Lending là gì
Lending là một khái niệm tương tự với tiền gửi ngân hàng trong thị trường truyền thống. Hiểu đơn giản là những Holder đang có Coin/Token nhàn rỗi sẽ cho những người đi vay – Borrower vay trong một thời gian nhất định với một mức lãi suất cam kết trước. Khi thời hạn vay kết thúc, người đi vay sẽ hoàn trả lại cả gốc cùng tiền lãi cho người cho vay.
Phân loại Lending trong Crypto
CeFi – Tập trung:
- Các khoản vay tập trung sẽ có bên thứ 3 đứng ra làm trung gian kiểm soát và sắp xếp các hoạt động của người cho vay (Lender) và người đi vay (Borrower) dựa theo hình thức ủy thác.
- Một số ví dụ bên thứ 3 tiêu biểu là các sàn: Nexo, Celsius, BlockFi, Salt,…
DeFi – Phi tập trung:
- Hoạt động cho vay sẽ trực tiếp thực hiện bởi bên cho vay và bên đi vay dựa trên các hợp đồng thông minh của các sàn phi tập trung.
- Các sàn phi tập trung hỗ trợ Lending nổi bật: Compound, Aave, InstaDApp, Dharma, Maker, Fulcrum, Constant, Bzx, Nuo, …
- Tương tự như ngân hàng, các sàn giao dịch Lending cũng sẽ huy động số coin của người dùng, chuyển cho người cần vay hoặc thực hiện các đầu tư sinh lời khác. Sau đó, họ sẽ dùng lợi nhuận thu được trả tiền lãi cho các lender.
Crypto Lending & Borrowing hoạt động như thế nào
Trong hoạt động cho vay sẽ có 2 thực thể tham gia chính, đó là:
- Lender: Bên cho vay để nhận về lãi suất.
- Borrower: Bên đi vay và trả lãi suất cho Lender.
Quá trình hoạt động:
- Lender thực hiện gửi Coin/Token cho nền tảng (CeFi hoặc DeFi) trong một khoảng thời gian nhất định để được nhận lãi suất là Coin/Token
- Coin/Token sẽ bị khóa lại trong khoảng thời gian đó
- Borrower tìm đến một nền tảng (CeFi hoặc DeFi) và yêu cầu một khoản vay tiền điện tử
- Borrower thế chấp tài sản tiền điện tử khi yêu cầu vay được sàn chấp thuận. Khi Borrower hoàn trả lại khoản vay và lãi phải trả, tài sản thế chấp sẽ được mở khóa.
- Lãi suất sẽ được tính tự động theo công thức có sẵn và phụ thuộc vào cung cầu của từng loại tài sản trong Lending Pool.
Các thông số cần quan tâm khi Lending
Trong Lending Crypto, các bạn cần quan tâm đến các thông số quan trọng, quyết định quá trình cho vay, bao gồm:
Lãi suất
Khi cho vay, bạn sẽ nhận được một khoản lợi nhuận đến từ 1 đồng Coin bất kỳ. Việc có Coin/token nhàn rỗi, khi đem đi cho vay sẽ tạo ra nguồn thu nhập thụ động. Các đồng Coin ổn định như ETH, BTC thường có mức lãi suất cho vay thấp hơn so với những đồng Coin mới.
Thời gian cho vay
Là khoảng thời gian tính từ lúc bắt đầu cho vay đến lúc bạn nhận lại vốn và lãi. Mỗi sàn giao dịch sẽ có một khoảng thời gian khác nhau chẳng hạn như 7 ngày, 14 ngày, 30 ngày hoặc hơn.
Trong thời gian này, đồng Coin bạn cho vay sẽ bị khóa và cho người khác vay. Bạn sẽ không thể rút lại số vốn cho vay của mình trước khi đáo hạn.
Tài sản cho vay
Mỗi nền tảng giao dịch sẽ chấp nhận nhiều loại Coin khác nhau. Chỉ cần bạn sở hữu đồng Coin được nền tảng chấp nhận trong Wallet, bạn đã có đủ điều kiện để cho vay.
Yếu tố cuối cùng bạn cần chú ý đó là Tổng giá trị đã Lock – Total Value Locked TVL. Đây là số tiền đã bị khóa vào một giao thức DeFi. Nói cách khác, bạn có thể hiểu đây là tài sản thanh khoản trong một giao thức DeFi.
Total Value Locked (TVL)
Được hiểu là tổng lượng tài sản khóa bên trong nền tảng. Con số này thể hiện mức độ quan tâm, số người sử dụng của nền tảng đó.
Càng nhiều tài sản được lock bên trong nền tảng thì càng tác động tới giá của đồng Coin đó.
