Coinbase Ventures là gì ? Tổng quan về quỹ đầu tư Coinbase Ventures

Coinbase là một sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất của Mỹ, được sáng lập bởi CEO Brian Armstrong người nhất nổi tiếng trong cộng đồng tiền điện tử. Coinbase Ventures là một nhánh đầu tư của Coinbase chuyên đầu tư vào những dự án start up công nghệ tiềm năng. 

Trong bài này mình sẽ cùng anh,em tìm hiểu về Coinbase Ventures là gì ? Tổng quan về danh mục và khẩu vị đầu tư của quỹ đầu tư này. 

Coinbase Ventures là gì ?

Coinbase là một trong những sàn giao dịch lớn nhất Hoa kỳ. Ngoài sàn giao dịch, Coinbase còn có các sản phẩm khác. Anh em có thể tìm hiểu tại đây.

Coinbase Ventures được thành lập từ tháng 4/2018, đây bộ phận đầu tư thuộc quản lý của công ty Coinbase, mục tiêu là cung cấp tài chính giai đoạn đầu cho các công ty, dự án có ý tưởng có tiềm năng, cũng như góp phần phát triển cả ngành Crypto.

Đôi khi, Coinbase đầu tư vào các công ty có vẻ cạnh tranh với chính họ. Có thể là một mảng nào đó, hay toàn bộ dự án. Điều này là do họ nhìn về bức tranh xa hơn, đó là sự phát triển của các dự án này sẽ có lợi cho Crypto.

Đội ngũ điều hành của Coinbase Ventures

CEO & CO-Founder Brian Armstrong

CEO và Co-founder của Coinbase, sàn giao dịch tiền tệ kỹ thuật số hàng đầu thế giới. Sở hữu 19% cổ phần của công ty. Armstrong đã lãnh đạo nhóm, hiện có hơn 200 nhân viên, thông qua hơn 200 triệu USD tài trợ từ các nhà đầu tư hàng đầu như Andreessen Horowitz, IVP, USV, DFJ và NYSE. Armstrong đã dẫn dắt Coinbase phục vụ hơn 10 triệu khách hàng trên 32 quốc gia, cung cấp quyền lưu ký tài sản kỹ thuật số hơn 10 tỷ USD. 

Brian Armstrong từng là Technical Product Manager của Airbnb, hiện tại đang là #1 Crypto Rich List của Forbes.

Theo dõi Brian Arsmtrong trên Twitter

Emilie Choi – Chủ tịch và Giám đốc điều hành tại Coinbase

Emilie tốt nghiệp bằng Cử nhân Kinh tế của Đại học Johns Hopkins và bằng Thạc sĩ MBA của Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania. Sau đó Emilie đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau tại Warner Bros. Entertainment Inc. như Giám đốc Chiến lược Kinh doanh Kỹ thuật số, Điều hành và quản lý hoạt động kinh doanh,.. Và cũng từng là Phó chủ tịch kiêm Giám đốc Phát triển Doanh nghiệp của LinkedIn Corporation. Hiện nay Emilie đang nắm giữ chức vụ Chủ tịch và Giám đốc điều hành tại Coinbase.

Shan Aggarwal – Quản lý quỹ đầu tư và phát triển doanh nghiệp Coinbase 

Shan Aggarwal trước đây là Nhà Khoa học Dữ liệu, nhằm xây dựng và cải tiến hệ thống các công cụ Máy học và Khoa học Dữ liệu được sử dụng để theo dõi, ngăn chặn gian lận, thúc đẩy tăng trưởng và hiểu được động lực kinh doanh cũng như đánh giá và quản lý rủi ro. Lãnh đạo và quản lý một nhóm hơn 15 người chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động M&A, đầu tư mạo hiểm / chiến lược, tích hợp và chiến lược sản phẩm.

