Đốt Coin là gì? Cơ chế – Lợi ích của việc Burn Coin

Đốt Coin hay Burning Coin, Burning Token là một khái niệm phổ biến trong thị trường tiền điện tử. Bài viết này minh và các bạn sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm Đốt Coin là gì? Và giải mã cơ chế của việc đốt coin.

Đốt coin là gì?

Đốt tiền mã hoá (Coin Burning hoặc đốt token) là quá trình loại bỏ vĩnh viễn một số lượng đồng tiền mã hoá ra khỏi lưu thông, làm giảm tổng cung (Total supply). 

Theo lý thuyết quy luật cung cầu, khi cung giảm, cầu giữ nguyên thì giá sẽ của đồng coin đó được kỳ vọng sẽ tăng. Mục đích của đốt coin chính là thúc đẩy sự phát triển bền vững của toàn bộ dự án và cân bằng lợi ích giữa các bên tham gia.

Bất kỳ ai đều có thể thực hiện việc đốt coin. Việc đốt coin đơn giản là gửi đồng coin đó đến một ví đặc biệt, chỉ dùng để gửi coin vào mà không rút được ra. Ví dụ trên mạng BNB Chain thì các Dead Address thường sẽ có đuôi là “dEaD” như trong hình dưới: 

Hoặc 0x000…000 như trên mạng Ethereum:

Đặc biệt, các ví dạng này sẽ được các Blockchain Explorer phân loại vào hashtag “Burn”

Đốt coin hoạt động như nào?

Về cơ bản, sự kiện đốt token xảy ra theo thứ tự sau:

  1. Một người nắm giữ tiền mã hoá sẽ thực hiện tính năng đốt tiền khi họ muốn bỏ đi một lượng tiền được chỉ định nào đó.
  2. Sau đó, hợp đồng thông minh sẽ xác minh rằng người này có các đồng tiền trong ví của họ hay không và số lượng đồng tiền được chỉ định này phải hợp lệ. Cơ chế đốt chỉ chấp nhận số tiền dương.
  3. Nếu người đó không có đủ tiền hoặc nếu số lượng chỉ định không hợp lệ (ví dụ: 0 hoặc -5), tính năng đốt tiền sẽ không được thực thi.
  4. Nếu họ có đủ, thì lượng tiền mã hoá được chỉ định sẽ bị trừ khỏi ví đó. Tổng nguồn cung của đồng tiền sẽ được cập nhật sau đó và các các đồng tiền mã hoá sẽ bị đốt.

Nếu bạn sử dụng tính năng này để đốt tiền của mình, số tiền của bạn sẽ bị hủy vĩnh viễn. Không thể khôi phục tiền sau khi chúng bị đốt và nhờ công nghệ blockchain, bằng chứng về việc đốt có thể dễ dàng được xác minh trên blockchain explorer.

Ứng dụng của việc đốt coin

  • Nó có thể giúp tiền điện tử tăng giá trị. Mặc dù điều này không chắc chắn, một số đồng tiền điện tử đã có sự biến động giá tích cực sau khi các token bị đốt cháy.
  • Nếu một loại tiền điện tử có tỷ lệ lạm phát cao, việc đốt token có thể kiềm chế sự lạm phát.
  • Đó là một cách để những người tham gia thêm các block giao dịch mới vào blockchain với các loại tiền điện tử bằng chứng đốt cháy (Proof of Burn)

Dưới đây là một vài token tiền kỹ thuật số đáng chú ý đã bị đốt cháy và bối cảnh xung quanh các sự kiện này:

  • BNB Chain trích 20% lợi nhuận hàng quý để đốt BNB cho tới khi tổng cung trên thị trường còn 100 triệu BNB. Hơn nữa, BNB Chain có một đề xuất tên là BEP-95, đề xuất này sẽ trích một lượng BNB từ phí gas để burn ra khỏi nguồn cung.
  • 55 tỷ XML đã bị đốt cháy và nó đã làm giảm đáng kể nguồn cung XLM hơn 50%. Tác động giá lên XLM ngay lập tức đáng chú ý trong ngắn hạn, tăng 25% từ $0.069 lên $0.088 trong một ngày từ ngày 5 tháng 11 đến ngày 6 tháng 11 năm 2020.
  • Trong nỗ lực để thu hút sự chú ý, các nhà phát triển của Shiba Inu (SHIB) đã cung cấp một nửa nguồn cung cấp cho Vitalik Buterin, đồng sáng lập Ethereum (ETH), vào năm 2021. Vitalik đã nhanh chóng đốt 90% số token đó và quyên góp phần còn lại.

Cơ chế Buyback and Burn – Mua lại và đốt coin/token

Trong thế giới crypto, Buyback and Burn có thể hiểu đơn giản là việc mua lại token và đốt lượng token đó. Ưu điểm nổi bật nhất của cơ chế này là giúp giá token tăng trưởng bền vững về dài hạn và giúp nhà đầu tư có thêm niềm tin để hold.

Buyback and Burn làm tăng volume giao dịch và tăng thanh khoản, giúp giá token tránh có những pha biến động mạnh. Điều này cũng củng cố tính ổn định của giá token.

Nhưng câu hỏi bây giờ sẽ là: Bên nào và nguồn tiền nào sẽ mua lại coin/token để đốt?

Thông thường, các blockchain hoặc protocol sẽ trích một phần phí, lợi nhuận có được để mua lại token rồi đem đi đốt. Quá trình đốt có thể được lập trình ngay từ đầu hoặc thông qua các đề xuất được bỏ phiếu bởi cộng đồng.

Thách thức của đốt coin

Từ đầu bài viết, chúng ta đã tìm hiểu về đốt coin và những lợi ích cũng như mục đích từ cơ chế này. Nhưng đốt coin được sử dụng phổ biến đến vậy thì liệu có những thách thức gì?

Cân bằng tokenomics

Giá của crypto theo lý thuyết cung cầu: khi nguồn cung giảm mà cầu giữ nguyên thì giá sẽ chỉ có tăng.

  • Nhà đầu tư thấy giá tăng liên tục thì sẽ dần dần hạn chế mua vào, khiến khối lượng giao dịch bị giảm.
  • Ngược lại, nếu token được tạo ra trong một thời gian dài thì nhà đầu tư cũng sẽ hạn chế mua vào để tránh việc khoản đầu tư của họ tiếp tục thua lỗ.

Vậy nên, tìm điểm cân bằng giữa lạm phát và giảm phát của token trong thiết kế tokenomics sẽ là một thách thức lớn cho những builder tâm huyết.

Đốt coin có thể tạo ra thách thức lớn cho blockchain platform

Những blockchain như Bitcoin, Cardano, Polygon,… có nguồn cung token cố định nên nếu áp dụng cơ chế đốt coin thì số coin/token đó sẽ bị đốt vĩnh viễn và không thể mở rộng nguồn cung hoặc mint ra thêm token.

Về dài hạn, giá của đồng token tăng cùng với sự phát triển của cả hệ. Khi đó người dùng sẽ phải trả nhiều chi phí giao dịch hơn bởi vì phí sẽ được trả dưới dạng token nhất định. Phí giao dịch cao sẽ không khuyến khích người dùng thực hiện nhiều giao dịch và sẽ không tốt cho sự phát triển của toàn hệ sinh thái.

Cardano là một ví dụ điển hình của việc sẽ không xây dựng một cơ chế đốt coin mà chỉ ra thông báo là nhà đầu tư muốn đốt ADA thì có thể tự gửi vào những Dead Andress trên mạng Cardano.

Kết luận

Bài viết của DeFiX tới đây là kết thúc. Hi vọng những thông tin này hữu ích với các nhà đầu tư!

Hãy theo dõi DeFiX.Network để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị, mới nhất về thị trường trường tài chính và tiền điện tử nhé.

Hẹn gặp lại các bạn trong các bài chia sẻ, hướng dẫn tiếp theo. Chúc các bạn đầu tư thành công!

Michael: