Điểm mặt top 5 hệ sinh thái Defi lớn nhất trên thị trường vào tháng 07-2022

Thời gian gần đây chúng ta chứng kiến sự sụt giảm mạnh từ toàn thị trường tiền điện tử kể từ đỉnh đầu năm 2022 bởi nhiều tác động khác nhau. Nhưng trên Defi chúng ta vẫn có những điểm nhấn rõ nét, trong bài này mình sẽ cùng anh,em tìm hiểu về top 5 hệ sinh thái Defi lớn nhất trên thị trường hiện nay. 

Tổng quan Defi là gì ?

Defi hay còn gọi đến là Decentralized Finance – là khái niệm sinh ta từ việc hết hợp tính phi tập trung của blockchain vào tài chính (finance) tạo nên một nền tài chính minh bạch, đơn giản hiệu quả cao. 

Để tìm hiểu rõ hơn cơ bản về Defi, anh,em có thể tìm hiểu thêm về bài viết: Defi là gì? 

Tìm hiểu về những mảnh ghép trên 1 hệ sinh thái Defi: Hệ sinh thái Defi là gì ? 

Hệ sinh thái Defi trên Ethereum

Bài viết chi tiết về hệ sinh thái Ethereum: Ethereum là gì ? 

Ethereum là hệ sinh thái Defi đi đầu và luôn là top 1 trên thị trường mà cho đến hiện tại khó có hệ nào có thể cạnh tranh được với Ethereum. Hệ Ethereum luôn chiếm khoảng 50%-60% TVL ( Total value lock – tổng tài sản khóa) trên toàn thị trường Defi, với dự án có sức ảnh hưởng lớn nhất Maker DAO. 

 Vào thời điểm cuối năm 2021 khi tổng lượng TVL toàn thị trường đạt ATH ~185 tỷ USD thì riêng Ethereum đã chiếm khoảng hơn 110 tỷ USD TVL trong đó  Maker DAO chiếm khoảng 19 tỷ USD khoảng 10% toàn thị trường. 

Là hệ sinh thái đi đầu, và là nơi tạo ra nhiều xu hướng mới, Ethereum có cho mình một hệ sinh thái rộng lớn và lớn mạnh, đầy đủ từng mảnh ghép phục vụ cho người dùng: DEX, lending, yield, DAO…..

Là một hệ sinh thái đi đầu và nhiều ưu điểm vô cùng lớn của mình mặc dù có phí gas cao nhưng Ethereum luôn thu hút lượng dự án đến với hệ sinh thái của mình vô cùng tới, tính tới ngày 22 tháng 07 năm 2022 có đến 518 ứng dụng phi tập trung đang chạy trên blockchain Ethereum. 

Không những điều mà những dự án phát triển trên Ethereum còn vô cùng chất lượng khi so với hệ sinh thái đứng  thứ 2 về số lượng dApp đang chạy là BSC có 428 ứng dụng nhưng lượng TVL của BSC chỉ có 5,48 tỷ USD trong khi con số này trên Ethereum vào khoảng  38,7 tỷ USD. 

Hiện tại thị trường đang mong chờ vào sự kiện The Merge của Ethereum, đây được coi là sự kiện quan trọng nhất đối với Ethereum từ trước tới nay, khi mà chuyển từ PoW sang PoS, nếu sự kiện này diễn ra thành công, rất có thể Ethereum sẽ đón nhận một đợt bùng nổ vô cùng mạnh mẽ khi mà nó đã khắc phục được điểm yếu của mình bấy lâu nay là giao dịch chậm và phí cao, ngoài ra việc chuyển đổi sang cơ chế PoS cũng giúp Ethereum giảm tiêu tốn nhiêu liệu hơn đến 99% so với cơ chế PoW, việc này cũng giúp Ethereum sẽ được đón nhận nhiều hơn từ các nhà quản lý. 

Sau sự kiện The Merge có lẽ các ứng dụng trên Ethereum sẽ có hiệu năng hoạt động tốt hơn rất nhiều. 

Cùng mình điểm qua những dự án nổi bật trên hệ sinh thái Ethereum 

Nhìn qua có thể thấy rõ sự khác biệt giữa Ethereum và những hệ sinh thái khác, dù thời điểm hiện tại thị trường đã giảm mạnh nhưng top 11 dự án Defi trên Ethereum đều có lượng TVL đạt trên 1 tỷ USD, nhiều nhất vẫn là Maker DAO (8,55 tỷ USD) -chiếm khoảng 12% toàn thị trường. 

Hệ sinh thái Defi trên Tron

Đây có lẽ là hệ sinh thái đặc biệt nhất trong bài viết ngày hôm nay, khi mà hệ sinh thái này hiện nay mới chỉ có 8 dApp đang vận hành nó lại sở hữu con số không thể xem thường được khi mà chỉ với 8 dApp nhưng lượng TVL của nó lên tới 5,87 tỷ USD đứng thứ  2 toàn thị trường vượt mặt cả BSC theo số liêu ngày 22-07-2022, và lượng TVL này chủ yếu đến  từ  JustLend với 3,37 tỷ USD TVL. 

Lý do lớn nhất khiến hệ sinh thái TRON tăng mạnh là do sự tăng trưởng “nóng” của đồng stablecoin mới ra mắt gần đây là USDD, đã hứa hẹn với các nhà đầu tư về mức lãi suất 30%.

Theo báo cáo chính thức từ dự án, USDD được thiết kế để trở thành “tiền điện tử được phát hành bởi quỹ bảo chứng TRON DAO với giá được giữ “ổn định” thông qua “cơ chế khuyến khích tích hợp và chính sách chịu trách nhiệm về tiền tệ”.

Cơ chế này cho phép tài sản “tự ổn định trước bất kỳ biến động giá nào”, tương tự như cách token LUNA của Terra và dự trữ Bitcoin nhằm ổn định UST trước khi bị sụp đổ.

Whitepaper của dự án cho thấy sự giống nhau đến ngạc nhiên giữa USDD của Tron và UST của Terra. Khi USDD giao dịch dưới 1 USD, các nhà giao dịch ăn chênh lệch giá có thể đốt USDD để lấy 1 USD tiền điện tử gốc của TRON (TRX). Ngược lại, khi USDD giao dịch trên 1 USD, các nhà giao dịch ăn chênh lệch giá có thể hoán đổi TRX trị giá 1 USD lấy một USDD, tạo ra nhiều USDD hơn trong quá trình này và tăng nguồn cung của nó. Về mặt lý thuyết, cơ chế này giúp đảm bảo rằng giá của nó sẽ trở lại mức peg ở 1 USD.

Tương tự như kế hoạch của Terraform Labs nhằm huy động 10 tỷ USD Bitcoin để bảo vệ tỷ giá UST trong bối cảnh thị trường biến động mạnh, TRON Foundation đã tạo ra Quỹ bảo chứng TRON DAO với cùng mục tiêu: huy động vốn 10 tỷ USD để bảo vệ tỷ giá USDD.

Tuy là một hệ sinh thái có TVL lớn nhưng những mảnh ghép trên Tron mới chỉ đa số là các DEX, vẫn còn thiếu rất nhiều những mảnh ghép khác để hoàn thiện hệ sinh thái cho mình. 

Đây cũng chính là cơ hội lớn Tron thu hút dòng tiền về với hệ sinh thái Tron, có thể qua những chiến lược thu nhút nhà phát triển với những gói hỗ trợ tài chính, vật lực, chính sách…

Toàn cảnh hệ sinh thái Defi trên Tron hiện nay. 

Trước tiên Tron nên bổ sung cho mình mảng lending, bridge,lauchpad bởi đây là những thứ khiến dòng tiền nhanh chóng kéo đến với Tron.

Hệ sinh thái Tron, anh,em cần có thời gian để theo dõi thêm những động thái mới từ đội ngũ lãnh đạo. 