Phương châm đầu tư của Coinbase Ventures

Đầu tư vào các công ty khởi nghiệp blockchain và tiền mã hóa giai đoạn đầu. Tuy nhiên với khối lượng giao dịch đầu tư lớn và thiếu đội ngũ nhân viên, Coinbase Ventures thích tham gia các vòng do các công ty Ventures Capital khác lead và không tham gia vào hội đồng quản trị. Và thời gian gần đây bắt đầu tháng 9, Coinbase Ventures đã lead một số công ty huy động vốn như Audius, Bitclout, Portal, Coinswitch Kuber, Stader Labs.

Các khoản đầu tư của Coinbase Ventures bao gồm từ các giao dịch hạt giống sáu con số đến các vòng tăng trưởng hàng triệu đô la. Có nhiều cách để phân chia khoản đầu tư của Coinbase, nhưng ở cấp độ cao nhất, Coinbase chia nhỏ thị trường theo các danh mục sau: Giao thức + Cơ sở hạ tầng Web3, DeFi, CeFi, Nền tảng + Công cụ dành cho nhà phát triển, NFT / Metaverse và Khác.

Danh mục đầu tư  của Coinbase Ventures

Tool

  • Cointracker: Ứng dụng theo dõi danh mục đầu tư, giúp anh em có cái nhìn tổng quan về tổng hiệu suất đầu tư. Không tìm thấy thời gian Coinbase đầu tư vào Cointracker.
  • Etherscan: Nơi người dùng có thể tìm mọi thông tin về giao dịch cụ thể, hoặc những thông tin liên quan đến Ethereum như gwei hiện tại, thông tin về token ERC-20,… Không tìm thấy bất kì thông tin nào về việc Etherscan gọi vốn

Nhận xét: Cả hai đều là những ứng dụng cực kì nổi tiếng trong lĩnh vực theo dõi thông tin, quản lý danh mục đầu tư. Tuy nhiên, cả hai đều chưa có kế hoạch phát hành token, và được sử dụng miễn phí, nên khả năng cao Coinbase đầu tư không phải vì lợi nhuận.

Dashboard

  • Zapper: Là một Dapp, giúp quản lý, giám sát và triển khai các Crypto Asset trên nhiều Defi Protocol trong một giao dịch, giúp tiết kiệm thời gian của bạn. Zapper có 2 vòng gọi vốn:/
    • Seed (8/2020): Coinbase, the LAO, CoinGecko,…
    • Series A (5/2021): Coinbase dẫn đầu, Mark Cuban,…
  • InstaDapp: nền tảng All-in-one giúp anh em tương tác với không gian DeFi một cách dễ dàng. InstaDapp có 2 vòng gọi vốn:
    • Seed (10/2019): Coinbase Ventures, IDEO Collab, Pantera Capital,…
    • Không rõ (6/2021): Standard Crypto, DeFi Alliance, LongHash, Andre Cronje.

Nhận xét: Coinbase khá tự tin với Zapper, dự án chiến thắng Kyber DeFi Hackathon được tổ chức vào tháng 11/2019. Trong hai dự án, chỉ có InstaDapp là có token. Nhưng Zapper được rất nhiều người kì vọng sẽ ra mắt token sau hai đợt NFT Season của mình.

Tương tự Etherscan và Cointracker, Zapper và InstaDapp cũng là hai dự án cực kì phổ biến dành cho ai muốn tóm gọn hoạt động DeFi của mình trong một trang chủ.

Wallet

  • Dharma: Ví lưu trữ token trên Ethereum, kèm với đó là khả năng mua bán token trên Ethereum nhanh chóng. Coinbase đầu tư vào Dharma vào tháng 2/2019, cùng với Green Visor Capital, Polychain Capital, Y Combinator,…
  • Torus: Bộ sản phẩm bao gồm cơ sở hạ tầng, ví,… nhằm cung cấp cho người dùng một tiện ích lưu trữ đăng nhập dễ dàng, không cần mật khẩu. Coinbase đầu tư vòng Seed vào tháng 7/2019, cùng với Binance Labs, Multicoin,…
  • Casa: Ví lưu trữ BTC. Coinbase đầu tư vòng Seed tháng 2/2021, cùng với Avon Ventures, Tioga Capital, Cadenza Ventures (quỹ đầu tư liên kết với BitMEX).
  • Multis: Ví tự động hóa thanh toán, theo dõi tài sản, có thể mở rộng quy mô kinh doanh của người dùng. Coinbase đầu tư vào vòng Seed tháng 9/2020.
  • Liquality: Ví All-in-one, cho phép người dùng tham gia các hoạt động DeFi cùng với lưu trữ Crypto. Coinbase đầu tư vào tháng 8/2021, cùng với Hashed, Alameda,…

Nhận xét: Coinbase là một trong số ít nhà đầu tư chi mạnh vào thể loại lưu trữ tài sản. Một cái tên khác cũng có xu hướng tương tự, đó là Alameda Research. Tuy nhiên, khác với Alameda, những dự án của Coinbase tính đến hiện tại chỉ có Mobilecoin là có token.

Ngoài ra, các dự án ví của Alameda dường như khá giống nhau vì có các tính năng: lưu trữ, trao đổi,… nói chung là hợp nhất hoạt động DeFi trong ứng dụng. Còn ở Coinbase là đa dạng sản phẩm, nhưng hơi không tối ưu, bởi vì chỉ chuyên về một chain như Ethereum hoặc Bitcoin.

Lending

  • Naos Finance: Nền tảng Lending dành cho tài sản thật. Naos Finance có 2 vòng gọi vốn:
    • Seed (3/2021): Mechanism.
    • Strategic (4/2021): Coinbase, Mechanism, Spartarn,…
  • X-margin: Dự án Lending tín chấp dành cho doanh nghiệp. Coinbase cùng với Polychain, Alameda, Spartan,… đầu tư ở Series A vào tháng 9/2021.
  • Ledn: Công ty vay mượn có trụ sở tại Toronto, cho phép người dùng gửi tiết kiệm bằng BTC, USDC, hay dùng BTC làm tài sản thế chấp. Ledn có 3 vòng gọi vốn:
    • Seed (2/2021): Coinbase cùng các quỹ khác.
    • Series A (5/2021): Coinbase cùng các quỹ khác.
    • Series B (12/2021): Coinbase, Hashed, Parafi,…
  • Compound: Một trong những dự án Lending nổi tiếng nhất Crypto với cơ chế Market Maker. Compound có 2 vòng gọi vốn:
    • Seed (5/2018): Coinbase, a16z, Polychain,…
    • Series A (11/2019): Paradigm, Polychain, a16z,…
  • Notional: Dự án Lending với lãi suất cố định. Notional có 2 vòng gọi vốn:
    • Seed (10/2020): Coinbase, Polychain,…
    • Series A (4/2021): Pantera, Parafi, Spartan,…
  • Tesseract: Công ty cho vay ở Châu  u với khách hàng là các tổ chức doanh nghiệp. Coinbase đầu tư vào Series A tháng 6/2021 cùng với rất nhiều quỹ truyền thống.
  • GoldFinch: Giao thức phi tập trung cho phép vay tiền điện tử mà không cần thế chấp. GoldFinch có 2 vòng gọi vốn:
    • Không rõ (2/2021): Coinbase, Kindred Ventures, IDEO CoLab,…
    • Series A: (6/2021): a16z cùng các quỹ khác.

Nhận xét: Các dự án đều trải dài các lĩnh vực Lending, từ phổ biến như Market Maker đến tín chấp, hay dùng BTC làm tài sản thế chấp, nhưng không hề có dự án cho phép tạo ra Stablecoin như DAO Maker. Ngoài ra, Coinbase cũng đầu tư vào nhiều công ty thật có trụ sở bên ngoài, chứ không phải chỉ là dự án trong Crypto.

Infrastructure

  • Terra: Layer 1 trong hệ sinh thái Cosmos, Terra được biết đến với bộ đôi LUNA và Stablecoin thuật toán UST của mình. Terra có 3 vòng gọi vốn:
    • Seed (8/2018): Binance Labs, Polychain, OKEx, Huobi,…
    • Strategic (1/2021): Coinbase, Pantera,…
    • Không rõ (9/2021): Arrington XRP Capital, Pantera,…
  • Matte Labs: Team đứng sau zkSync, một giải pháp Layer 2 nổi tiếng của Ethereum. Matte Labs có 2 vòng gọi vốn:
    • Seed (3/2021): Coinbase, Dragonfly,…
    • Series B (11/2021): a16z, Dragonfly, Crypto.com,…
  • Celo: Layer 1 tập trung vào điện thoại, đây cũng là dự án Mobile-blockchain đầu tiên trên thị trường. Celo có 3 vòng gọi vốn:
    • Không rõ (6/2018): Coinbase, a16z,…
    • Không rõ (4/2019): a16z, Polychain,…
    • Strategic (2/2021): a16z,…
  • StarkWare: Một công ty khác nổi tiếng với sản phẩm Layer 2 sử dụng ZK RollUp. Công ty này có ba vòng gọi vốn:
    • Series A (10/2018): Paradigm, Sequoia, Coinbase, Multicoin, Consensys, Pantera,… Định giá $36M sau khi gọi vốn.
    • Series B (3/2021): Paradigm, Three Arrow Capital,…
    • Series C (11/2021): Paradigm, Three Arrow Capital, Alameda,… Định giá $2B sau khi gọi vốn.
  • Mina: Dự án Blockchain với mục tiêu trở thành một trong những Blockchain nhẹ nhất thế giới. Mina có 3 vòng gọi vốn:
    • Seed (5/2018): Không rõ quỹ đầu tư.
    • Seeries A (4/2019): Coinbase, Paradigm,…
      • Strategic (10/2021): Three Arrows Capital,…
  • Polygon: Tên trước đây là Matic, Sidechain tương tự Binance Smart Chain, giải quyết vấn đề tắt nghẽn của Ethereum. Polygon có 2 vòng gọi vốn:
    • Pre-Seed (4/2019): Coinbase,…
    • Không rõ (5/2021): Mark Cuban.
  • The Graph: The Graph là một Protocol cho phép Indexing và truy vấn Data từ Blockchain, nó giúp xây dựng các ứng dụng phi tập trung một cách nhanh chóng trên Ethereum và IPFS bằng GraphQL. The Graph có 2 vòng gọi vốn:
    • Seed (2/2019): Multicoin,…
    • Strategic (7/2020): Coinbase, ParaFi, Coinbase,…

Nhận xét: Các nền tảng dù là Layer 1, Layer 2, trong danh mục đầu tư của Coinbase đều tạo được tiếng vang nhất định. Ta có StarkWare và Matte Labs là hai team của hai công nghệ Layer 2 tốt nhất hiện tại; Terra hay Polygon với sự tăng trưởng khủng khiếp từ đầu năm 2021; Mina cũng được kì vọng là giải pháp hiệu quả cho việc thay thế các Blockchain có dung lượng nặng;…

Chúng ta cũng không thấy quá nhiều cái tên nổi bật trong mảng cơ sở hạ tầng của các quỹ như Solana, Polkadot hay Cosmos. Có chăng là các nền tảng nhỏ ở trong như Moonbeam, Vega hay Umee.

Investment

  • BlockFi: Nền tảng tài chính giúp người dùng giao dịch, cho vay, nhận lợi nhuận gửi tiết kiệm nổi tiếng. BlockFi có 4 vòng gọi vốn ở Series A, B, C D, nhưng không tìm được thời gian Coinbase đầu tư vào BlockFi.
  • Saffron: Dự án hỗ trợ người dùng đầu tư theo sở thích rủi ro phù hợp. Coinbase đầu tư vòng Strategic tháng 3/2021, cùng với Multicoin và các quỹ khác.
  • FTX: Sàn giao dịch nổi tiếng với các sản phẩm phái sinh, cũng như hiện đang là một trong những sàn lớn nhất của Crypto hiện tại. FTX có 4 vòng gọi vốn:
    • Seed (8/2019): Không có nhà đầu tư đặc biệt.
    • Strategic (12/2019): Binance Labs.
    • Series A (7/2021): Coinbase, Sequoia, Paradigm,…
    • Series B (10/2021): Sequoia, Tiger Global Management,…

Nhận xét: Coinbase đầu tư rất nhiều vào các dự án và công ty có dịch vụ gửi tiền nhận lãi suất, cũng như hỗ trợ giao dịch. Và đây cũng là một trong những sản phẩm chính của Coinbase. Điều này khá khó hiểu bởi vì không chỉ một vài, mà là Coinbase đầu tư khá nhiều dự án được xem là đối thủ của mình.

Nhưng nếu anh em đọc kĩ lại triết lý đầu tư của Coinbase ở đầu bài, thì điều này trở nên dễ hiểu. Một trong những ví dụ đó là FTX, hiện đã trở thành sàn giao dịch “tủ” của rất nhiều người bên cạnh Binance, điều này giúp cho người dùng có nhiều sự lựa chọn hơn.

Stablecoin

  • Fei Protocol: Fei Protocol là dự án làm Stablecoin (FEI) theo mô hình PCV.
    • Series A (3/2021): a16z, Coinbase, Coinbase, ParaFi,…
    • Không rõ (4/2021): 17,000 thành viên của Fei Genesis Group với số tiền kêu gọi lên đến 639,000 ETH.

Nhận xét: Fei Protocol là một trong những dự án đầu tiên dùng PCV cho Stablecoin. Vào tháng 12/2021, Fei Protocol ra mắt phiên bản V2, cũng như kết hợp với Ondo Finance, trở thành một “Olympus DAO” + “Tokemak” tiềm năng. Ngoài ra, với việc kêu gọi cộng đồng được con số khổng lồ 639,000 ETH cho thấy Fei Protocol là một dự án được cộng đồng ủng hộ nhiệt tình.

Analytics

  • Messari: Trang phân tích nổi tiếng của Crypto. Ngoài cung cấp các bài phân tích chất lượng cao, Messari cũng có các chỉ số trong thị trường ở trang chủ. Messari có 3 vòng gọi vốn:
    • Seed (3/2018): Không có quỹ nổi bật.
    • Không rõ (11/2019): Không có quỹ nổi bật.
    • Series A (8/2021): Alameda, Coinbase, Kraken,…
  • Nansen: Trang tracking chỉ số on-chain nổi tiếng của Crypto. Anh em có thể track được thông tin cụ thể như số lượng token từng ví, top holder của token,… Nansen có 3 vòng gọi vốn:
    • Seed (10/2020): Mechanism,…
    • Series A (6/2021): a16z, Coinbase, Mechanism,…
    • Series B (12/2021): a16z,…
  • Dune Analytics: Một dự án cực kỳ quen thuộc, nơi anh em có thể tracking khá nhiều dữ liệu không chỉ ở dự án, mà còn ở từng Sector như thị phần AMM, Lending,… Các dữ liệu này đều do người dùng đưa lên, nên rất phi tập trung và đa dạng. Dune Analytics có hai vòng gọi vốn:
    • Seed (9/2020): Coinbase, Alameda, Multicoin, Hashed.
    • Series A (8/2021): Dragonfly, Multicoin,…

Nhận xét: Coinbase là một trong những quỹ đầu tư tập trung vào các dự án phân tích chỉ số. Tương tự mảng lưu trữ, quỹ cũng có khá nhiều “quân bài” trong mảng này lại là Alameda Research và Hashed. Và cái tên có cả bai quỹ này đều đầu tư là Dune Analytics.

Risk Management

  • Certora: Certora cung cấp các công cụ phân tích bảo mật cho Smart Contract. Certora có công nghệ độc đáo được gọi là Certora Prover có khả năng kiểm tra Smart Contract có đáp ứng một bộ quy tắc bảo mật hay không. Coinbase đầu tư vòng Seed tháng 5/2021, cùng với Stani Kulechov của Aave, Coinbase,…
  • Risk Harbor: Nền tảng giao dịch quản lý rủi ro (Risk Management Marketplace) cho các dự án DeFi. Coinbase dẫn đầu cùng với Pantera vòng Seed tháng 6/2021, bên cạnh đó cũng có Coinbase đầu tư.
  • CertiK: Công ty Audit nổi tiếng trong Crypto. Không tìm thấy thời gian Binance Labs đầu tư vào CertiK. CertiK có 4 vòng gọi vốn:
    • Seed (3/2018): Không có quỹ nào đặc biệt.
    • Series B (7/2021): Coinbase,…
    • Vòng mở rộng Series B (8/2021): Tiger Global Management,…

Nhận xét: Các dự án này đều thiên về hướng ngăn chặn lỗi xảy ra, chứ không phải tìm cách bồi thường khi bị hack. Đây là một hướng đi khá tốt và giống với quỹ đầu tư Framework.

DEX/ Liquidity

  • DODO: DEX ra đời khá lâu, sau đó tích hợp nhiều tính năng như Launchpad, tạo token,… DODO có 2 vòng gọi vốn:
    • Seed (8/2020): Dẫn đầu bởi Framework, cùng với Bobby Ong (CoinGecko), Jason Choi (Spartan), DeFiance,…
    • Private (10/2020): Pantera Capital, Three Arrows Capital, Coinbase Ventures, Galaxy Digital.
  • Slingshot: Sàn giao dịch trên Polygon và Arbitrum, volume giao dịch cao hơn cả QuickSwap. Coinbase đầu tư vòng Seed tháng 11/2020.
  • Chainflip: Sàn DEX hỗ trợ Cross-chain Swap, nghĩa là anh em có tài sản ở Ethereum, có thể Swap sang Solana hay Binance Smart Chain mà không cần chuyển đổi tài sản. Coinbase đầu tư vòng Seed tháng 8/2021, cùng với Framework, Delphi Digital, ParaFi,…
  • Tokemak: Dự án tổng hợp thanh khoản và điều đi những dự án cần thanh khoản. Coinbase đầu tư vòng Seed tháng 4/2021, cùng các nhà đầu tư khác là Framework, Delphi Digital, Consensys,…
  • Lido: Dự án Liquid Staking lớn nhất hiện nay, hỗ trợ Liquid Staking cho các tài sản lớn như LUNA, ETH,… Coinbase đầu tư vào Lido bằng cách mua trực tiếp LDO từ Treasury của dự án vào tháng 5/2021, cùng với Paradigm, Three Arrows Capital,…

Nhận xét: Danh mục đầu tư DEX của Coinbase có rất nhiều dự án mà cộng đồng đánh giá là tiềm năng, như Slingshot, Orca,… Ngoài ra, mảng thanh khoản cũng là thứ mà Coinbase khá chú trọng, khi các dự án Liquid Staking mới hay cũ gì cũng đều đầu tư, đó là Lido, Stader Labs và pSTAKE.

Các dự án trên thực hiện Liquid Staking ở Ethereum, Terra và Cosmos. Nhưng vẫn còn một số dự án Liquid Staking khác như Marinade của Solan hay Metapool của Near, và Coinbase không đầu tư vào các dự án này.

NFT/Gaming

  • Animoca Brand: Quỹ đầu tư khá nổi tiếng gần đây, chuyên đầu tư vào mảng Gaming. Animoca Brand có 3 vòng gọi vốn:
    • Không rõ (5/2021): Huobi,…
    • Không rõ (7/2021): Coinbase,…
    • Không rõ (10/2021): Sequoia, Dragonfly,
  • GuildFi: Gaming Guild hỗ trợ người chơi mới có thể tiếp cận các trò chơi dễ dàng hơn. Coinbase đầu tư vòng Seed tháng 11/2021, cùng với DeFiance, Coinbase, Coin98,…
  • Opensea: Sàn giao dịch NFT có volume và doanh thu lớn nhất hiện tại. Opensea có 3 vòng gọi vốn, nhưng không tìm thấy thời gian Coinbase đầu tư Opensea.
  • Rarible: Một trong những sàn giao dịch NFT khá lớn của Crypto. Rarible có 3 vòng gọi vốn:
    • Pre-Seed (9/2020): CoinFund.
    • Seed (2/2021): Coinbase, Parafi, CoinFund…
    • Series A (6/2021): Không có quỹ đặc biệt.

Nhận xét: Trong rất nhiều dự án NFT và Gaming của Coinbase đầu tư, không có quá nhiều cái tên nổi bật, ngoài hai sàn giao dịch “siêu to khổng lồ” Opensea và Rarible. Bên cạnh đó, mảng Gaming dù hiện đang là trend, nhưng Coinbase cũng không có dự án nào thật sự đang hot.

Đánh giá & nhận xét về Coinbase Ventures

Nhìn vào Portfolio của Coinbase, anh em có thể thấy những đặc điểm sau qua danh mục đầu tư của Coinbase:

  • Coinbase là một trong những nhà đầu tư năng động nhất Crypto, số lượng dự án có thể ngang ngửa Alameda (trên 100 dự án).
  • Coinbase không chỉ đầu tư dự án Crypto theo dạng ẩn danh (không có trụ sở), mà họ còn đầu tư rất nhiều công ty bên ngoài có liên quan đến Crypto.
  • Một trong những mảng đầu tư nhiều nhất của Coinbase là việc giao dịch, gửi tiết kiệm, hỗ trợ người dùng đầu tư. Dù rằng việc này cũng đang là những gì chính Coinbase đang làm.
  • Các dự án có token hiện rất ít (~21%), các dự án hiện chưa có token dường như cũng không có ý định ra mắt token.
  • Một số quỹ có các mảng đầu tư khá lạ như các dự án phục vụ cộng đồng bỏ phiếu (commonweath), phân tích dữ liệu,… thì Coinbase cũng có một số vị thế trong đây.

Đánh giá Portfolio của Coinbase Ventures

Performance

Top 5 dự án có Token đạt hiệu suất tốt nhất (giá ATH so với ATL) là:

  • Synthetix (SNX): 95,100%
  • Polygon (MATIC): 87,333%
  • Tera (LUNA): 83,333%
  • Arweave: 30,772%
  • UMA (UMA): 13,853%

Top 5 Top 5 dự án có Token đạt hiệu suất tốt nhất tính từ đầu năm 2021 là:

  • Terra (LUNA): 14,627%
  • Polygon (MATIC): 15,411%
  • DODO (DODO): 5,237%
  • Arweave (AR): 3,393%
  • Saffron Finance (SFI): 1,705%

Định hướng đầu tư trong tương lai

Danh mục đầu tư của Coinbase có phần nào đó mang hơi hướng to lớn hơn nhiều so với các quỹ khác, đó là các công ty thực thụ, công khai trụ sở,… Nên chúng ta sẽ không thấy sự phân hóa thành hệ sinh thái như những quỹ thông thường.

Nhưng nếu để xét thật sự về hệ sinh thái, thì các dự án của Coinbase đa phần tập trung ở Ethereum là chính. Sau đó là một vài dự án ở Cosmos, Polkadot, nhưng không đáng kể.

Lý do của việc này, theo mình đến từ cách  đầu tư của Coinbase, họ nhắm đến những công ty lớn ở bên ngoài, thì trong Crypto cũng vậy. Ethereum dù gas fee có đắt, nhưng vẫn là nơi hội tụ nhiều dự án cốt lõi của Crypto, cũng như các Whales thường hoạt động trên Ethereum nhiều hơn các nơi khác.

Tổng kết

Trong bài này mình đã chia sẻ tới anh,em khá nhiều thông tin liên quan đến quỹ đầu tư Coinbase Ventures của sàn giao dịch Coinbase, cũng giống như những trên tuổi khác như : Biance Labs, Alameda… Coinbase Ventures có nguồn lực mạnh cả về nhân lực lẫn tài chính, nhưng chính sách đầu tư của họ cũng vẫn rất chắc chắn, mỗi dự án để được rót vốn đều phải trải qua những khảo sát kỹ càng từ đội ngũ của Coinbase. 

DISCLAIMER: Bài viết chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin đến người dùng,không khuyến nghị đầu tư, mua/bán bất cứ loại tài sản tài chính nào. Thị trường tiền điện tử là một thị trường chứa đựng vô cùng nhiều rủi ro, và chưa được nhà nước bảo vệ. Đằng sau mỗi lệnh là tương lai con em chúng ta. Chúc các bạn thành công!

T_Lauriston:

View Comments (0)