế nào?

Giao thức Enzyme cho phép bất kỳ ai cũng có thể xây dựng, mở rộng quy mô và kiếm tiền từ Smart Vault. Là người tạo Vault, bạn có thể tận dụng các công cụ tiện ích khác nhau do Enzyme cung cấp mà không cần phải có bất kỳ nền tảng kỹ thuật phần mềm nào, bao gồm:

  • Một loạt các dịch vụ DeFi như Lending, Pools, Derivatives, Farming,…
  • Số lượng tài sản khổng lồ với hơn 200 token và đang phát triển thêm.
  • Cung cấp các tùy chọn tính phí cho nhà đầu tư.
  • Bộ quy tắc để xác định đối tượng nào có thể gửi tiền vào chiến lược của bạn và theo những điều khoản nào.
  • Các công cụ kế toán được tích hợp sẵn để báo cáo lại cho nhà đầu tư theo thời gian thực.
  • Cung cấp bộ công cụ quản lý rủi ro nâng cao.

Tìm hiểu về token MLN

Token MLN là gì?

MLN là token tiện ích cung cấp năng lượng cho hệ sinh thái Enzyme và các bên liên quan.

Token này có các trường hợp sử dụng chính gồm:

  • Người dùng giao thức phải trả tiền cho việc sử dụng bằng token MLN.
  • Các nhà phát triển hoặc những người đóng góp bên ngoài có thể kiếm được token MLN bằng cách nộp đơn xin tài trợ.
  • Sử dụng token MLN để tham gia vào hoạt động quản trị và phát triển giao thức.

Tokenomics

Có thể nói tokenomics của MLN dưới cái tên Melon Protocol không thực sự hiệu quả cho cả team dev lẫn các holders, điều đó được thể hiện rõ trong biểu đồ giá của token này. 

Tới tháng 6/2020, khi mà các token khác có sự tăng giá mạnh sau cú “điều chỉnh” về ngưỡng $3,800 của Bitcoin thì MLN vẫn chỉ dậm chân tại chỗ ở mức $6.5, tức là chia 36 lần kể từ đỉnh năm 2018. 

Do vậy, các developers sáng lập MLN là Tom Shaughnessy, Ceteris Paribus và Chris Manessis đã đề xuất kế hoạch thay đổi toàn diện MLN mang tên MIP7 vào tháng 6/2020. 

Anh em có thể tìm hiểu thêm kế hoạch này tại Github của MLN.

Trong MIP7, điểm đáng chú ý nhất phải kể đến là tokenomics mới của MLN.

Nếu như trước đây, mỗi năm hệ thống sẽ đẻ ra 300,600 MLN token để trả cho team devs, và trong thời hạn là mãi mãi  anh em cũng có thể hiểu tại sao giá của MLN xuống không lối thoát rồi phải không nào. 

Với MIP7, kể từ năm 2021, lượng token đẻ ra sẽ giảm 20% mỗi năm (từ con số 300,600 token) tới khi mức issue token này tiệm cận với 0. Anh em lưu ý rằng lượng token xuất hàng năm này sẽ được dùng để trả cho team devs. 

Hãy lấy 1 ví dụ cụ thể:

  • Năm 2021, lượng token được tạo ra giảm 20% của năm trước, tức còn 240,480 MLN. Nếu team devs chỉ dùng 140,480 token thì 100,000 token còn lại sẽ được chuyển tiếp sang năm 2022.
  • Năm 2022, lượng token được tạo ra giảm tiếp 20%, tức còn (240,480*80%)=192,384 MLN. Như vậy, trong năm 2022, team devs có (192,384 + 100,000) = 292,384 MLN. Tuy nhiên, số lượng maximum mà team devs được hưởng chỉ là số maximum của năm trước (240,480 token). Lượng token còn lại (292,384 – 240,480) = 51,904 MLN sẽ được mang đi burn.

Có thể thấy, đội ngũ MLN đã cố gắng rất nhiều để hồi sinh một token gần như đã chết do tokenomics không hiệu quả.

Đội ngũ phát triển, nhà đầu tư của dự án Enzyme

Đội ngũ phát triển

  • Mona El Isa: Cô hiện đang là Founder và CEO tại Avantgarde Finance. Mona được liệt kê trong danh sách Under 30 Forbes trên tạp chí Trader vào năm 2008 và Tạp chí Forbes trong 2011.
  • Jenna Zenk: Cô là một kỹ sư phần mềm có kiến ​​thức nền tảng về thị trường tài chính và có kinh nghiệm trong quản lý tài sản. Trước khi gia nhập Melonport, Jenna đã làm việc trong ngành quỹ đầu cơ ở Paris và New York.
  • Andreas Glarner: Tiến sĩ Andreas Glarner có kinh nghiệm làm việc với các công ty quốc tế trong lĩnh vực công nghệ. Ông đã từng là cố vấn cho nhiều dự án lớn trong lĩnh vực này.
  • Gavin Wood: Anh là người sáng lập PolkaDot và cũng một trong những người đồng sáng lập Ethereum. Gavin Wood nổi tiếng với phát minh ra ngôn ngữ Smart Contract – Solidity.

Nhà đầu tư

Một số nhà đầu tư chính của dự án Enzyme gồm: Defiance Capital, KR1, Kenetic Capital,…

Lộ trình phát triển của dự án Enzyme

  • 2/2018: Ra mắt quỹ Melon đầu tiên trên mainnet và tiền thưởng phát hiện lỗi.
  • 7/2018: Hơn 25 quỹ được người dùng triển khai và quản lý trên mainnet. Melonport xuất bản phần đầu của series Melon economics.
  • 8/2018: Melonport xuất bản phần thứ hai của của series Melon economics và công bố Melon Engine.
  • 2/2019: Mainnet chính thức được ra mắt.
  • 8/2019: Quyền sở hữu giao thức được chuyển giao cho Melon Council DAO.
  • 6/2019: Đề xuất tạo ra một cách tiếp cận mới cho Melon trên thiết bị di động iOS và Android.
  • 9/2022: Avantgarde Finance sẽ trao vai trò nhà phát triển chính cho Melon để thực hiện một lộ trình mới. Họ đã bắt đầu trên lộ trình này vào ngày 1 tháng 10 năm 2019.

Lưu trữ token MLN ở đâu?

MLN là token tiêu chuẩn ERC-20. Do đó, bạn có thể lưu trữ token này trên các ví ETH phổ biến hiện nay như: Metamask, Trust Wallet, Coinbase Wallet, Coin98 Wallet, các loại ví lạnh,…

Ngoài ra, bạn cũng có thể lưu trữ token MLN trực tiếp trên các sàn giao dịch có hỗ trợ.

Có thể mua token MLN ở sàn giao dịch nào?

Hiện tại, bạn có thể mua token MLN trên một số sàn giao dịch gồm:

Tổng kết

Enzyme đang cung cấp một nền tảng để tất cả mọi người đều có thể xây dựng, mở rộng quy mô và kiếm tiền từ các chiến lược đầu tư cũng như sử dụng những cải tiến mới nhất trong lĩnh vực DeFi. Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về dự án Enzyme và token MLN để có quyết định đầu tư hiệu quả.

Nguyen Phong: