Chắc hẳn mỗi chúng ta đều sẽ thường xuyên nghe nhắc đến chỉ số CPI trong những chương trình tin tức, báo chí về kinh tế. Chỉ số CPI được biết đến chính là một chỉ số quan trọng và được quan tâm bởi những chủ thể là những nhà kinh tế nói riêng và đối với cả một quốc gia nói chung.
Chỉ số CPI là gì?
Chỉ số CPI là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Consumer Price Index, tạm dịch ra tiếng Việt có nghĩa là chỉ số giá tiêu dùng. Chỉ số CPI được biết đến là chỉ số được dùng nhằm mục đích chính đó là để đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng mua.
Hiểu một cách khác, chỉ số giá tiêu dùng được hiểu cơ bản chính là chỉ số phản ánh về mức thay đổi tương đối về giá của hàng tiêu dùng theo thời gian và được tính bằng phần trăm (%). Chỉ số CPI chính cũng chính là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất được sử dụng nhằm mục đích để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá, thường gọi là lạm phát.
Ví dụ cụ thể như mức giá của các giỏ hàng và dịch vụ gồm: gạo, thịt, cá, hàng may mặc, xăng dầu, vật liệu xây dựng, điện, nước… Chỉ số CPI được sử dụng sẽ đo lường mức giá trung bình của các mặt hàng tiêu dùng này mà các chủ thể là những đối tượng người tiêu dùng chi trả trong một khoảng thời gian xác định.
Trong nền kinh tế vĩ mô, chỉ số CPI sẽ đo lường chi phí trong các lĩnh vực sau đây: Thực phẩm và đồ uống; Nhà ở; Quần áo; Phương tiện vận chuyển; Giáo dục và truyền thông; Giải trí; Dịch vụ y tế; Hàng hóa và dịch vụ khác.
Phương pháp và công thức tính chỉ số CPI:
Việc các chủ thể thực hiện việc tính toán chỉ số giá tiêu dùng CPI sẽ được thực hiện thông qua các bước sau đây:
– Bước 1: Cố định giỏ hàng hóa:
Theo đó thông qua việc điều tra, các nhà nghiên cứu sẽ xác định những mặt hàng và dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình sẽ mua.
– Bước 2: Xác định giá cả:
Bước xác định giá cả này sẽ thực hiện việc thống kê giá cả của các mặt hàng, dịch vụ trong giỏ hàng hóa cố định tại mỗi thời điểm.
– Bước 3: Tính toán chi phí để mua giỏ hàng hóa, dịch vụ:
Việc tính toán này được thực hiện bằng cách lấy giá cả nhân với số lượng mỗi mặt hàng, dịch vụ rồi cộng kết quả lại.
– Bước 4: Tính chỉ số giá tiêu dùng CPI:
Công thức tính chỉ số giá tiêu dùng CPI được áp dụng như sau:
CPIt = (Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kỳ t / Chi phí để mua giỏ hàng hóa kỳ cơ sở) x 100
Lưu ý: Thời kỳ gốc sẽ được thay đổi trong vòng từ 5 – 7 năm (tùy vào từng nước cụ thể).
– Bước 5: Tính chỉ số lạm phát
Nếu muốn tính Chỉ số lạm phát CPI của một thời kỳ, chúng ta áp dụng công thức:
Chỉ số lạm phát trong thời kỳ T = 100% x (CPI thời kỳ T – CPI thời kỳ T-1) / CPI thời kỳ T-1
Ví dụ cụ thể như sau:
Đối với một giỏ hàng hóa gồm quả cam và quả quýt.
Chọn năm 2010 làm năm cơ sở. Mức giá của giỏ hàng hóa như sau:
– Quả cam: 1000 VNĐ/quả.
– Quả quýt: 2000 VNĐ/quả.
Hiện tại là năm 2022, giá bán giỏ hàng này như sau:
– Quả cam: 1500 VNĐ/quả.
– Quả quýt: 3000 VNĐ/quả.
Nếu các chủ thể mua 100 quả cam và 50 quả quýt thì CPI của giỏ hàng hóa này sẽ được tính như sau: CPI = [(50 x 1500 + 100 x 3000) / (50 x 1000 + 100 x 2000)] x 100 = 150
Cũng cần lưu ý rằng, khi thực hiện việc tính toán chỉ số giá tiêu dùng CPI vì phương pháp tính toán là cố định giỏ hàng hóa cho nên chúng ta sẽ gặp phải 3 vấn đề sau đây:
– Chỉ số CPI có khả năng sẽ phản ánh cao hơn thực tế: Khi một mặt hàng hay dịch vụ được chọn trong giỏ hàng hóa cố định tăng nhanh hơn các mặt hàng khác, người tiêu dùng sẽ có xu hướng ít tiêu dùng sản phẩm đó hơn và chuyển sang sử dụng một mặt hàng khác có giá hợp lý hơn. Chính yếu tố này sẽ làm cho chỉ số CPI đã được đánh giá cao hơn thực tế mức giá.
– Chỉ số CPI không thể hiện được sự xuất hiện của những mặt hàng mới trên thị trường: Chỉ số CPI chỉ sử dụng giỏ hàng hoá cố định, trong khi nếu đang có mặt hàng hóa mới xuất hiện thì một đơn vị về tiền tệ có thể mua được các loại sản phẩm đa dạng hơn. Lúc này chỉ số CPI không phản ánh được về sự gia tăng sức mua hàng này của đồng tiền vì thế nó sẽ đánh giá về mức giá thành cao hơn thực tế.
– Chỉ số CPI cũng không thể hiện được sự thay đổi trong chất lượng hàng hóa: Theo đó, nếu chất lượng của hàng hóa tăng, chất lượng cũng tăng tương ứng hoặc tăng hơn thì trên thực tế mức giá không tăng. Chất lượng hàng hoá dịch vụ đều có xu hướng được nâng cao nên CPI cũng đã phóng đại mức giá.
Ý nghĩa của chỉ số CPI trong nền kinh tế:
Trong nền kinh tế, chỉ số CPI có ý nghĩa quan trọng, cụ thể như sau:
– Chỉ số CPI chính là một chỉ tiêu tương đối, phản ánh xu thế và mức độ biến động của giá bán lẻ hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ dùng trong sinh hoạt của dân cư và các hộ gia đình. Đấy cũng chính là lý do CPI được sử dụng nhằm mục đích để theo dõi sự thay đổi của chi phí sinh hoạt theo thời gian. Khi chỉ số CPI tăng thì việc mức giá trung bình tăng và ngược lại.
– Sự biến động của chỉ số CPI cũng sẽ có thể gây ra lạm phát hoặc giảm phát, từ đó nó cũng sẽ làm suy sụp cả một nền kinh tế. Một khi nền kinh tế rơi vào tình trạng giá cả tăng tới mức không thể kiểm soát thì lạm phát sẽ trở thành siêu lạm phát.
– Chỉ số CPI có vai trò cơ bản và quan trọng nhất chính là thước đo của lạm phát. Bởi vậy mà CPI được sử dụng phổ biến nhất với vai trò này.
– Chỉ số CPI cung cấp những thông tin về sự thay đổi giá cả trong nền kinh tế quốc gia đối với chính phủ và cũng cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, lao động và các nhà đầu tư về những sự thay đổi giá cả. Từ đó các đối tượng này cũng sẽ có những hoạch định cụ thể cũng như các quyết định kinh tế phù hợp.
– Chỉ số CPI ra đời cũng góp phần vào sự điều chỉnh các thành phần trong nền kinh tế đất nước. Thông qua các nghiên cứu về chỉ số giá tiêu dùng, chính phủ một quốc gia sẽ có các chính sách điều chỉ giá cả, từ đó phòng tránh lạm phát xảy ra.
– Chỉ số CPI còn được biết đến chíh là công cụ để điều chỉnh giá trị đồng đô la Mỹ. Đô la Mỹ là đồng tiền được lưu thông tại nhiều nước trên thế giới. Giá trị của đồng đô la tăng hay giảm sẽ quyết định trực tiếp đến giá trị và sản phẩm của rất nhiều quốc gia đặc biệt là các sản phẩm xuất nhập khẩu. Việc tăng, giảm giá trị của đồng đô la sẽ được ổn định nhờ chỉ số CPI của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ. Theo đó, khi giá đô la tăng, sức mua của đồng đô la sẽ giảm gì giá trị sản phẩm đã tăng lên so với lúc cơ sở.
– Chỉ số CPI còn có ý nghĩa đó là giúp điều chỉnh chi phí sinh hoạt và an sinh xã hội. Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng trên thực tế thì cũng sẽ được sử dụng nhằm mục đích chính để điều chỉnh mức lương bằng việc nghiên cứu về chi phí sinh hoạt mà người lao động bỏ ra. Thậm chí các nguồn lợi được hưởng từ an sinh xã hội cũng sẽ được xem xét qua chỉ số CPI nhằm mục đích ngăn chặn tự do lạm phát trong thuế xuất.
Một số hạn chế của chỉ số CPI:
– Hạn chế của chỉ số CPI đó là nó không áp dụng cho tất cả các nhóm dân cư. Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng chung của một nước không thể phản ánh chi tiết chỉ số giá tiêu dùng của thành thị so với nông thôn.
– Hạn chế của chỉ số CPI đó là nó không đưa ra được những ước tính chính thức cho một số bộ phận nhỏ trong dân cư.
– Hạn chế của chỉ số CPI đó là nó không đo lường được các khía cạnh ảnh hưởng đến mức sống dù nó đo lường cho chi phí sinh hoạt có điều kiện.
– Hạn chế của chỉ số CPI đó là nó không xác định các yếu tố về xã hội và môi trường.
– Hạn chế của chỉ số CPI đó là chỉ số này giữa hai khu vực chênh lệch nhau không phải lúc nào cũng phản ánh giá cả của sản phẩm giữa hai khu vực đó. Tức là một khu vực có chỉ số giá tiêu dùng cao không có nghĩa là giá thành sản phẩm ở đó cao hơn các khu vực khác.
Tác động của chỉ số CPI:
Chỉ số CPI tăng hay giảm đều có những tác động đối với nền kinh tế của một quốc gia. Cụ thể:
– Trong trường hợp chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng có nghĩa là giá cả của các loại mặt hàng tiêu dùng sẽ tăng. Điều này tác động mạnh mẽ đến đời sống sinh hoạt của người tiêu dùng, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Giá cả tăng khiến cuộc sống của họ có thể trở nên khó khăn và vất vả hơn. Từ đó khiến chi phí chi tiêu sinh hoạt tăng lên dù tiền lương, tiền công lao động vẫn không tăng.
– Trong trường hợp chỉ số CPI giảm: Nếu chỉ số CPI giảm có nghĩa là giá cả của các hàng hóa trong giỏ hàng tiêu chuẩn sẽ giảm. Lúc này chi phí cho hoạt động tiêu dùng sẽ giảm. Nếu giả thiết mức thu nhập của người lao động không đổi trong trường hợp này chi phí sinh hoạt của những đối tượng này cũng ổn định và mức sống của họ cũng sẽ nâng cao hơn.
Tác động của chỉ số CPI đến thị trường tiền điện tử
Chúng ta ai cũng biết rằng Mỹ là nền kinh tế lớn nhất trên thế giới là nước sở hữu đồng tiền mạnh nhất lúc này là USD.
Các bạn có thể tham khảo bài viết về đồng USD: Chỉ số sức mạnh đồng USD – USD index
Với việc sở hữu quyền chi phối kinh tế và thị trường tài chính toàn cầu, nên chỉ số CPI của Mỹ là chỉ số rất được quan tâm bởi mỗi lần thông báo về báo cáo CPI vào đầu mỗi tháng của Cục dự trữ liên quan Mỹ FED . Bởi chỉ số CPI là chỉ số chính tác động nên chính sách tiền tệ của quốc gia này.
Chúng ta có thể điểm qua ví dụ về một số lần thông báo chỉ số CPI của Mỹ tác động thế nào đến thị trường tiền điện tử và cụ thể là giá Bitcoin.
Theo thông kê từ World Bank thì chỉ số CPI Mỹ trong năm 2022 đang ở mức cao nhất trong 40 năm qua. Giờ chúng ta cùng nhìn qua giá Bitcoin diễn biễn thế nào từ đầu năm với tình hình chỉ số CPI tăng cao như vậy.
Chỉ tính từ đầu tháng 04/2022 đến nay là tháng 08/2022 thì giá Bitcoin đã sụt giảm hơn 60% giá trị từ mốc khoảng 47000 USD/BTC về mốc chỉ 21000 USD/BTC
Qua đó chúng ta có thể thấy tác động trực tiếp của chỉ số CPI đến giá tiền điện tử và cả thị trường tài chính nói chung là như thế nào.
Tổng kết
Trong bài này, mình đã chia sẻ với anh,em kiến thức về chỉ số CPI là gì ? Cách tích chỉ số CPI và tác động của chỉ số này đến thị trường tài chính nói chung là như thế nào. Có thể nói CPI là chỉ số đánh giá sức khỏe của nền kinh tế đó. Với việc CPI tăng cao thì đi kèm với rủi ro lạm phát tăng cao, điều này khiến cho các ngân hàng trung ương sẽ đưa ra những chính sách tiền tệ thắt chặt hơn để ngăn sự gia tăng của lạm phát.
Với chính sách tiền tệ thắt chặt của mình thì cụ thể là những ngân hàng trung ương sẽ ngưng bơm tiền ra nền kinh tế , hạn chế mua tài sản, cân đối bảng tài chính kế toán và lớn hơn là tăng lãi suất. Điều này làm cho nền kinh tế trở nên khó thở hơn khi tiền trong nền kinh tế được giảm bớt lại thì nhu cầu đổ tiền vào những kênh đầu tư rủi ro như forex, chứng khoán, tiền điện tử… sẽ ít lại. Khi này mọi người sẽ ưu tiên giữ những tài sản mang tính phòng thủ hơn như vàng, USD , trái phiếu chính phủ. Điều này dẫn đến thị trường tài chính sẽ có giai đoạn ảm đạm trong giai đoạn thắt chặt chính sách tiền tệ.