Cross-chain là gì?
Cross-chain bridge là ứng dụng cho phép kết nối các mạng lưới blockchain, giúp luân chuyển các tài sản crypto, token hay dữ liệu từ Blockchain này sang Blockchain khác.
Do đó có thể tiến hành giao dịch một cách nhanh chóng với chi phí thấp đồng thời tạo điều kiện cho các DApps (Decentralized Applications) phát triển trên nhiều blockchain khác nhau.
Bối cảnh tạo ra Cross-chain
Theo cấu trúc lập trình, các blockchain độc lập không thể trực tiếp tương tác với nhau, bởi việc này giống như việc giao tiếp nhưng không cùng một ngôn ngữ chung. Các mạng lưới khác nhau sử dụng các thuật toán đồng thuận, kiến trúc hợp đồng thông minh, định dạng địa chỉ… khác nhau.
Vào năm 2021, chúng ta đã chứng kiến sự bùng nổ của các chuỗi thay thế như Solana, BSC, Avalanche, Fantom, Cosmos, Polygon… dẫn đến vấn đề chuyển giao tài sản giữa các chuỗi được đặt lên hàng đầu.
Các chuỗi Layer 1 này không chỉ nhanh hơn và rẻ hơn Ethereum, chúng cũng cung cấp cơ hội kiếm tiền trên DeFi tuyệt vời, trao đổi phi tập trung hiệu quả (chẳng hạn như Trader Joe của Avalanche) và các trò chơi Play-to-Earn thú vị khác.
Khi người dùng lựa chọn tương tác với các Dapp này, họ sẽ gặp phải một vấn đề: Các tài sản tiền mã hóa mà họ có không hoạt động trên chuỗi kia. Ví dụ: Nếu người dùng có ETH, nhưng lại muốn tương tác với một Dapp được xây dựng trên Solana, họ sẽ phải chuyển đổi ETH sang SOL trên một sàn giao dịch tập trung như Coinbase hoặc Binance, rồi gửi các token đến địa chỉ ví Solana của mình.
Khi mà việc thực hiện các giao dịch xuyên chuỗi dần trở nên khó khăn, một phần do phí gas đắt đỏ đặc biệt là trên blockchain Ethereum đã cản trở sự lưu thông của dòng tiền giữa các hệ sinh thái thì thật chẳng ngạc nhiên khi trong năm 2021 chúng ta đã nhìn thấy sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của các dự án Cross-chain bridge với tốc độ chưa từng có.
Theo như số liệu trên Footprint thì lượng TVL trong các bridges đã tăng khoảng 10 lần kể từ thời điểm cách đây 1 năm.
Cách thức hoạt động của Cross-chain bridge
Mô hình đang được dùng phổ biến trong Cross-chain Bridge là Lock-Mint-Burn
Cách hoạt của mô hình lock-mint-burn:
- Bước 1: Người dùng sẽ deposit tài sản ở chain A vào bridge.
- Bước 2: Bridge này bây giờ sẽ như một bank, khi nhận được tài sản của người dùng thì Bridge sẽ mint bản wrapped của tài sản trên chain B cho địa chỉ ví mong muốn.
- Bước 3: Khi cần rút tài sản, người dùng gửi lại số wrapped vào bridge.
- Bước 4: Số tài sản đó sẽ bị đốt và bridge sẽ mở khóa tài sản trên chain A cho người dùng.
Cách thức hoạt động tuy khá đơn giản nhưng khi áp dụng để phát triển bridge thì có nhiều biến thể khác nhau để áp dụng, trong số đó thì mỗi loại sẽ có ưu, nhược điểm khác nhau.
Các loại hình Cross-chain bridge
Ta có thể chia Cross-chain bridge thành hai loại chính là: Centralized Cross-chain bridge và Decentralized Cross-chain bridge.
Centralized Cross-chain bridge
Centralized Cross-chain Bridge yêu cầu người dùng phải tin tưởng vào các bên thứ ba. Các bên này sẽ đóng vai trò như người môi giới giữa các chain, họ nhận tài sản từ người dùng ở chain này và mint wrapped token ở chain khác
Ví dụ có thể kể đến như, người dùng deposit BTC vào BitGo, sàn sẽ mint ra wBTC chuẩn ERC20 để user có thể sử dụng chúng trên các dapps của Ethereum. Hay tương tự như việc user muốn chuyển token lên BSC thì chọn deposit tài sản lên Binance.
- Ưu điểm: Đơn giản, tiện lợi và phù hợp với người dùng mới.
- Nhược điểm: Người dùng bị phụ thuộc vào bên thứ ba, họ có toàn quyền sử dụng tài sản của người gửi.
Mặc dù khả năng lừa đảo tài sản của người dùng là rất thấp với các tên tuổi lớn như Binance, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề khác liên quan đến Centralized Bridge. Có khá nhiều nghi vấn về việc Binance liệu có tạo ra nhiều wrapped token hơn so với số lượng tài sản mà người dùng gửi vào hay không, vì hiện tại rất khó để có thể kiểm tra được số lượng tài sản được nạp rút vào sàn.
Decentralized Cross-chain bridge
Decentralized Cross-chain Bridge không yêu cầu người dùng đặt niềm tin vào bên thứ ba.
Về cơ bản, Decentralized Cross-chain Bridge chính là một pool chứa tài sản được quản lý bởi một nhóm validators, số lượng validators càng lớn thì bridge càng decentralized. Người dùng deposit tài sản từ chain này vào pool, validators xác minh giao dịch đó và pool sẽ mint wrapped token ở chain khác.
