Kể từ khi được ra mắt cho đến nay, Curve Finance luôn là một trong những dự án hàng đầu hệ sinh thái Ethereum thông qua việc TVL luôn đứng top 5 và liên tục hợp tác với Fantom, Yearn để mở rộng sản phẩm của mình.
Vậy tại sao Curve Finance và CRV token lại tiềm năng và đóng vai trò quan trọng đến thế trong thị trường. Bài viết nay sẽ cung cấp cho anh em mọi thông tin chi tiết bao gồm:
- Curve Finance là gì? Những điểm nổi bật của Curve Finance.
- Các thông tin về tokenomics và cách mua bán, lưu trữ CRV Token.
- Tiềm năng của Curve là gì? Có nên đầu tư vào CRV Token không?
Curve Finance là gì?
Curve Finance là một sàn giao dịch phi tập trung theo cơ chế AMM trên hệ sinh thái Ethereum, dành riêng cho các stablecoin (USDT, USDC, DAI,…) hoặc các asset tương tự nhau nhưng được biểu thị ở dạng khác nhau (renBTC, WBTC, pBTC,…).
Vì hoạt động cơ chế AMM nên các tài sản trên Curve sẽ không được giao dịch dưới dạng Orderbook (sổ lệnh), mà sẽ được Swap trong một Liquidity Pool (pool thanh khoản) theo công thức của Smart Contract.
Mặc dù là DEX nhưng Curve Finance không Permissionless (không cần cấp quyền) như Uniswap. Điều này có nghĩa người dùng không được tự do tạo Pool thanh khoản như Uniswap, các Pool thanh khoản ở Curve chỉ được tạo nếu như đề xuất trên Governance nhận được sự ủng hộ của mọi người.
Điểm nổi bật của Curve Finance
Dưới đây là một số điểm nổi bật của Curve Finance:
Khả năng giảm thiểu trượt giá
Trượt giá (slippage) ở đây là khoảng chênh lệch giữa giá anh em nhận trên lí thuyết và Giá anh em nhận thực tế khi thực hiện giao dịch trên các AMM.
Ví dụ, khi anh em định giao dịch 1000u để mua 5 BNB giá ($200/BNB), sau khi trừ phí Protocol là 0.2%, đáng lẽ anh em sẽ nhận được gần 5 BNB, nhưng vì trượt giá (Slippage), anh em sẽ chỉ nhận được 4.7 BNB mà thôi.
Gần 0.3 BNB đó chính là Slippage.
Ví dụ cụ thể: Hình ảnh dưới đây sẽ cho anh em thấy rõ ứng dụng của Curve Finance so với Uniswap. Việc trade ở Uniswap sẽ khiến anh em bị tổn thất rất nhiều do trượt giá.
Vấn đề trượt giá sẽ càng lớn khi giá trị giao dịch lớn hơn, chính vì thế, Curve Finance là cầu nối không thể thiếu giúp anh em có thể giảm thiểu mức độ trượt giá trong không gian DeFi.
- Uniswap: 10,000 USDT = 9,990 USDC.
- Curve Finance: 10,000 USDT = 9,997 USDC.
Tính năng tự động tạo cặp thanh khoản bằng 1 token
Thay vì phải swap thủ công từ 1 token sang những token cần thiết để cung cấp thanh khoản, Curve Finance sẽ tự động swap cho anh em.
Ví dụ: Anh em có 1000 USDC và muốn cung cấp thanh khoản cho Pool tên “3Pool” với các tài sản DAI / USDC / USDT theo tỷ lệ 20/40/40.
Curve Finance sẽ tự động chia 1000 USDC thành 200 DAI / 400 USDC / 400 USDT để add vào 3Pool cho anh em.
Lending Pool
Cốt lõi của nhóm dự án Lending Pool là các Liquidity Pool Asset (LPs). Người cho vay (Lender) sẽ chuyển các tài sản crypto được hỗ trợ vào pool thanh khoản, đổi lại, họ sẽ nhận được lãi suất.
Người đi vay (Borrowers) sẽ đi Deposit tài sản crypto khác vào Pool thanh khoản để làm tài sản thế chấp và vay Token mà họ muốn từ Pool thanh khoản và sẽ trả lãi suất. Lãi suất sẽ được tính tự động theo công thức có sẵn và phụ thuộc vào cung cầu của từng loại tài sản trong Pool.
Curve Finance đã hợp tác với Compound tạo ra một Lending Pool, cho phép người dùng có thể tối ưu hóa được lợi nhuận từ cả phí giao dịch của Curve Finance và lãi cho vay từ Compound.
