Chỉ báo KDJ là gì? Sức mạnh của chỉ báo KDJ trong Trading

Khi nhắc tới KDJ, chắc hẳn không còn quá xa lạ đối với các bạn đã quen thuộc với công cụ phân tích kỹ thuật cơ bản, tuy nhiên, chỉ báo này còn khá mới là đối với những nhà đầu tư mới. Vậy chỉ báo KDJ là gì? Cách sử dụng chỉ báo KDJ? Chúng ta sẽ cùng DeFiX.Network tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!

KDJ là gì?

KDJ (Fast Indicator) hay còn được gọi là chỉ báo nhanh được sử dụng để xác định hướng (tăng hay giảm) và sức mạnh của xu hướng (biên độ dao động mạnh hay yếu) và các điểm vào lệnh tối ưu. 

Đối với những bạn giao dịch ở các khung thời gian nhỏ – đánh Scalping hay lướt sóng ngắn thì KDJ chắc chắn sẽ là một công cụ vô cùng hữu ích.

Cũng giống như bất kỳ chỉ báo theo xu hướng nào khác, KDJ được sử dụng tốt nhất khi thị trường có xu hướng rõ ràng. Nên có thể cung cấp nhiều tín hiệu sai trong thời gian thị trường đi ngang. Vì lý do chính xác này, nó được nhiều nhà giao dịch tin rằng có giá trị sử dụng trên khung thời gian dài hơn.

Cấu tạo của chỉ báo KDJ

KDJ được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở của chỉ báo Stochastic. Điểm khác biệt duy nhất giữa KDJ và Stochastic là có thêm dòng tín hiệu J. Do đó, chỉ báo KDJ gồm có 3 dòng tín hiệu với các ý nghĩa như sau:

  • Giá trị của 2 đường tín hiệu K (màu vàng) và D (màu xanh lá) sẽ hiển thị nếu ở vùng quá mua (trên 80) hoặc vùng quá bán (dưới 20).
  • Đường tín hiệu J (màu tím) đại diện cho sự phân kỳ của giá trị dòng K so với giá trị của dòng D. Giá trị của J có thể vượt quá vùng [0, 100].
  • Đường J cũng là đường tín hiệu bạn nên chú trọng quan sát khi sử dụng chỉ báo KDJ để giao dịch.

Cũng giống như bất kỳ chỉ báo theo xu hướng nào khác, KDJ được sử dụng tốt nhất khi thị trường có xu hướng rõ ràng. Nên có thể cung cấp nhiều tín hiệu sai trong thời gian thị trường đi ngang. Vì lý do chính xác này, nó được nhiều nhà giao dịch tin rằng có giá trị sử dụng trên khung thời gian dài hơn.

Ý nghĩa của chỉ báo KDJ

Chỉ báo KDJ nếu ở trong vùng quá mua [80, 100] thì dự báo sắp tới sẽ là một downtrend thời gian ngắn. Bởi lúc này, lực mua đã giảm dần và bên bán sẽ chiếm lợi thế hơn . Ngược lại, nếu chỉ báo KDJ rơi xuống vùng quá bán [0, 20] hoặc thấp hơn 0 thì hoàn toàn có thể hình thành một uptrend trong tương lai. Vì tại thời gian này, sức mạnh bên bán đã suy yếu cũng như bên mua sẽ chiếm lợi thế .

Ưu và nhược điểm của chỉ báo KDJ

Ưu điểm

  • Chỉ báo KDJ đơn giản để hiểu và dễ diễn giải
  • Nó hoạt động tốt nhất khi được sử dụng với các chỉ báo khác, chẳng hạn như dao động ngẫu nhiên. Ngoài ra KDJ có thể được kết hợp với các chỉ số khác, chẳng hạn như Chỉ số hướng trung bình (ADX) và Phạm vi thực trung bình (ATR)
  • Nó lý tưởng để xác định những thay đổi trong xu hướng giá và tìm điểm vào lệnh tối ưu

Nhược điểm

  • Chỉ báo KDJ không hoạt động trong một thị trường có nhiều biến động
  • Nó đôi khi cung cấp thông tin sai lệch

Chỉ báo KDJ khá hữu ích để xác định xu hướng và xác định các điểm vào lệnh. Tuy nhiên, chỉ báo này đôi khi có thể dẫn đến thông tin sai lệch giống như mọi chỉ báo kỹ thuật khác; do đó không nên dựa vào những điều khoản tuyệt đối. Tốt hơn là sử dụng nó với các chỉ báo kỹ thuật khác để tạo thành một quyết định giao dịch hợp lý hơn.

Cách sử dụng chỉ báo KDJ trong giao dịch

Giao dịch bằng tín hiệu hội tụ của 3 đường K, D, J

Tín hiệu mua

Trong một xu hướng tăng, khi đường K, D và J cắt lên từ vùng dưới 20 thì đây là một dấu hiệu mua.

Hoặc đơn giản hơn, do chỉ báo đã được cài đặt sẵn dãy màu cho các vùng hội tụ nên bạn có thể đặt lệnh Buy khi giá đang ở xu hướng tăng và dãy màu chuyển sang xanh nhé.

Tín hiệu bán

Trong một xu hướng giảm khi đường K, D và J cắt xuống từ vùng trên 80 thì đây là một dấu hiệu bán.

Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể đặt lệnh Sell khi giá đang ở xu hướng giảm và dãy màu chuyển sang đỏ nhé.

Sử dụng đa khung thời gian

Đây là phương pháp kết hợp đa khung thời gian để giao dịch. Bạn vẫn sử dụng tín hiệu hội tụ của 3 đường như trên. 

Thông thường ở khung nhỏ sẽ báo tín hiệu sớm hơn khung lớn và khung lớn sẽ dùng để xác nhận lại tín hiệu đó một lần nữa. Chính vì vậy nên một tín hiệu Buy hay Sell mạnh nhất là khi chúng cùng cắt lên hoặc cắt xuống ở các khung thời gian khác nhau. Sử dụng tín hiệu này ở cả 3 khung thời gian sẽ cho tín hiệu mạnh nhất.

Bên cạnh đó, không phải lúc nào tín hiệu này cũng xảy ra. Vì thế một cách giao dịch dễ hơn là bạn quan sát khung lớn cho các đường này có tín hiệu quay đầu (chuẩn bị giao cắt) thì vào khung nhỏ tìm điểm vào lệnh sớm.

Một số lưu ý khi sử dụng chỉ báo KDJ

Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý khi sử dụng KDJ Indicator:

  • Cũng như bất kì chỉ báo kỹ thuật nào khác, bạn không nên sử dụng chỉ báo KDJ riêng lẻ mà nên kết hợp chung với một số chỉ báo khác để có các tín hiệu giao dịch tốt hơn vì KDJ là một trong những chỉ báo nhanh và sớm nhưng lại cho tín hiệu nhiễu nhiều.
  • Luôn giao dịch theo xu hướng chính của thị trường. Khi bạn sử dụng bất kì công cụ, chỉ báo kỹ thuật nào thì điều này luôn cần thiết. Khi KDJ tiến vào mua quá bán, bạn không thể đặt lệnh mua khi xu hướng chung của thị trường là giảm.
  • Trong trường hợp thị trường đang sideways, các tín hiệu KDJ có thể bị nhiễu khá nhiều nếu bạn đánh dài hạn nhưng lại rất hiệu quả nếu bạn Slapping hoặc đánh ngắn hạn. Vì vậy nên xác định kĩ khung thời gian bạn vào lệnh trước khi dùng chỉ báo.

Kết luận

Vậy là thông qua bài viết ngày hôm nay, DeFiX.Network đã giới thiệu đến các bạn những kiến thức về chỉ báo KDJ khung thời gian. Hy vọng rằng, với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ các bạn sẽ có những giao dịch thành công. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài chia sẻ tiếp theo!

Michael: