CBDC là gì? Tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng trung ương

Trong hơn một thập kỷ qua, ngành tài chính thế giới xuất hiện một thị trường mới nổi, là Cryptocurrency hay còn gọi là tiền kỹ thuật số.

Khởi nguồn từ Bitcoin (BTC) dựa trên công nghệ Blockchain. Sau hơn 10 năm phát triển vượt bậc đã xuất hiện hàng ngàn đồng tiền số khác. Từ con số 0, thị trường tiền số tính tới ngày 23/2/2022 đạt mức 1,700 tỷ USD.

Điều đó đã thúc đẩy sự phát triển ngành tài chính chung toàn thế giới. Các quốc gia đã bắt đầu nghiên cứu, thử nghiệm đồng tiền kỹ thuật số cho mình, nó có tên là CBDC.

CBDC là gì?

CBDC (Central Bank Digital Currency) là đồng tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương của một quốc gia phát hành.

Đồng CBDC của từng quốc gia phát hành được gắn liền với giá trị của tiền tệ fiat, nó chịu sự quản lý của quốc gia này.

Khái niệm hiện tại về CBDC được lấy cảm hứng từ Bitcoin và các loại tiền điện tử dựa trên công nghệ blockchain. Khác biệt ở chỗ, nó phát hành bởi một nhà nước, và được công nhận là tiền tệ hợp pháp.

CBDC hiện nay mới đang trong giai đoạn giả thuyết, thử nghiệm của các quốc gia. Theo giám đốc Christine Lagarde của ECB, hơn 80 ngân hàng trung ương đang xem xét các loại tiền kỹ thuật số.

Một trong số đó là đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc. Đây là đồng tiền kỹ thuật số đầu tiên được phát hành bởi một nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Đặc điểm của CBDC

CBDC là một công cụ kỹ thuật số có tính bảo mật cao, một phương tiện thanh toán, và là kho lưu trữ giá trị. Giống như tiền giấy, mỗi đơn vị của nó có thể nhận dạng duy nhất để ngăn chặn hàng giả.

Trên lý thuyết, nó giống như stablecoin về mặt sử dụng khi chúng đều là tiền kỹ thuật số quy đổi tỉ lệ 1-1 với giá trị tiền fiat.

Cùng với các dạng tiền tệ khác, CBDC là một phần của nguồn cung tiền cơ sở. Do đó, DFC là một khoản nợ của ngân hàng trung ương giống như tiền tệ vật chất.

Trái ngược với các đồng tiền điện tử khác, CBDC sẽ được kiểm soát tập trung mặc dù nó được thực hiện từ công nghệ Blockchain.

Sự khác biệt giữa đồng coin và CBDC là gì?

Và phần này chính là để giải đáp thắc mắc về sự khác biệt giữa đồng coin thông thường và CBDC là gì giúp bạn. 

Với những đồng coin như BTC hay ETH thì chúng thường không phải tài sản hợp pháp của Chính phủ. Hiện nay không chỉ tiền điện tử ở Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều chưa có những chính sách quản lý phù hợp với các loại tiền điện tử. Chính vì thế công nghệ DLT được sử dụng để xây dựng Central Bank Digital Currency CBDC để có thể kiểm soát cũng như quản lý CBDC coin tốt hơn ở các khía cạnh bao gồm:

– Nguồn cung: Hầu hết các loại tiền điện tử hiện nay thường được giới hạn số nguồn cung token trong giao thức blockchain và việc thay đổi giới hạn này cũng rất khó khăn. Xét về Central Bank Digital Currency thì sẽ được phát hành bởi Ngân hàng Trung ương nên sẽ không có giới hạn nguồn cung cố định mà nó sẽ còn tùy thuộc vào các chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia. Những vai trò của chính sách tiền tệ với đồng tiền pháp định có lẽ cũng sẽ được áp dụng với tiền điện tử của Ngân hàng Trung ương CBDC.

– Gắn với đồng tiền pháp định: Đây là yếu tố để bạn có thể phân biệt sự khác nhau giữa stable coin và CBDC là gì. Các stable coin hay đồng coin ổn định được gắn giá trị với đồng tiền fiat, CBDC cũng vậy. Tuy nhiên, stable coin được hỗ trợ bởi các tổ chức tài chính tư nhân còn CBDC được Ngân hàng Trung ương của quốc gia phát hành, được Chính phủ quốc gia đó công nhận, chấp thuận và hỗ trợ.

Phân loại CBDC

Dựa trên những yêu cầu của Ngân hàng thương mại với Ngân hàng Trung ương thì hiện hay có thể chia ra làm hai loại CBDC. Chi tiết hai loại CBDC là gì và mỗi loại có những đặc điểm nào.

Retail CBDC

Đầu tiên là Retail CBDC tức CBDC được phát hành lẻ công khai, phân phối rộng rãi ra công chúng. Loại CBDC này sẽ được sử dụng để thanh toán các giao dịch dịch vụ trực tuyến, chuyển tiền cho bạn bè và gia đình. Một số nguyên tắc về CBDC bán lẻ được các Ngân hàng Trung ương của các quốc gia đồng thuận bao gồm:

– Được kiểm soát và phát hành bởi Ngân hàng Trung ương của quốc gia. Số lượng CBDC coin hay CBDC token sẽ được quyết định và giới hạn cũng bởi Ngân hàng Trung ương. 

– Phải được chấp nhận như một phương tiện thanh toán cho người dân, doanh nghiệp và cả các Cơ quan Chính phủ của quốc gia.

– Chi phí giao dịch phải thấp hơn so với việc giao dịch các đồng tiền pháp định. CBDC token sẽ được phân phối tương đương giá trị với đồng tiền fiat của quốc gia đó.

Wholesale CBDC

Nhắc đến bán lẻ hay retail CBDC là gì phía trên rồi thì chắc bạn cũng đoán được loại CBDC thứ hai là gì rồi đúng không. Wholesale CBDC hay CBDC bán buôn sẽ được phân phối với số lượng lớn cho các tổ chức tài chính nhằm thanh toán các giao dịch mua bán tài sản hoặc dự trữ giá trị. 

Wholesale được coi là đề xuất phổ biến và hữu ích với tiềm năng khiến hệ thống tài chính nhanh hơn, rẻ hơn và an toàn hơn. Nhờ CBDC coin thì thời gian xử lý các giao dịch liên ngân hàng cũng sẽ giảm xuống. Việc thanh toán quốc tế cũng sẽ không mất nhiều thời gian như trước. 

Lợi ích và rủi ro của CBDC

Lợi ích

  • Hiệu quả công nghệ: Thay vì phụ thuộc vào khâu trung gian qua ngân hàng. Việc chuyển tiền, thanh toán được thực hiện trực tiếp từ người trả tiền đến người nhận tiền.
  • Ngăn chặn hoạt động bất hợp pháp: Giúp ngân hàng trung ương theo dõi vị trí chính xác của mọi đơn vị tiền tệ, nơi dòng tiền đến và đi đều minh bạch trên sổ cái.
  • Loại bỏ phí giao dịch: Các hệ thống thanh toán hiện tại như Visa, Mastercard…có khoản phí kèm theo mỗi giao dịch. Việc loại bỏ khoản phí này rất lợi cho cá nhân, tổ chức có hoạt động giao dịch thường xuyên.

Rủi ro

  • Tập trung hóa: Các loại CBDC bị quản lý tập trung, thay vì phi tập trung như các đồng tiền điện tử khác. Nên những người kiểm soát có thể đóng tài khoản, xóa tiền của bất kỳ ai.
  • Đình trệ sự phát triển: Việc theo dõi dữ liệu từ sổ cái làm mất quyền riêng tư. Dẫn đến việc khuyến khích tự kiểm duyệt, làm giảm quyền tự do ngôn luận. Và cuối cùng là đình trệ sự phát triển xã hội.
  • Đô la hóa kỹ thuật số: Một loại CBDC nước ngoài được vận hành tốt, có thể thay thế cho đồng nội tệ yếu kém. Điều này có hại cho các nước đang bị lạm phát lớn.
  • Tiền chảy khỏi ngân hàng thương mại: Với việc cung cấp tiền kỹ thuật số trực tiếp cho người dân. Người dùng sẽ loại bỏ dần các ngân hàng trung gian.