Tính năng Base và Metapool
Tính năng cho phép swap 1 token bất kì thành các loại token trong 1 LP token.
Ví dụ: Anh em có 1000 UST và muốn swap sang các token của Pool “3Pool”. Tính năng Base và Metapool sẽ giúp anh em swap 1000 USDT sang 200 DAI / 400 USDC / 400 USDT đúng theo giá trị và tỷ lệ của Pool “3Pool”.
Cơ chế này sẽ giúp anh em giảm được rất nhiều thao tác và quy trình nhưng vẫn tối ưu được kết quả đầu ra.
Tính năng SynthSwap
Đây là tính năng hợp tác giữa Curve Finance và Synthetix, cho phép anh em có thể giao dịch tập trung vào các Synthetix Asset với độ trượt giá thấp. Đây là sản phẩm mở rộng theo thị trường ngách tiếp theo của Curve Finance sẽ được ra mắt ở Curve v3.
Như vậy: Curve Finance không chỉ là AMM dành cho Stablecoin (USDT, USDC, DAI,…), mà còn là AMM dành cho các tài sản có đặc tính giống nhau (WBTC, renBTC,…) và tài sản Synthetix (sBTC, sETH,…).
Thông tin chi tiết về CRV Token
Key Metrics CRV
- Token Name: Curve Finance.
- Ticker: CRV.
- Blockchain: Ethereum.
- Token Standard: ERC-20.
- Contract: 0xD533a949740bb3306d119CC777fa900bA034cd52
- Token Type: Utility & Governance.
- Max Supply: 3,303,030,299 CRV.
- Total Supply: 1,521,949,991 CRV.
- Circulating Supply: 358,709,181 CRV.
CRV Token Allocation
Tổng cung của CRV token sẽ được phân phối như sau:
- Liquidity Provider: 62% – 2,047,878,785 CRV.
- Shareholders: 30% – 990,909,090 CRV.
- Employees: 5% – 165,151,515 CRV.
- Community Reserve: 3% – 99,090,909 CRV.
Lượng cung ban đầu (Initial Supply) của CRV sẽ là 1.3 tỷ CRV (~43%) và sẽ được chia theo tỷ lệ như sau:
- Team & Investor: 30% mở khóa dần trong vòng 2-4 năm.
- Liquidity Provider: 5% mở khóa dần trong vòng 1 năm.
- Community Reserve: 5% và chưa có kế hoạch cụ thể.
- Employee: 3% mở khóa dần trong 2 năm.
CRV Token Sale
Curve Finance không mở bán CRV token dưới bất kỳ hình thức nào, tất cả sẽ được phân phối theo cơ chế Farming.
CRV Token Release Schedule
Theo biểu đồ trên, tổng cung của CRV token sẽ được unlock 100% đối với tất cả các Allocation trong tháng 8/2026 nếu như không có sự can thiệp nào về thời gian phát hành token.
Trong đó, cường độ phát hành token sẽ giảm đi vào khoảng đầu năm 2025, việc này sẽ giúp CRV token không còn chịu quá nhiều áp lực bán như trước.
CRV Token Use Case
Trong thời gian vừa qua, Curve Finance đã có sự thay đổi đối với tokenomics của dự án. Ngoài tính năng Liquidity Providing, anh em không cần sử dụng veCRV token. Nhưng để sử dụng được những tính năng khác như Staking, Boosting và Voting anh em cần phải có veCRV token.
veCRV sẽ được tạo ra khi CRV được lock trên Curve theo kỳ hạn những kỳ hạn khác nhau. Anh em có thể xem chi tiết trong Phân tích mô hình Curve Finance.
- Liquidity Providing: Cung cấp thanh khoản cho các sàn DEX như Uniswap, Sushiswap,…
- Staking: Người dùng có thể Staking CRV để nhận phí giao dịch.
- Boosting: Nếu anh em vừa nắm giữ veCRV vừa cung cấp thanh khoản trên Curve Finance, thì anh em sẽ được nhận thưởng 2.5 lần so với những người cung cấp thanh khoản thông thường.
- Voting: Chức năng quản trị hệ thống thông qua việc đề xuất và biểu quyết cho CRV holder.
Roadmaps & Updates
Curve Finance không có roadmap cụ thể cho những hoạt động tương lai. Nhưng đây là một trong những đội ngũ hoạt động trong không gian DeFi được đánh giá rất cao trên thị trường thông qua cách họ build dự án.
Chỉ trong thời gian rất ngắn, Curve Finance đã có mặt trên Polygon và Fantom. Mặc dù chưa tạo ra nhiều doanh thu, nhưng Curve Finance cho thấy tầm nhìn đi đầu của họ trong bất kỳ hệ sinh thái nào.