Hệ sinh thái Defi trên BNB Chain

Đây có lẽ là hệ sinh thái quá nổi tiếng, đặc biệt đối với anh,em Việt Nam bởi cái tên của nó gắn liền với CEX Binance, và gần đây là mùa GameFi. 

Về mặt DeFi, hệ Binance Smart Chain đã vận hành rất hiệu quả khi các dự án đều có người dùng và TVL cao. Tuy nhiên, các dự án có vẻ đã tăng trưởng “max room” và đang có dấu hiệu bão hòa. Chính vì thế, tốc độ tăng trưởng về TVL và cả lượng người dùng mới không còn nhiều như hồi tháng 3/2021. 

Đây là giai đoạn người dùng trong hệ BSC sẽ đào thải những dự án hoạt động không hiệu quả và chờ những nhân tố mới của cuộc chơi.

Trên BSC đã có đầy đủ các mảnh ghép quan trọng trong một hệ sinh thái Defi 

  • DEX có: Pancake, BiSwap
  • Lending: Venus, Valas Finance
  • Yield: Alpaca Finance, Coinwind
  • Lauchpad: Pinksale, DxSale
  • Bridge: Stargate

….

GameFi đã giúp hệ BSC sôi động trong một thời gian ngắn, nổi bật là một số tựa game như CryptoBlade, MyDefiPet, Mobox, X World Game, Faraland,…. đa số đều có mức tăng trưởng trên 1,000% trở lên. 

Tuy nhiên, GameFi lại nhanh chóng bị lãng quên vì vốn dĩ ai chơi GameFi đều muốn Earn được từ Game, nhưng trong khoảng thời gian đó, DeFi TVL của hệ BSC lại không hề tăng trưởng, điều này cho thấy không hề có dòng tiền mới vào, thế là GameFi là lại lắng chìm mặc dù chúng được hỗ trợ rất nhiều từ Binance Smart Chain.

Thực tế, mình không thể nhận định về tương lai xa vì thị trường crypto biến đổi quá nhanh. Tuy nhiên, mình vẫn đặt niềm tin rất lớn vào tầm nhìn của đội ngũ BSC vì họ có khả năng bắt trend rất nhanh và vận hành chúng rất tốt. Anh em có thể xem những sự kiện dưới đây:

  • 2017 Trend ICO ⇒ Binance đã chuyển chúng thành IEO vào năm 2019 và vẫn còn duy trì tốt tới thời điểm hiện tại.
  • 7/2020 DeFi ở Ethereum ⇒ Binance đã ra mắt BSC vào tháng 9/2020 và bắt kịp quy mô DeFi của Ethereum chỉ trong khoảng 5 tháng.
  • 2021 trend NFT, GameFi, Metaverse ⇒ Binance đều bắt kịp rất nhanh chỉ trong vòng 1 tuần.

Chính vì thế, mình sẽ không cố gắng đoán trước họ sẽ làm gì, thay vào đó mình sẽ cố gắng tham gia thị trường với kiến thức vững chắc cho mỗi trend.

Hiện nay có rất nhiều cách để anh,em tham gia đầu tư trên hệ sinh thái BSC như hold coin nền tảng BNB, hoặc các đồng coin dự án trên BSC, tham gia vào sự kiện IDO, tham gia Farming, Staking, Lending. 

Một số dApp nổi bật đang chạy trên BSC

Hệ sinh thái Defi trên Avalanche

Avalanche đã trở thành một trong những blockchain Layer 1 hàng đầu cho mảng tài chính phi tập trung (DeFi) nhờ khả năng tương thích với Ethereum, các ưu đãi token gốc mạnh mẽ cho các dự án blue chip và một hệ sinh thái VC, vườn ươm và bệ phóng sôi động.

Vụ nổ DeFi trên Avalanche

Chương trình Incentive Rush đã đáp ứng các mục tiêu của nó trong việc đưa các giao thức DeFi chuỗi chéo lớn vào mạng Avalanche. Nhưng DeFi cây nhà lá vườn cũng theo đó mà phát triển.

Ngoài một chút thiên vị đối với việc vay/cho vay (45% so với 35% trên Ethereum), Avalanche đã “sao chép” các nguyên thủy DeFi với tỷ lệ tương tự như Ethereum.

Nguồn: DeFi Llama. Lưu ý – Một trong những giao thức lợi nhuận mới nhất, Vector, vẫn chưa được đề cập.

Những người tinh mắt sẽ thấy rằng Trader Joe là giao thức gốc thành công nhất trên Avalanche, đứng đầu trong số các DEX không hoán đổi tài khoản và đứng thứ ba về TVL vay/cho vay.

Trader Joe như một nghiên cứu điển hình: Incentives & đổi mới

Trước Avalanche Rush, hầu hết đều bác bỏ Trader Joe AMM DEX của Avalanche như một fork khác của Uniswap v2/SushiSwap. 

Do đó, Trader Joe chịu trách nhiệm về một lượng đáng kể trong tổng số TVL tăng của Avalanche khi chương trình Incentives Rush bắt đầu. Cao nhất vào mùa thu năm 2021, Trader Joe chiếm hơn một phần ba tổng số TVL. Rush đã mang lại lợi ích cho Trader Joe, điều này đã mang lại lợi ích cho hệ sinh thái Avalanche DeFi.

Nguồn: DeFi Llama

Nhưng TVL không phải là câu chuyện duy nhất. Trên thực tế, Trader Joe là một trong những giao thức có lợi nhuận cao nhất trong tất cả DeFi, cho LP của nó và cho các trình tạo token JOE. Trader Joe hiện đang được gắn với DEX có tổng doanh thu cao thứ tư với SushiSwap, chỉ với Uniswap (Ethereum và Layer 2s / Polygon), PancakeSwap (BSC) và SpookySwap (Fantom) phía trước.

Trader Joe tổng doanh thu trung bình hàng ngày trong 7 ngày khớp với SushiSwap. Nguồn: Cryptofees.info

Mặc dù Uniswap hoàn toàn không tích lũy phí, nhưng các chủ sở hữu token JOE có thể tham gia vào nền tảng để kiếm 0,05% mỗi lần hoán đổi. Kết quả là, JOE stakers nhận được lợi nhuận cao hơn tất cả ngoại trừ ba DEX và thu nhập từ nền tảng đưa Trader JOE vào top 10 trong tất cả DeFi.

Trader Joe không dừng lại ở việc trở thành ngã ba của AMM truyền thống mà đã tiếp tục đổi mới và phát triển. Thu nhập ổn định cho thấy rằng người dùng đã lôi kéo Avalanche và Trader Joe để được hưởng các ưu đãi dành cho các use case. Ngoài việc thống trị khối lượng giao dịch trên Avalanche và tạo ra các khoản phí cho LP, các staker giống nhau, Trader Joe là một trong những giao thức vay/cho vay hàng đầu.

Trader Joe cũng là bệ phóng, chịu trách nhiệm đưa một số token quan trọng ra thị trường chỉ trong vài tháng. Rocket Joe sẽ ra mắt lần thứ năm. Thị trường NFT, JOEPEG, sẽ ra mắt trong thời gian tới.

Trong việc tích hợp thành công việc vay/cho vay và một bệ phóng, Trader Joe đã thực hiện được những gì SushiSwap đã dự định, đó là cung cấp tất cả các tính năng ban đầu của DeFi trên một nền tảng.

Trader Joe cũng đã đổi mới về tokenomics. Mô hình SushiSwap của staking JOE cho xJOE mà không cần khóa phục vụ khi các ưu đãi cao, nhưng việc staking mới bắt đầu mất dần vào cuối năm ngoái. Trên thực tế, các staker JOE đã bán phá giá phần thưởng của họ, gây áp lực lên token JOE. Việc staking xJOE đã chững lại ở khoảng 90 triệu token trong một thời gian.

Ngoài ra, thiết kế xJOE chưa tối ưu từ góc độ UX, vì hợp đồng ưu tiên tiết kiệm khí. Avalanche không có cùng hạn chế này và đã tìm cách cải thiện mã số mà không cần quan tâm đến phí gas cao trên Ethereum.

Vì vậy, vào tháng 2, xJOE đã trở thành sJOE, nơi phí giao thức được thanh toán bằng USDC Stablecoin thay vì JOE và các nhà đầu tư cũng có thể kiếm được rJOE, cung cấp quyền truy cập vào các đợt ra mắt token mới trên Rocket Joe. Cuối cùng, Trader Joe sắp giới thiệu veJOE, phản ánh các mã lệnh staking ký quỹ có phiếu bầu của Curve. veJOE kiếm được phần thưởng tăng cường cho các nhà cung cấp thanh khoản và cho phép các nhà đầu tư bỏ phiếu cho nhóm nào nhận được ưu đãi JOE.

Nguồn: Twitter

Với tất cả sự đổi mới này – quyền truy cập vào các đợt ra mắt mới, tăng phần thưởng LP, bỏ phiếu và phí trả bằng Stablecoin, JOE đang tích lũy nhiều giá trị hơn theo nhiều cách. Mặc dù Trader Joe hiện đang trưởng thành và các giao thức khác đã bắt đầu thúc đẩy nguồn vốn mới cho Avalanche, nhưng thật khó để phóng đại sự thúc đẩy mà Trader Joe đã mang lại cho hệ sinh thái Avalanche ngay từ đầu trong hành trình DeFi của nó.

Avalanche – Một số quan sát cuối cùng

DeFi trên Avalanche có tính cạnh tranh và đổi mới. Tất nhiên, các blue chip trong chuỗi chéo là những người chơi chính. Hai trong số những blue-chip lớn nhất đang hoạt động rất tích cực trên Avalanche, với Aave là giao thức lớn nhất về TVL, theo sau là sự thể hiện mạnh mẽ của Curve, kẻ thống trị Stable Swapper. Alpha và SushiSwap đang ở phía sau.

Nguồn: DeFi Llama

Stablecoin và Stable Swaps: Các Stablecoin CDP trên Avalanche thực sự rất nhỏ và thuật toán không ổn định. Trong khi các giao thức Stablecoin như MakerDAO (DAI), Terra UST, Frax và Abracadabra (MIM) và một số nền tảng lớn trong tất cả các DeFi, chỉ có một số lượng nhỏ các Stablecoin gốc Avalanche H20, MIM và MAI tồn tại.

Tuy nhiên, có lẽ Avalanche không cần phải phát minh lại bánh xe khi các dây chuyền khác đã đi trước. Các cầu nối như USDC.e đã sẵn sàng được chấp nhận và giao dịch trên Avalanche, trong khi các Stablecoin được hỗ trợ bởi fiat là USDT và USDC đã xuất hiện vào quý 4 năm ngoái.

Curve dẫn đầu TVL StableSwap trên cả Ethereum và Avalanche, nhưng đối thủ cạnh tranh Platypus đang bắt kịp bằng cách sử dụng các tokenomics veCRV tương tự. Với việc tăng cường “hối lộ – bribing” nhưng với các loại Stablecoin ít thử nghiệm hơn (MIM gần đây đã không được dùng nữa), liệu Vector/Yield Yak/Echidna trên Platypus có thể tái tạo “ Curve Wars ” của Ethereum trên Avalanche hay không?

Order-book DEX: Hơi ngạc nhiên khi phụ thuộc vào các công nghệ cũ fork Uniswap v2 để tạo ra thị trường trên Avalanche. Trader Joe, sử dụng v2 của Uniswap, hoàn toàn vượt trội so với Uniswap trên Ethereum theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số DeFi.

Mặc dù công nghệ Avalanche cho phép hệ thống sổ lệnh central limit orderbook (CLOB) phổ biến để khớp lệnh, GMX (cho perps) và sắp tới là Dexalot là những người duy nhất trong lĩnh vực này. Ai sẽ là người sáng tạo để tối ưu hóa thông lượng cao và tốc độ nhanh chóng của Avalanche?

Công cụ tổng hợp lợi nhuận: Avalanche có một số lượng đáng kể các nền tảng hối lộ, tối ưu hóa lợi nhuận, đòn bẩy và tự động cộng gộp. Trong khi Ethereum bị chi phối bởi Yearn (chiến lược lợi nhuận tự động gộp và quản lý) và Convex (thêm hối lộ), Avalanche có sáu giao thức trong top 20. Hai trong số này là giao thức hối lộ độc quyền, mặc dù có rất ít cơ hội hối lộ trên thị trường hiện tại. Không có giao thức lợi nhuận nào trong số này đặc biệt quan trọng đối với hệ sinh thái DeFi.

Alpha cung cấp dịch vụ canh tác dựa trên đòn bẩy, khiến Yield Yak trở thành công ty tổng hợp thống trị, nhưng chỉ với chưa đến 3% DeFi TVL. Vì vậy, có rất nhiều đối thủ cạnh tranh nhỏ trong một thị trường nhỏ. 

Hệ sinh thái Defi trên Solana

Đầu tiên ta sẽ nhìn tổng quan về DeFi trên Solana.

DeFi trên Solana. Nguồn: Solanians

Chỉ trong vài tháng, Solana đã vứt bỏ cái mác “nhiều dự án nhưng không có sản phẩm”, đã có một lượng lớn ra mainnet đặc biệt là ở các nhánh nền tảng của DeFi. Đây là một yếu tố tiên quyết để dòng tiền có thể được giữ lại ở hệ sinh thái và từ đó thúc đẩy cả hệ phát triển.

Ở các phần dưới ta sẽ cùng phân tích các nhánh của DeFi trên Solana, từ đó tìm kiếm cơ hội đầu tư.  

Stablecoin

Stablecoin là cánh cổng của Crypto:

Để tham gia vào Crypto việc đầu tiên anh em cần làm là gì? 

⇒ Mua USDT, USDC,… từ các sàn fiat <=> Crypto hoặc từ các bên OTC. 

Khi đã mua token chốt lời hoặc cắt lỗ anh em, anh em sẽ swap số token đó sang đâu? 

⇒ Stablecoin.

Do đó, stablecoin chính là cánh cổng để người dùng đặt chân vào Crypto, đồng thời là một trong những thước đo hữu ích để đánh giá xem dòng tiền liệu có đang đổ vào hệ sinh thái hay không.

Bùng nổ từ đợt hype Solana hồi tháng 5/2021, lượng stablecoin trong hệ sinh thái  bắt đầu tăng mạnh, số USDC và USDT được phát hành trị giá lên hơn 600 triệu đô. Dòng tiền bắt đầu đổ vào hệ sinh thái khiến giá $SOL vượt $54 và các token khác trong hệ cũng pump liên tục

Và trong bài viết về Solana Summer, mình cũng có nhắc đến việc tổng cung stablecoin trên Solana bắt đầu tăng trưởng trở lại sau một thời gian dài đứng im. Hiện tại đã có $1.19 tỷ USDC và $290 triệu USDT được phát hành trên Solana. Thể hiện dòng tiền đang đổ dần sang hệ sinh thái và nhu cầu sử dụng của người dùng cũng tăng cao.

Độ tăng trưởng của $USDT và $USDC trên Solana – Nguồn: Solanians

Một phiên bản giống DAI trên Solana là PAI của Parrot cũng đáng được chú ý. TVL hiện tại của Parrot là hơn $61M với số PAI mint là hơn 20 triệu PAI. Mình sẽ phân tích rõ hơn về Parrot ở phần sau.

DEX

1. AMM

Khi có stablecoin và muốn mua token, ta sẽ đến các sàn DEX hoặc CEX để mua. Và khi chốt lời ta cũng cần lên những sàn giao dịch này để bán. Với DeFi, DEX chính là cội nguồn thanh khoản và là thị trường chung để người dùng có thể giao dịch token.

Có hai model DEX chính là AMM và Order-book, đầu tiên ta cùng điểm qua một số chỉ số khi so sánh Raydium, AMM đứng đầu Solana hiện nay với các AMM của các hệ sinh thái khác.

Raydium với các AMM hàng đầu của các hệ sinh thái khác – Nguồn: Solanians

2. Order-book 

Nếu đã đọc bài về thiết kế của Serum, chắc hẳn anh em cũng đã thấy được tầm nhìn và tham vọng to lớn mà Serum đang cố thực hiện. Serum không chỉ là một DEX Order-book thông thường mà còn là một pool chung cho toàn bộ dự án phát triển trên nó. 

Với thiết kế nền tảng cho phép sự kết hợp giữa các dự án được phát triển trên Serum (điển hình là case Raydium ở trên), bản thân Serum là người được nhiều lợi ích nhất. Với việc càng ngày càng có nhiều dự án đang phát triển trong hệ sinh thái Serum, nếu thành công hứa hẹn cho sự bùng nổ của Serum trong tương lai. 

Tuy nhiên, hiện tại các dự án build trên Serum ngoài Raydium thì vẫn chưa thể hiện được nhiều, và bằng chứng chính là khối lượng giao dịch tăng trưởng không nhiều như ảnh ở trên. Tuy nhiên, với việc hàng loạt dự án đang chuẩn bị ra sản phẩm, tiềm năng tăng trưởng của dự án vẫn rất lớn. 

Số lượng dự án built trên Serum

Lending & Borrowing 

Vay và cho vay (Lending & Borrowing) là nhu cầu ngàn đời. Khi người dùng có được token, họ sẽ không chỉ muốn ngồi không và hold. Thay vào đó họ sẽ muốn tạo thêm nguồn thu nhập từ tài sản của mình và từ đó nhu cầu vay và cho vay xuất hiện.

Mảng Lending & Borrowing là mảng có nhiều sự thay đổi ngoạn mục nhất trong thời gian qua. Đã có nhiều dự án ra sản phẩm và bắt đầu thu hút người dùng, bên cạnh đó còn có nhiều dự án đã có devnet và khả năng sẽ ra mắt trong thời gian tới.

Nổi bật nhất ở mảng Lending & Borrowing là Parrot, dự án cho phép người dùng deposit tài sản thế chấp để mint ra PAI, một phiên bản tương tự như DAI nhưng ở trên Solana. Giá trị tài sản được thế chấp trên Parrot đã vượt $61M và hơn 20M PAI đã được mint (dự án đã đặt giới hạn cho việc mint PAI, nếu không lượng PAI được phát hành sẽ còn nhiều hơn).

Tỷ lệ sử dụng các loại tài sản khác nhau để mint $PAI

Ở phía người dùng hiện tại họ có thể tìm kiếm nhiều cơ hội lợi nhuận hơn trên Solana thay vì chỉ hold token. Còn về phía dự án, việc này sẽ giúp tạo ra được một nguồn thanh khoản lớn hơn cho cả hệ sinh thái. 

Mình cũng tổng hợp bảng về các dự án Lending trên Solana:

Tuy đã ra mainnet nhưng hiện tại hiệu quả sử dụng vốn của các dự án lending là không cao nguyên nhân là do:

  • Lãi suất vay và tỷ lệ thế chấp cao ⇒ Người dùng không tận dụng được nhiều từ việc vay tài sản trên các nền tảng này.
  • Thiếu incentive để boostrap người dùng, sở dĩ Parrot có thể đứng đầu là do dự án tích hợp rất nhanh và có nhiều chương trình incentive, người dùng chỉ cần mint PAI hoặc cung cấp tài sản thế chấp là có thể được nhận PRT khi dự án ra mắt token trong tương lai.