Mục tiêu của CBDC

Ở Mỹ và nhiều quốc gia khác, nhiều người không được tiếp cận với các dịch vụ tài chính. Chỉ riêng ở Mỹ, hơn 5% hộ gia đình (khoảng trên 7 triệu người) không sử dụng ngân hàng.

Khoảng 20% ​​hộ gia đình khác có tài khoản ngân hàng, nhưng sử dụng lệnh chuyển tiền hoặc dịch vụ khác bằng séc.

Mục tiêu chính là cung cấp cho các doanh nghiệp và người dùng sự nhanh chóng, riêng tư, thuận tiện, khả năng tiếp cận và an ninh tài chính.

CBDC cũng giảm thiểu việc bảo trì mà một hệ thống tài chính phức tạp yêu cầu. Giảm chi phí giao dịch xuyên biên giới.

Tương lai của CBDC

Như đã lưu ý trong nghiên cứu về Giá trị doanh nghiệp của IBM, Phân tích biểu đồ về sự phát triển của tiền được lập trình, mặc dù có sự phản đối mạnh mẽ từ một số ngân hàng thương mại, sự quan tâm của các ngân hàng trung ương đến tiền tệ kỹ thuật số không giảm đi. 

Trên thực tế, nó vẫn đang nổi lên. Hiểu rằng họ có thể cần phải điều tiết một số loại tiền điện tử, các ngân hàng trung ương đã âm thầm nhưng chủ động đánh giá công trạng của chúng và thử nghiệm phiên bản của chính mình, được gọi là tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương. 

Năm 2019, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế đã công bố một cuộc khảo sát về các ngân hàng trung ương và CBDC cho thấy rằng trong khi 85% các ngân hàng trung ương nói rằng họ khó có thể phát hành một CBDC trong vòng ba năm tới, khoảng một phần tư các ngân hàng trung ương cho biết họ đã có thẩm quyền ban hành CBDC hoặc sẽ sớm có nó. Và 70% thừa nhận họ đang nghiên cứu vấn đề này”.

Do những lợi ích mà CBDC mang lại, các nhà hoạch định chính sách tại các ngân hàng trung ương ước tính rằng ít nhất một CBDC sẵn sàng cho người tiêu dùng sẽ ra mắt trong vòng năm năm tới, theo một nghiên cứu mới của IBM và OMFIF, một think tank độc lập. 

Nghiên cứu, dựa trên dữ liệu khảo sát từ 23 ngân hàng trung ương lớn nhỏ, đã xác định rằng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương đầu tiên sẽ ở một quốc gia nhỏ và áp dụng một use case eo hẹp, ví dụ như tạo điều kiện chuyển tiền hoặc thúc đẩy việc đưa tài chính toàn diện vào các khu vực có ngân hàng vật lý khan hiếm.

Nhưng mặc dù có thể ngân hàng tư nhân sẽ luôn đóng một vai trò nhất định – các ngân hàng trung ương được OMFIF khảo sát gần như nhất trí cho biết các CBDC sẽ được thực hiện thông qua quan hệ đối tác công tư – một khi CBDC đầu tiên được ra mắt, nhiều CBDC khác khả năng sẽ đi theo sau.

Kết luận

Chúng ta có thể nói rằng CBDC – Tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương là một dạng tiền kỹ thuật số, có giá trị 1-1 với tiền giấy (fiat), được bảo chứng và in ra bởi chính phủ. Việc thi công và triển khai hạ tầng CBDC phụ thuộc vào từng quốc gia, có thể quốc gia đó sử dụng blockchain như một giải pháp hoặc sử dụng một cơ sở giữ liệu tập trung, như Trung Quốc. Việc triển khai CBDC giúp ích rất nhiều trong việc số hóa nền kinh tế đồng thời tiết kiệm được nhiều chi phí.

Hãy theo dõi DeFiX.Network để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị, mới nhất về thị trường trường tài chính và tiền điện tử nhé.

Michael:

View Comments (0)