Chỉ số PMI là một chỉ số đóng vai trò quan trọng giúp đo lường sức khỏe của ngành sản xuất. Nhờ có chỉ số PMI mà các nhà quản trị doanh nghiệp, hoạch định chính sách và phân tích có thể nắm được điều kiện kinh doanh của mỗi doanh nghiệp từ đó đưa ra những chiến lược phát triển mới.
Trong bài này mình sẽ giới thiệu tới anh,em về chỉ số PMI là gì? Khái niệm và tầm quan trọng của chỉ số PMI.
Chỉ số PMI là gì ?
Chỉ số PMI hay còn gọi là Purchasing Managers Index, dịch sang tiếng Việt là để chỉ số
quản lý thu mua. Chỉ số này được Viện Quản lý Cung ứng (tiếng anh là The Institute of
Supply Management) và Markit Group công bố qua hàng tháng. Chỉ số PMI được cấu
tạo bởi 5 thành phần với những trọng số khác nhau bao gồm: Đơn đặt hàng mới, việc
làm, sản lượng, thời gian giao hàng và tồn kho.
Chỉ số này được khảo sát bởi hãng Markit từ những nền kinh tế lớn trên thế giới, trong
đó có cả Việt Nam và được công bố hàng tháng. Tuy nhiên, chỉ số PMI của Mỹ và Trung
Quốc không phải do Markit điều tra.
Chỉ số PMI của Mỹ sẽ do Viện Quản lý Cung ứng Hoa Kỳ (tiếng anh là The Institute of
Supply Management) điều tra hàng tháng. Nó dựa trên bảng khảo sát và lấy ý kiến từ
đại diện của 400 công ty sản xuất hàng đầu cũng như 400 công ty phi sản xuất hàng đầu
của Mỹ. Chỉ số PMI của Mỹ đôi khi được gọi là chỉ số ISM (từ viết tắt của Viện quản lý
cung ứng).
Chỉ số PMI của Trung Quốc sẽ do cơ quan thống kê quốc gia Trung Quốc điều tra hàng
tháng. Nó được dựa trên bảng khảo sát từ đại diện của 3000 công ty hàng đầu thuộc
lĩnh vực sản xuất cùng với 4000 công ty hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ của Trung
Quốc.
Trong số các quốc gia trên thế giới thì chỉ số PMI của Mỹ là quan trọng nhất. Mỗi khi chỉ
số PMI của Mỹ được công bố, nó sẽ làm cho thị trường tiền tệ biến động mạnh. Do đó,
nó được các nhà đầu tư trên thế giới quan tâm nhiều nhất. Chỉ số PMI của Mỹ được xếp vào ngang hàng với chỉ số NFP – Nonfarm Payrolls, một chỉ số mà mỗi khi chúng được công bố đều có thể khiến thị trường biến động, chao đảo.
Vai trò của chỉ số PMI
Có thể kể đến một số vai trò quan trọng của chỉ số PMI như sau:
Chỉ số PMI là thước đo quan trọng đối với nền kinh tế
Căn cứ vào chỉ số PMI, chúng ta có thể dễ dàng đánh giá một cách khách quan về
tốc độ tăng trưởng hay sự suy yếu về dịch vụ sản xuất của một công ty hoặc 1
quốc gia.
Nếu như kết quả tính toán của chỉ số PMI trên 50, điều này nghĩa là tình hình sản
xuất đang có chiều hướng phát triển cũng như hoạt động sản xuất được mở rộng.
Nếu chỉ số PMI dưới 50 thì điều này đồng nghĩa với việc những hoạt động kinh
doanh đang có dấu hiệu thu hẹp.
Tương tự, với những đơn vị cung ứng, họ sẽ căn cứ vào chỉ báo PMI để ước tính
lượng nhu cầu sản phẩm, để từ đó có thể đưa ra chiến lược điều chỉnh giá sao cho
phù hợp với thị trường.
Ví dụ, nếu số lượng đơn đặt hàng tăng, các đơn vị này có
thể tăng giá sản phẩm cũng như là việc chấp nhận sự tăng giá của các đơn vị
cung ứng tư liệu sản xuất cho mình. Ngược lại khi số lượng đơn đặt hàng giảm, họ
có thể điều chỉnh cho giá giảm xuống đồng thời yêu cầu giảm giá đối với những
bên cung ứng tư liệu sản xuất của mình.
Chỉ số PMI là 1 trong những chỉ số cực kỳ quan trọng mà nhà đầu tư nào cũng
theo dõi. Đặc biệt, nếu bạn nắm bắt được chỉ số này, những nhà đầu tư sẽ có thêm
hướng phân tích để đưa ra kế hoạch giao dịch sao cho hiệu quả, giảm thiểu mức
độ rủi ro và nắm lấy những cơ hội giao dịch mà không phải ai cũng có thể làm
được.
Bên cạnh đó, chỉ số PMI cũng được sử dụng để đánh giá những chỉ số quan trọng
khác như GDP, CPI…
Tác động đến sự quyết định quản lý thu mua hàng hóa của công ty
Chỉ số PMI là căn cứ để những người quản lý thu mua đưa ra những quyết định
thu mua hàng hóa phục vụ sản xuất.
Nhờ có chỉ số PMI mà họ sẽ dễ dàng đánh giá được tổng số lượng hàng hóa, định
mức giá sản phẩm cũng như các yếu tố khác có liên quan. Chẳng hạn, khi một
công ty nhận được đơn đặt hàng, họ sẽ đưa ra được quyết định sản xuất dựa trên
tổng số lượng sản phẩm được đặt hàng.
Hoặc với những người quản lý thu mua kiểm tra hàng tồn kho, khi họ nắm được chỉ số PMI, họ sẽ biết được hiện tại kho còn bao nhiêu sản phẩm và công ty cần thêm bao nhiêu sản phẩm nữa để hoàn
thiện đơn hàng. Từ việc quản lý về vấn đề hàng hóa, người quản lý sẽ cân đối
được lượng sản phẩm hiện có để làm có thể vừa hoàn hoàn thành đơn hàng, vừa
có sản phẩm dự trữ sẵn dành cho quá trình kinh doanh của các tháng tiếp theo
hoặc cho những đơn đặt hàng khác…
Tác động lên những đơn vị cung ứng
Những đơn vị cung ứng sẽ sử dụng chỉ số PMI để ước tính lượng nhu cầu sản
phẩm. Từ đó, họ sẽ đưa ra những chiến lược điều chỉnh giá sao cho phù hợp với
thị trường.
Chẳng hạn, khi số lượng đặt hàng tăng, nhu cầu mua hàng cũng tăng cao, các đơn
vị cung ứng có thể cân nhắc để tăng giá sản phẩm, điều này sẽ kéo theo sự tăng
giá của các đơn vị cung cấp nguyên vật liệu.
Ngược lại, khi số lượng đặt hàng giảm và nhu cầu mua hàng hạn chế thì những
đơn vị cung ứng có thể chấp nhận giảm giá xuống và kéo theo sự giảm giá của
phía cung cấp nguyên vật liệu.
Xác định tình hình kinh tế quốc gia qua chỉ số PMI
Đây là chỉ số thể hiện được tình hình kinh tế tổng quát ở trong ngành sản xuất và
dịch vụ. Đây có thể được xem là một thước đo quan trọng về mức độ phát triển
của nền kinh tế, đặc biệt là khi được xem xét trong lĩnh vực sản xuất.
Chỉ số PMI bao nhiêu sẽ cho thấy được mức độ sôi động của hoạt động mua bán
ở trong lĩnh vực sản xuất của một tháng và phản ánh về tốc độ tăng trưởng, suy
yếu của khu vực dịch vụ và sản xuất.
Từ chỉ số PMI này, các nhà đầu tư có thể dựa vào đó đánh giá được tiềm năng của
những chỉ số khác như giá tiêu dùng CPI hay tổng hợp sản phẩm quốc nội GDP.
Điều này sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng dự đoán được nền kinh tế ở vị trí nào có như
mong đợi của những nhà hoạch định chính sách hay không.
PMI là một chỉ số báo kinh tế cần phải được theo dõi bởi nhà đầu tư và mỗi tháng
vào thời điểm công bố PMI thì đồng tiền tệ chính, thị trường đều sẽ có sự biến
động mạnh.
Nhà đầu tư nắm bắt được điều này có thể giảm thiểu rủi ro và nắm được cơ hội giao dịch.
Phân loại chỉ số PMI
Có 2 loại chỉ số PMI, đó là chỉ số PMI sản xuất và chỉ số PMI phi sản xuất (dịch vụ).
Chỉ số PMI sản xuất
Chỉ số PMI sản xuất là một chỉ số Quản Lý Sức Mua được đo lường trong ngành công nghiệp sản xuất. Các chỉ số con và trọng lượng của nó được đo lường trong chỉ số PMI sản xuất này là:
- Đơn hàng mới (30%).
- Sản xuất (25%).
- Giao hàng từ nhà cung cấp (15%).
- Hàng tồn kho (10%).
- Việc làm (20%).
Đây là một báo cáo dựa trên các dữ liệu được biên soạn từ các câu trả lời hàng tháng của những người được hỏi là các nhà điều hành thu mua hoặc cung ứng trên hơn 400 công ty công nghiệp.
Chỉ số PMI phi sản xuất ( chỉ số PMI dịch vụ)
Chỉ số PMI phi sản xuất là một chỉ số hỗn hợp được tính toán như một chỉ báo để dự đoán về điều kiện kinh tế tổng thể đối với lĩnh vực phi sản xuất. Chỉ số PMI dịch vụ được đo bằng các chỉ số con có trọng lượng bằng nhau như:
- Hoạt động kinh doanh, hoạt động này được điều chỉnh theo thời vụ.
- Đơn hàng mới, cũng được điều chỉnh theo thời vụ.
- Việc làm, cũng được điều chỉnh theo thời vụ.
- Giao hàng từ nhà cung cấp.
Chỉ số PMI sản xuất dựa trên dữ liệu được biên soạn từ những câu trả lời hàng tháng của hơn 370 người được hỏi là các nhà điều hành thu mua hoặc cung ứng trong hơn 62 ngành khác nhau. Họ đại diện cho 9 khu vực từ danh mục phân loại của hệ thống Phân Ngành Theo Chuẩn (Standard Industrial Classification – SIC).
Cách tính chỉ số PMI
Chỉ số PMI được thu thập từ câu trả lời khảo sát hàng tháng cung cấp bởi 400 nhà sản
xuất trên cả nước. Khảo sát này được phân chia theo từng lĩnh vực và quy mô lao động
dựa vào số lượng đóng góp vào GDP cả nước.
Các chỉ số PMI có giá trị trong phạm vi từ 0 đến 100. Trong đó, sẽ sử dụng mốc 50 để
tiến hành phân tích, nếu như kết quả lớn hơn 50 thì thể hiện mức tăng tổng thể, nếu kết
quả nhỏ hơn 50 thì thể hiện mức giảm tổng thể.
Chỉ số PMI của Việt Nam chính là số bình quân gia quyền của năm chỉ số sau:
Đơn đặt hàng mới chiếm 30%
Sản lượng chiếm 25%
Việc làm chiếm 20%
Thời gian giao hàng của nhà cung cấp chiếm 15%
Tồn kho hàng mua chiếm 10%
Hướng dẫn đọc chỉ số PMI trong lịch kinh tế
Trong lịch kinh tế sẽ bao gồm 3 cột dữ liệu, trước đó (hay số liệu của kỳ trước), dự báo
(hay dự báo của các chuyên gia) và thực tế (hay số liệu thực tế của kỳ này). Chỉ số PMI
được xác định theo đơn vị %, và mức trung bình sẽ là 50%.
Nếu số liệu thực tế của chỉ số PMI lớn hơn 50%, chứng tỏ nền kinh tế đang có xu hướng
tích cực và sản xuất được mở rộng.
Ngược lại, nếu số liệu thực tế của chỉ số PMI nhỏ hơn 50%, chứng tỏ nền kinh tế đang
có xu hướng tiêu cực và sản xuất đang bị thu hẹp dần lại.
Các kịch bản đối với chỉ số PMI:
Nếu số liệu thực tế lớn hơn dự báo => ảnh hưởng tốt, tích cực và xu hướng tăng
với đồng USD.
Nếu số liệu thực tế nhỏ hơn dự báo => ảnh hưởng xấu, tiêu cực và xu hướng giảm
với đồng USD.
Anh,em có thể theo dõi lịch kinh tế tại: forexfactory.com và vnwallstreet.com
Tổng kết
Trong bài này mình đã chia sẻ với anh,em về chỉ số PMI – chỉ số nhà quản trị mua hàng, có thể nói rằng cùng với chỉ số GDP và chỉ số CPI là những chỉ số đóng vai trò hàng đầu để đánh giá về sức khỏe của một nền kinh tế.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp được cho anh em thông tin bổ ích để phục vụ quá trình đầu tư của mình. Hãy tiếp tục theo dõi mình và đội ngũ Defix.network để cập nhật những bài viết mới nhất liên quan thị trường tài chính và tiền điện tử nhé!.