Sắp tới Curve Finance sẽ tiến vào Polkadot với sự hỗ trợ của Equilibrium.
Đội ngũ dự án, nhà đầu tư, đối tác
Đội ngũ dự án
Đội ngũ dự án của Curve Finance có vẻ kín tiếng hơn nhiều đội ngũ khác trên thị trường như Compound, Sushiswap,… Tuy nhiên anh em vẫn có thể theo dõi họ qua kênh Twitter, dưới đây là một số thành viên mình tìm được:
- Andre Cronje
- Michael Egorov
- Anton Nell
Riêng Andre Cronje là một trong những developer rất có tiếng trong không gian DeFi, anh là người đã sáng lập ra Yearn Finance và cũng là người chống lưng cho nhiều dự án của hệ sinh thái Fantom.
Nhà đầu tư
Updating…
Đối tác
Hiện tại đối tác cùng Curve Finance phát triển bao gồm Fantom Ecosystem, Polygon Ecosystem, dự án Equilibrium.
Ngoài ra Curve Finance là còn trung tâm thanh khoản và nền tảng nền cho những dự án khác như InstaDapp, Zapper, Zerion, 1Inch Exchange, Paraswap,…
Các dự án tương tự
Một số dự án hoạt động trong lĩnh vực AMM dành cho stablecoin như:
- Ethereum: Swerve, mStable,…
- Binance Smart Chain: Nerve Finance, Smoothy Finance,…
- Solana: Saber.
- Fantom: Froyo Finance.
Tiềm năng tương lai của Curve Finance
Tương lai của Curve phụ thuộc vào việc Curve sẽ sản sinh ra nhiều doanh thu từ Protocol hay không.
Hiện tại với mức phí 0.04% cho phí giao dịch, doanh thu từ phí giao dịch sẽ thuộc về các nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Providers – LPs). Trong tương lai, Curve sẽ thu phí giao dịch, số % sẽ được quyết định bởi cộng đồng CRV holder thông qua voting. Như vậy, Curve cần tập trung tạo khối lượng giao dịch lớn để doanh thu tăng trưởng.
Để làm được điều đó, Curve có thể tác động đến các yếu tố bên dưới đây:
- Liquidity Providers: Để Volume tăng, Curve cần tăng số lượng LPs ⇒ LPs tăng, đồng nghĩa thanh khoản cao hơn tạo ra trượt giá thấp ⇒ Dẫn đến nhiều trader trade trên Curve hơn bởi trượt giá nhỏ ⇒ Tạo ra nhiều khối lượng giao dịch (đồng nghĩa doanh thu tăng lên) ⇒ Khi khối lượng giao dịch tăng, LPs sẽ có nhiều doanh thu hơn, kéo thêm nhiều LPs tham gia ⇒ Vòng lặp lại tiếp tục.
- Projects/Holders: Khi khối lượng giao dịch tăng lên, các dự án bắt đầu muốn được list lên Curve để tạo thanh khoản cho token của dự án ⇒ Nhiều pool được tạo ⇒ Kéo thêm nhiều traders trade ⇒ Khối lượng giao dịch lại tăng lên.
- DEVs: Khối lượng giao dịch tiếp tục tăng, tạo ra nguồn thanh khoản dành cho các dự án layer, application có thể lấy thanh khoản từ Curve.
Điều này còn chưa kể đến các chương trình Liquidity Mining của các dự án khác kết hợp với Curve Finance như cách yEarn Finance đã làm.
Cộng đồng
Website: curve.fi
Twitter: https://twitter.com/CurveFinance
Telegram: https://t.me/curvefi
Discord: https://discord.com/invite/9uEHakc
Dune: https://dune.com/mrblock_buidl/Curve.fi
Github: https://github.com/curvefi/curve-contract
Tổng kết
Chỉ trong một thời gian ngắn, Curve Finance, một protocol không ai biết đến lại trở thành một trong những protocol có ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái DeFi trên Ethereum. Với sự phát triển mạnh mẽ của DeFi trong tương lai, anh em nghĩ Curve có còn tiềm năng phát triển hay không?
DISCLAIMER: Bài viết chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin đến người dùng,không khuyến nghị đầu tư, mua/bán bất cứ loại tài sản tài chính nào. Thị trường tiền điện tử là một thị trường chứa đựng vô cùng nhiều rủi ro, và chưa được nhà nước bảo vệ. Đằng sau mỗi lệnh là tương lai con em chúng ta. Chúc các bạn thành công!