Trên thị trường Crypto, lực lượng tham gia cực kỳ đa dạng và được chia thành nhiều nhóm khác nhau. Có thể kể đến từ những nhà đầu tư nhỏ lẻ đến những tổ chức đầu tư có quy mô khổng lồ. Những tổ chức nắm giữ số lượng lớn này thường được biết đến với cái tên “Cá Voi”. Vậy rốt cuộc Cá Voi đó là gì? Làm thế nào để theo dõi được các động thái giao dịch của các Cá Voi? Trong bài viết, chúng ta sẽ cùng DeFiX.Network tìm câu trả lời và phân tích các cách mà họ nhúng tay vào để thao túng thị trường tiền điện tử nhé!
Cá voi Bitcoin là ai?
Cá voi Bitcoin là thuật ngữ dùng để nói đến những tổ chức hay cá nhân nắm giữ một lượng tài sản rất lớn. Lượng tài sản mà họ nắm giữ lớn đến nỗi có thể đủ khả năng để thao túng bất kỳ thị trường nào mà họ nhúng tay vào.
Trang web nổi tiếng Glassnode đã ví thị trường Crypto như một đại dương rộng lớn, nơi có rất nhiều “sinh vật” sinh sống, và con vật lớn nhất chính là cá voi. Trong ví của cá voi luôn có tối thiểu 1000 Bitcoin trở lên, tương đương với hơn 43 triệu USD tại thời điểm viết bài. Hiện tại, cá voi Bitcoin đang chiếm khoảng 13% trong tổng nguồn cung Bitcoin trên toàn thị trường.
Tuy nhiên, trang Glassnode đã loại trừ hai đối tượng tuy sở hữu rất nhiều Bitcoin nhưng không được coi là cá voi, đó là nhóm thợ đào và nhóm sàn.
Thợ đào là những người giải toán trên máy chủ để được chia Bitcoin theo mỗi khối mà Bitcoin sinh ra. Nhóm thợ đào này không có nhu cầu giữ Bitcoin dài hạn nên họ sẽ bán ra để trang trải chi phí.
Hành vi của thợ đào khác với hành vi của holder lâu đời trên thị trường, nên Glassnode đã loại trừ những người này ra khỏi bể cá voi. Hiện các thợ đào đang nắm giữ khoảng chừng 9,7% tổng nguồn cung của Bitcoin, tương đương với 1,81 triệu đồng BTC trên tổng số nguồn cung 21 triệu đồng BTC của toàn thế giới.
Nhóm thứ hai mà Glassnode cũng loại trừ ra khỏi bể cá voi chính là nhóm sàn. Bạn có thể hình dung các nhà đầu tư khi giao dịch sẽ chuyển Bitcoin vào trong sàn. Do đó, chẳng có gì khó hiểu khi các sàn nắm giữ một số lượng Bitcoin cực khủng. Chính vì thế mà nhóm sàn không được tính là một cá voi Bitcoin.
Hiện tại nhóm sàn đang nắm giữ khoảng 2,36 triệu đồng Bitcoin, tương đương khoảng 12,7% tổng nguồn cung. Tuy nhiên, đây không phải tiền của sàn mà là tiền của các nhà đầu tư bỏ vào.
Vậy tóm lại, những cá voi thực sự là những công ty đầu tư, quỹ đầu tư hoặc cá nhân có khối Bitcoin khổng lồ, đang nắm giữ 13% tổng cung toàn thị trường tiền điện tử. Mỗi ví cá voi thường sẽ có số dư từ 1000 – 5000 Bitcoin trở lên. Hiện trên thị trường đang có khoảng 2000 ví hoạt động thuộc nhóm cá voi.
Các “sinh vật” trong đại dương tiền điện tử
Ngoài cá voi thì chúng ta còn có những “sinh vật” khác trong đại dương Crypto như sau:
- Shark – cá mập: Với số dư trong ví khoảng 500 Bitcoin trở lên, tương đương với hơn 20 triệu USD tại thời điểm viết bài.
- Dolphin – cá heo: Với số dư trong ví khoảng 100 Bitcoin trở lên, tương đương với hơn 4 triệu đô tại thời điểm viết bài, chiếm khoảng 12% tổng nguồn cung. Hiện trên thị trường đang có khoảng 13,000 ví cá mập và ví cá heo hoạt động.
- Fish – “cá con”: Nắm giữ từ 50 – 100 Bitcoin, chiếm khoảng 4,7% tổng nguồn cung.
- Octopus – bạch tuộc: Nắm giữ từ 10 – 50 Bitcoin, chiếm khoảng 8,9% tổng nguồn cung, xấp xỉ 1,66 triệu đô. Hiện trên thị trường đang có khoảng 132,000 ví Fish và Octopus hoạt động.
- Crab – con cua: Nắm giữ từ 1 Bitcoin trở lên. Hiện số lượng Crab trên thị trường đang rơi vào khoảng 662,000 người.
- Shrimp – con tôm: Nắm giữ ít hơn 1 Bitcoin. Nhóm này nắm giữ số lượng chưa đến 1 triệu Bitcoin. Hiện số lượng người nắm giữ dưới 1 Bitcoin cực lớn, khoảng chừng 35 triệu ví.
Chiêu trò phổ biến của cá voi Bitcoin
Chiêu trò phổ biến thường được “cá voi” sử dụng đó chính là sử dụng một lượng lớn tài sản của mình để đặt lệnh bán thấp hơn rất nhiều với các lệnh bán khác hiện có của loại tài sản đó trên thị trường.
Khi những trader thấy có một lượng lớn lệnh bán ở trong order book, họ sẽ bị ảnh hưởng bởi tâm lý và cho rằng sắp tới nhiều khả năng giá cả sẽ giảm rất mạnh. Từ đó tranh nhau bán tháo và tạo hiệu ứng dây chuyền khiến giá giảm một cách đột ngột.
Đến khi mức giá giảm gần đến mức kỳ vọng, các cá voi sẽ hủy bỏ các lệnh bán đã đặt đó và nhanh chóng thu mua lại tài sản với mức giá hấp dẫn hơn. Chiến thuật này được gọi là “Sell Wall”.
Ngược lại với “Sell Wall” bên trên là chiến thuật khác nhằm đẩy giá tài sản. Khi muốn tác động vào giá cả của một loại tài sản nào đó, các cá voi sẽ đặt các lệnh mua cao hơn với các lệnh mua khác.
Tương tự, hành động này sẽ khiến giá cả của loại tài sản đó tăng đột ngột trong một khoảng thời gian ngắn. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ chưa có nhiều kinh nghiệm có thể dễ dàng bị FOMO và phải chấp nhận mua với mức giá cao hơn.
Đối với những thị trường khác có hành lang pháp lý đầy đủ như chứng khoán chẳng hạn, những hành động này sẽ được các cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên, đối với thị trường còn nhiều mới mẻ như cryptocurrency thì những hành vi thao túng như trên sẽ không bị ai cản trở.
Giải pháp cho chiêu trò của cá voi Bitcoin
Hiểu được hướng di chuyển và hành vi của các “cá voi” sẽ giúp mọi người có thể phần nào giảm thiểu rủi ro của mình trên thị trường.
Khác với những thị trường khác, nơi mà bạn không thể tài nào quan sát các hành vi của “cá voi”. Bởi vì mọi thông tin đều được công khai và minh bạch trên mạng lưới. Thế nên đối với blockchain, bạn có thể truy xét các giao dịch một cách dễ dàng.
Việc này gọi là phân tích on-chain. Trên thực tế, hiện nay có rất nhiều ứng dụng bên thứ ba giúp tổng hợp và tra cứu các dữ liệu online này, chẳng hạn CryptoQuant, Glassnode,…
Theo quan điểm cá nhân của mình, việc theo dõi xu hướng on-chain sẽ giúp chúng ta nắm rõ xu hướng di chuyển dòng tiền của “cá voi” tốt hơn. Bởi lẽ, dữ liệu on-chain được tổng hợp từ tất cả các giao dịch và rất khó để làm thao túng số liệu.
Theo dõi ví cá voi lớn nhất thế giới ở đâu?
Bạn có thể tham khảo Top 100 ví cá voi lớn nhất thế giới – Top 100 richest Bitcoin addresses trên trang Bitinfocharts. Trang web này giống như một cuốn sổ cái công khai toàn cầu, dùng để theo dõi các chuyển động của dòng tiền trong các ví cá voi.
Bitinfocharts sẽ phân chia những thời điểm mà cá voi mua BTC thành “First in” và “Last in”. Thuật ngữ “First in” có nghĩa là lần đầu tiên mua, chẳng hạn như tài khoản ví của Michael Saylor lần đầu mua BTC vào năm 2009 và lần cuối cùng mua – “Last in” là vào ngày 10/12/2021.
Hiện tại, nhóm cá voi vẫn đang kiên trì tích lũy Bitcoin và huy động được tiền khi thị trường giảm để mua vào – bán ra, nhằm thao túng thị trường.
Tại sao cần theo dõi ví cá voi Bitcoin?
Cá voi Bitcoin là những cá nhân, tổ chức có tầm ảnh hưởng lớn tới thị trường tiền điện tử. Do đó, những động thái của họ cũng sẽ khiến cho thị trường biến động ít nhiều.
Thông thường nếu như các ví lớn này có dấu hiệu bán ra một cách quyết liệt và không mua lại, hoặc chuyển Bitcoin ra khỏi ví, chúng ta hãy cẩn thận vì đó có thể là dấu hiệu cho việc họ đang muốn thoát khỏi thị trường Bitcoin.
Khi những dòng tiền lớn được xả ra thị trường sẽ dễ khiến cho thị trường chao đảo. Nếu bạn là người quan tâm thường xuyên đến xu hướng của thị trường Crypto, nhất là đồng Bitcoin thì không nên bỏ qua những động thái của ví cá voi nhé.
Bitcoin được coi là vua của các loại tiền điện tử, khi Bitcoin tăng thì các đồng Altcoin khác đều tăng, khi Bitcoin giảm thì các đồng Altcoin khác đều giảm. Do đó cần phải chú ý đến mọi hành động liên quan tới sự di chuyển đột ngột của một khối lượng BTC khổng lồ.
Tổng kết
Có thể thấy rằng, việc xác định xu hướng chuyển động của các “cá voi” là một điều vô cùng quan trọng để có giúp bảo toàn vốn cũng như gia tăng tài sản của mỗi nhà đầu tư. Hy vọng qua bài viết của DeFiX.Network sẽ giúp cho mọi người có thêm thông tin bổ ích về Cá Voi và có những quyết định đầu tư đúng đắn.
Đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng mình nhé. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài chia sẻ tiếp theo.