- Ưu điểm: Minh bạch vì mọi thứ đều có thể xác minh on-chain.
- Nhược điểm: Không đảm bảo độ an toàn khi các model bridge hiện tại còn rất mới. Pool chứa tài sản của Decentralized Cross-chain Bridge là miếng mồi ngon cho các vụ tấn công, Poly Network với vụ hack gây thiệt hại 611 triệu đô là một ví dụ điển hình cho việc dự án cross-chain khi bị tấn công.
Xem thêm: Vitalik Buterin hoài nghi về những dự án Cross-chain – DeFiX
Các loại Decentralized cross-chain bridge nổi bật
Somewhat centralized bridge
Validators sẽ kiểm soát việc mint và burn wrapped tokens thông qua cơ chế multisig (đa số đồng thuận thì giao dịch được thông qua). Các validators thường sẽ được xác thực tài khoản (KYC) và quen biết nhau ngoài đời.
Mô hình này giúp ngăn cản hành vi xấu bằng cách định danh các validator từ trước, tuy nhiên điều này cũng không đảm bảo việc validators sẽ không “Rug-Pull” dự án.
Decentralized bridge
Decentralized bridge được phát triển trên mạng lưới Proof of Stake và cho phép bất kỳ ai cũng có thể làm validator. Các decentralized bridge này thường áp dụng mô hình staking & slashing, mô hình này giúp validator nhận được incentive khi xác minh giao dịch, ngược lại số tài sản stake của họ sẽ bị mất đi nếu thực hiện hành vi xấu.
Untrusted bridge
Các bridge này được kết nối trực tiếp giữa các chain. Điểm cốt lõi của Untrusted bridge là sự tương thích của bridge với mạng lưới, nó sẽ như một phần của mạng lưới và được thừa hưởng tính bảo mật của mạng lưới. Đây chính là loại bridge có độ bảo mật cao nhất nhưng khó để phát triển và mở rộng sang các chain.
Hạn chế của Cross-chain bridge
Không phải tự nhiên Vitalik Buterin (cha đẻ của Ethereum) gần đây đã liên tục có những phát biểu hoài nghi về các ứng dụng Cross-chain bridge khi ông cho rằng mình có niềm tin vào một tương lai Multi-chain nhưng lại nghi ngờ về độ bảo mật đối với các dự án Cross-chain. Theo đó cha đẻ của Ethereum cho rằng hạn chế trong bảo mật sẽ là lí do khiến cho Cross-chain bridge sẽ khó có thể phát triển trong không gian Crypto.
Thực tế đã chứng minh những phát biểu đó là hoàn toàn có cơ sở. Đã có rất nhiều vụ tấn công liên quan đến mảng Cross-chain và dường như đây là một miếng mồi béo bở đối với các hacker.
Bên cạnh đó thì đối với các Centralized Cross-chain bridge thì việc phải trao quyền nắm giữ tài sản cho một bên thứ ba cũng có thể là một nhược điểm tiềm ẩn khi mà người dùng phải từ bỏ quyền kiểm soát tài sản của mình vào tay người khác.
Các hạn chế khác của Cross-chain bridge có thể kể đến như việc có quá nhiều bridge dẫn đến việc khó khăn khi lựa chọn đối với người dùng mới hay các sản phẩm cần có sự cải thiện và nâng cao hơn nữa để giải quyết những vấn đề liên quan đến trải nghiệm người dùng như thời gian đợi chờ lâu, giới hạn nạp rút tài sản,…
Tiềm năng trong tương lai của Cross-chain bridge
Ở thời điểm hiện tại, các mạng lưới blockchain đã có những bước phát triển mạnh mẽ về các ứng dụng cũng như tính năng nhằm thu hút nhiều người dùng cũng như lượng TVL khổng lồ (hơn 200 tỷ USD). Chính vì vậy mà nhu cầu chuyển giao tài sản giữa các blockchain khác nhau cũng đang dần trở thành một nhu cầu cần thiết đối với rất nhiều người dùng.
Đối với người dùng, sự ra đời của các Cross-chain bridge giúp cho ta tham gia tìm kiếm cơ hội kiếm lợi nhuận một cách dễ dàng hơn. Cross-chain bridge không chỉ là một công cụ cho phép người dùng chuyển giao tài sản giữa các blockchain mà nó còn cho thấy một cơ hội đầu tư tiềm năng khi người dùng có thể những dữ liệu on-chain trên các bridge để dự phóng dòng tiền đang đổ vào hệ sinh thái nào.
Người dùng cũng có thể sử dụng các ứng dụng cross-chain bridge để sử dụng các Dapps trên các blockchain khác nhau để tối ưu hóa lợi nhuận.
Hoặc người dùng có thể đầu tư trực tiếp vào một số dự án liên quan đến cross-chain bridge hoặc skin in the game bằng cách cung cấp thanh khoản cho các bridge hay làm Airdrop, retroactive,…
Kết thúc
Bài viết trên đã tổng hợp các kiến thức cơ bản về Cross-chain bridge và các loại hình của Cross-chain bridge. Bạn suy nghĩ như nào về tương lai của mảng này? Hãy cmt ngay bên dưới để cùng thảo luận nhé.
Xem thêm: Vitalik Buterin hoài nghi về những dự án Cross-chain – DeFiX