Ưu nhược điểm của Lending trong Crypto
Ưu điểm
- Lãi suất hấp dẫn
- Phí giao dịch thấp
- Không cần tài khoản ngân hàng
- Thủ tục đơn giản và nhanh chóng hơn
- Tiếp cận danh mục cho vay đa dạng
- Không có giới hạn địa lý
- Đa dạng thời gian cho vay
Nhược điểm
- Không được nhà nước bảo trợ, chưa có khung pháp lý và thuế phù hợp
- Có rủi ro bị hack tài sản
- Biến động giá của tài sản bị khóa
Bản chất của Lending trên các sàn CEX
Hoạt động Lending trên các sàn giao dịch diễn ra với mục đích tạo quỹ cho các dịch vụ Margin. Trader sẽ vay một phần coin từ sàn để làm đòn bẩy cho giao dịch của họ. Có hai cách trader có thể vay được Coin, bao gồm:
Cách 1: Dùng Coin trong ví dự trữ của sàn.
Cách 2: Vay Coin từ người dùng khác với mức lãi suất theo thỏa thuận.
Chủ sàn có thể cho trader vay khi họ có mong muốn thực hiện giao dịch ký quỹ. Giao dịch ký quỹ xảy ra khi người dùng có thể mua bán, trao đổi với số vốn lớn hơn số tiền họ thực có, thông qua đòn bẩy tài chính.
Top các dự án coin mảng Lending
Aave
Aave (Aave) là giao thức cho vay phi tập trung (Lending DeFi) cho phép người dùng cho vay và vay nhiều loại tiền mã hóa bằng cách sử dụng Stable coin hoặc đồng coin khác với những mức lãi suất khác nhau.
Các tính năng nổi bật ở AAVE: Bảo hiểm smart contract (bảo vệ tài sản của mình trước các rủi ro lớn trong Defi như lỗi smart contract, thanh lý….),Flash Loans (khoản vay không cần thế chấp), Lãi suất linh hoạt, Tài sản thế chấp đa dạng, độc đáo.
MakerDAO
MakerDAO là một tập hợp các hợp đồng thông minh được thiết kế để giảm biến động giá của đồng DAI stablecoin, cho phép người cho vay và người vay vay các loại tiền kỹ thuật số khác nhau mà không gặp rủi ro đối tác. MakerDAO là một trong những ứng dụng tài chính phi tập trung (DeFi) đầu tiên và lớn nhất trên blockchain Ethereum.
Compound (COMP)
Compound (COMP) là nền tảng cung cấp Lending cho phép người dùng cho vay và mượn Coin/Token mà không cần thông qua bên thứ ba.
Bản chất hoạt động của Compound là một Liquidity Pool Asset (LPs), nơi người cho vay sẽ chuyển Coin/Token của mình vào pool từ đó tạo thanh khoản đồng thời đổi lại họ sẽ nhận được lãi suất.
Người có nhu cầu vay sẽ vào pool cần vay và vay tiền, đổi lại họ phải thế chấp bởi một loại tài sản mà Compound hỗ trợ. Compound không tạo ra Stablecoin của riêng mình, mà hoạt động như một bên trung gian, cho người vay và người đi vay tương tác với nhau.
Native token của dự án Compound, chúng giữ vai trò duy trì tính ổn định, tạo động lực kinh tế cho các thành phần tham gia mạng lưới giúp nền tảng hoạt động
Venus (XVS)
Venus (XVS) là nền tảng Lending được phát triển trên Binance Smart Chain cho phép cho vay Coin/Token và tạo ra stablecoin phi tập trung được hỗ trợ bởi các tài sản BEP-20 khác nhau.
Venus cho phép người dùng có thể vay các tài sản Crypto có giá trị lên đến 75% giá trị của các tài sản thế chấp và nhận về VAI Token (đồng Stable Coin của Venus).
Venus được hoạt động bởi Venus Token (XVS), nhà sáng lập không sở hữu bất kỳ đồng XVS nào. Token này được kiếm thông qua các dự án Binance LauchPool hoặc thông qua việc cung cấp thanh khoản cho giao thức.
Anchor Protocol (ANC)
Anchor Protocol (ANC) là một nền tảng gửi tiết kiệm và cho vay phi tập trung được xây dựng trên hệ sinh thái Terra.
Anchor cung cấp cho người dùng một giải pháp an toàn trong việc gửi tiết kiệm với mức lãi suất ổn định, biến động thấp trên tiền gửi stablecoin Terra (UST).
Anchor đóng vai trò thúc đẩy nhu cầu sử dụng UST – Stablecoin của cả hệ sinh thái Terra bằng việc đưa ra lãi suất hấp dẫn (hiện tại là 20%), kéo theo việc tăng nhu cầu của LUNA token, làm cho cả hệ sinh thái đều đi lên. Đồng thời Anchor cũng cung cấp tính năng vay Stablecoin thông qua việc lock các tài sản vào nền tảng.
Hiện tại nền tảng này đang gặp rắc rối nghiêm trọng và sụp đổ một cách bất ngờ.
Xem thêm:
“Sự sụp đổ của Terra” – Góc nhìn cẩn trọng hơn về tiền điện tử? – DeFiX
Quỹ đầu cơ tiền điện tử Arca chấn an nhà đầu tư trong tình cảnh stable coin UST sụp đổ – DeFiX
Alpaca Finance (ALPACA)
Alpaca Finance (ALPACA) là 1 giao thức cho vay tại hệ sinh thái BSC – Binance Smart Chain. Đối với Alpaca thì người cho vay hoàn toàn có thể kiếm được nguồn lợi nhuận ổn định bên cạnh đó cung cấp cho những người cho vay những khoản vay có tính đòn bẩy và cho phép họ có thể tối ưu được lợi nhuận cùng với số vốn thế chấp.
Dịch vụ Lending của Alpaca khá giống các nền tảng cho vay thông thường. Tuy nhiên Alpaca chỉ có EOA, điều này có nghĩa là nền tảng không cho phép các khoản vay nhanh, từ đó làm cho khả năng bị tấn công Flash Loan là không thể.
Kava (KAVA)
Kava (KAVA) là 1 Blockchain xây dựng tại hệ sinh thái Cosmos thuộc nền tảng Cosmos SDK, tương tự như Terra, Crypto.com, Binance Chain,… Kava ban đầu chỉ là 1 dự án về mảng Lending cùng Stablecoin là USDX và được backed bằng những Crypto Asset phổ biến có thể kể tới như: ATOM, XRP, BTC, BNB…
Tuy nhiên Kava sau đó đã mở rộng hệ sinh thái và lần đầu tiên phát triển Kava Lend vào 9/2020, sau đó vào 8/2021 là Kavaswap. Điểm nổi bật của Kava là khả năng Lending Multichain kết hợp cùng với Kava Lend.
Kava cũng đã dần xây dựng được hệ sinh thái riêng cho mình:
JustLend (JST)
JustLend (JST) là nền tảng cho vay phi tập trung nằm trong Just (JST) (nền tảng tài chính phi tập trung cho phép người dùng vay stable coin).
Người dùng cần lock tài sản thế chấp và có thể nhận được khoản vay tương ứng tỉ lệ bằng đồng coin stable USDJ của nền tảng. Nếu muốn lấy lại tài sản đã thế chấp, người dùng cần thanh toán toàn bộ số tiền đã vay bằng đồng USDJ. Bên cạnh đó mọi chi phí giao dịch được chi trả bằng token JST.
BENQI (QI)
BENQI (QI) là một giao thức thị trường thanh khoản phi tập trung, hiểu đơn giản là Lending & Borrowing được xây dựng trên Avalanche. Giao thức này cho phép người dùng dễ dàng cho vay, vay và kiếm lãi bằng tài sản kỹ thuật số của họ. Người gửi tiền cung cấp thanh khoản cho giao thức có thể kiếm được thu nhập thụ động, trong khi người vay có thể vay quá tài sản thế chấp.
BenQi được đánh giá là một mắt xích quan trọng trong tương lai thúc đẩy sự bùng nổ của hệ sinh thái AVAX. Ngoài ra, yếu tố khiến BenQi trở nên quan trọng như vậy còn đến từ việc dự án nhận được 6 triệu USD vốn đầu tư từ các quỹ đầu tư trong đó có Ava Labs.
Geist Finance (GEIST)
Geist Finance (GEIST) là một giao thức phi tập trung nơi người dùng có thể tham gia với tư cách là người gửi tiền hoặc người đi vay. Geist Finance hướng tới sự phát triển của thị trường Lending (cho vay), hoạt động giống với cơ chế của Aave.
Các mức lãi suất khi sử dụng được tính theo thuật toán dựa trên hiệu suất sử dụng của các pool lending. Việc định giá tài sản sẽ được xác định bằng Chainlink và Band oracle. Khi người cho vay giảm xuống dưới tỷ lệ tài sản đảm bảo bắt buộc, một số gợi ý sẽ được cung cấp cho người thanh lý trả khoản vay dưới thế chấp.
Solend (SLND)
Solend (SLND) là một giao thức Lending xây dựng trên Solana, người dùng có thể vay và cho vay các loại tài sản (crypto assets) mà không cần thông qua bên thứ ba bất kì.
So với các nền tảng tương tự trên Ethereum, Solend có mức phí giao dịch thấp hơn, khả năng mở rộng các tiện ích bên trong nền tảng cũng khá tốt. Việc quản trị trên Solend có xu hướng chuyển dần sang phi tập trung (DAO) để cộng đồng có thể tham gia nhiều hơn vào dự án, tạo được cộng đồng phát triển.
Nếu so sánh với các dự án bên trên thị Market Cap cũng như lượng TVL của Solend chưa thể bằng, tuy nhiên với sự phát triển nhanh chóng của hệ sinh thái Solana thì đây là một dự án được đánh giá là khá tiềm năng.
Kết luận
Nếu bạn có tài sản kỹ thuật số và có dự định hold lâu dài thì có thể tham khảo phương thức Lending để tăng lợi nhuận cũng như có nguồn thu nhập thụ động.
Tuy nhiên, phải cân nhắc các rủi ro có thể xảy ra và so sánh các nền tảng Lending để có được những lựa chọn tốt nhất.