Nhận định:

Ngoài Port Finance, các dự án khác của mảng lending đều chưa ra mắt token, đây là cơ hội để anh em skin in the game, sỡ dĩ Solend có thể thu hút nhiều tài sản đến thế là vì có leak từ team là sẽ có retroactive cho early users của Solend.

Bên cạnh đó, sẽ là dễ hiểu nếu các dự án học hỏi từ sự thành công của PAI và ra mắt các chương trình liquidity mining trong tương lai, do đó anh em nên theo dõi các động thái từ các dự án có mainnet, nếu chương trình liquidity mining đó có thể khiến các chỉ số tăng cho dự án thì đó là một cơ hội tốt để đầu tư.

Derivative 

Khi đã có lợi nhuận, chúng ta sẽ tìm kiếm những cơ hội để tăng số lãi lên hơn nữa, do đó thị trường phái sinh (Derivative) ra đời

Derivative là một mảng nhận được nhiều sự quan tâm trong hệ Solana khi các nhánh như: options, margin trading, prediction, index,.. đều đã có dự án đứng tên. Tuy nhiên hầu hết vẫn ở trong giai đoạn chưa ra sản phẩm. Protocol duy nhất ra mắt sản phẩm hiện nay là Mango Markets, một dự án về mảng margin trading với volume/24h tăng đều đặn vào khoảng gần 5 triệu đô. 

Mango Market là dự án có tốc độ phát triển rất nhanh trên Solana. Dành cho anh em chưa biết, bản chất của việc sử dụng đòn bẩy để chơi margin là anh em vay tài sản từ sàn để có vị thế lớn hơn. Đó là lý do lending là mảnh ghép nền tảng, vì khi các lending platform có tài sản thì có thể cho các mảnh ghép như Derivative vay ⇒ Hỗ trợ đòn bẩy.

Aggregator & Asset Management

Đây là mảnh ghép thuộc tầng cao nhất của DeFi, mục đích của Aggregator là giúp người dùng có thể tổng hợp được toàn bộ lợi ích của nhiều protocol ở các lớp dưới trên một dapps, và mục đích của Asset management giúp người dùng quản lý được mọi tài sản và vị thế của mình ở trên một giao diện duy nhất hoặc ủy thác tài sản cho mình để một bên khác quản lý.

Một số hệ sinh thái Defi nổi bật khác

Ngoài ra, chúng ta vẫn còn rất nhiều hệ sinh thái đáng chú ý khác như: Polygon , Waves, Arbitrum, Near, Cronos…đều đạt TVL từ vào trăm triệu đến hơn tỷ Đô, và số lượng dApp ấn tượng.

Tổng kết

Trong bài này mình đã chia sẻ tới anh em về top 5 hệ sinh thái Defi lớn nhất hiện nay tính theo khối lượng TVL, theo ý kiến của mình thì trong thời gian tới Defi vẫn là một mảng rất được chú trọng phát triển chứ không phải là đã hết trend như nhiều người nghĩ. Thời điểm này có lẽ là lúc thị trường đang ở giai đoạn đánh giá lại sau thời gian dài bùng nổ không kiểm soát. Những dự án không tốt, ít tạo ra giá trị sẽ bị thanh lọc với những ý tưởng tốt sẽ có cơ hội phát triển.

Minh chứng cho điều này là gần đây các hệ sinh thái đều tung ra những gói hỗ trợ hàng trăm triệu USD, để thu hút và tạo điều kiện cho những nhà phát triển đến với hệ sinh thái của mình .

DISCLAIMER: Bài viết chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin đến người dùng,không khuyến nghị đầu tư, mua/bán bất cứ loại tài sản tài chính nào. Thị trường tiền điện tử là một thị trường chứa đựng vô cùng nhiều rủi ro, và chưa được nhà nước bảo vệ. Đằng sau mỗi lệnh là tương lai con em chúng ta. Chúc các bạn thành công!

T_Lauriston: