Blockchain ngày càng được chấp nhận nhiều

Blockchain, và những từ ngữ gắn với nó như Bitcoin và crypto, vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Có người nói rằng crypto là lừa đảo. Cũng có người bảo Bitcoin chỉ là sản phẩm được tạo ra bởi nhóm người kinh doanh vàng, để người ta mất niềm tin vào đồng USD và ngành khai thác vàng được tiếp tục hoạt động. 

Thế nhưng, đối với những người “trong nghề”, blockchain có ý nghĩa như thế nào? Liệu một cơ hội trở nên quá rõ ràng với tất cả mọi người có còn là một cơ hội nữa không? 

Blockchain và những con số

Chỉ trong vòng 3 năm từ 2017-2022, vốn hóa thị trường crypto đã tăng 339% từ 173 tỷ USD lên 760 tỷ USD. Mức tăng trưởng này còn cao hơn Apple – công ty có vốn hóa cao nhất trong danh mục S&P500. 

Đỉnh điểm, trước đó vốn hóa thị trường của crypto từng đạt mức 2.9 nghìn tỷ USD vào tháng 11/2021. Sau khi FED tăng lãi suất 9 lần kể từ tháng 3/2022, vốn hóa thị trường đã giảm 700 tỷ USD từ 1.8 nghìn tỷ USD xuống còn 1.1 nghìn tỷ USD vào tháng 5/2023. Dù vậy, đây vẫn là mức vốn hóa thị trường khá cao so với các tài sản tài chính khác. 

Bên cạnh đó, lượng tài sản Bitcoin năm 2021 lưu thông toàn cầu đứng vị trí thứ 4 ở mức trên 1 nghìn tỷ USD, chỉ sau đồng USD năm 2023 ở 2.3 nghìn tỷ USD, đồng Yuan năm 2023 ở 1.9 nghìn tỷ USD, và đồng Euro năm 2023 ở 1.9 nghìn tỷ USD. Đồng Euro là đồng tiền dự trữ lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau đồng USD.  

Lượng tài sản crypto đang lưu thông thậm chí còn cao hơn đồng bảng Anh, đồng Real Brazil, hay đồng Rupiah. Tính từ 2017, thị trường crypto đã có sự phát triển và nhảy vọt đáng kể. Điều này chỉ ra rằng tài sản crypto đã được lượng lớn người dùng chấp nhận sử dụng, và đang trên đường chiếm lấy thị phần của những loại tiền tệ mạnh hơn. 

Khối lượng giao dịch, số lượng địa chỉ ví sở hữu crypto ngày càng tăng. Cụ thể, kể từ tháng 2/2021, số lượng ví nắm giữ 1-10 Bitcoin tăng khoảng 1.5%, số ví nắm giữ từ 500-1,000 Bitcoin và trên 5,000 Bitcoin cũng tăng từ 1-2%. Điều này thể hiện các nhà đầu tư nhỏ lẻ và vừa phải đang tích cực nắm giữ và đầu tư Bitcoin. 

Trong khi đó, các cá voi và cá heo có tỷ trọng nắm giữ Bitcoin giảm. Điều này có thể do sự sụt giảm của toàn bộ thị trường crypto, các cá voi thực hiện rút tiền ra, hay mắc sai lầm trong đầu tư khiến tài sản bị giảm.

So sánh Blockchain và Tài chính truyền thống

Các giao thức blockchain cung cấp cho người dùng những dịch vụ, tính năng tương tự ngành tài chính truyền thống. Những dịch vụ này bao gồm vay, cho vay, quản lý tài sản, bảo hiểm, thanh toán, thương mại, lưu trữ tài sản, môi giới, quỹ đầu tư… Thêm vào đó, thông tin giao dịch trên blockchain minh bạch, nhanh chóng cùng chi phí thấp nên được nhiều người dùng ưa thích. 

Trong 2022, tài sản crypto chiếm 1.1% toàn bộ lượng tiền M2 trên thế giới (bao gồm tiền mặt, tiền gửi có và không kỳ hạn, cùng 1 một số loại tài sản gần tiền mặt khác). Điều này cho thấy tiềm năng phát triển của tài sản crypto còn khá lớn.

Lượng tài sản crypto sử dụng để cất trữ giá trị chiếm 7.4% lượng tiền thế giới. Lượng tiền vốn huy động được trong thị trường crypto cũng chiếm tỷ trọng khá cao với 9.1%, điều này có thể do khả năng gọi vốn minh bạch, nhanh chóng và dễ dàng mà blockchain mang lại. (Nhiều dự án crypto đã gọi vốn thành công hàng triệu USD dù chưa có sản phẩm ra mắt).

Theo tính toán của Cointelegraph, giá Bitcoin có thể đạt 60,500 USD vào 2023 và đạt 180,000 USD vào 2025. Mức tính toán này được dựa vào khả năng xử lý giao dịch, lượng token lưu hành, tiềm năng phát triển… 

Các ứng dụng của Blockchain

Sau hơn 1 thập kỷ phát triển, công nghệ blockchain đã được áp dụng rộng rãi với nhiều cải tiến. Tại thời điểm viết bài, thị trường crypto đang có hơn 22,000 giao thức blockchain khác nhau. Một vài con số nổi bật có thể kể đến: 

  • 13,000 tỷ USD: Tổng vốn hóa thị trường của vàng
  • 1,220 tỷ USD: Tổng vốn hóa thị trường crypto
  • 235.4 tỷ USD: Tổng vốn hóa của hệ sinh thái Ethereum Alliance
  • 48.3 tỷ USD: Tổng giá trị bị khóa (TVL) trong DeFi
  • 37.6 tỷ USD: Số tiền được trade dưới dạng crypto mỗi ngày
  • 36.6 tỷ USD: Số tiền các VCs rót vốn vào startups blockchain năm 2022
  • 75% nhà bán lẻ ở Mỹ lên kế hoạch chấp nhận thanh toán bằng crypto trong 2 năm tới.
  • 62% nhà đầu tư chuyên nghiệp đang nắm giữ crypto.

Trong đó, công nghệ blockchain còn được chấp nhận, ứng dụng nhiều từ lĩnh vực chính trị, ngân hàng, thực phẩm, thời trang và thể thao. 

Chính trị & Kinh tế

  • El Salvador, Cộng hòa Trung Phi: Quốc gia chấp nhận Bitcoin làm tiền tệ thanh toán hợp pháp.
  • Colorado, California: Tiểu bang chấp nhận crypto làm tiền tệ thanh toán thuế, phí hợp pháp.
  • Ukraine: Quốc gia đầu tiên nhận hơn 100 triệu USD quyên góp bằng Bitcoin.
  • Nga: Quốc gia sở hữu nền tảng blockchain cho thanh toán quốc tế, thay thế hệ thống Swift.

Hệ thống thanh toán, ngân hàng:

  • JP Morgan, Sygnum: Thành viên của tổ chức Enterprise Ethereum Alliance.
  • Goldman Sachs: Cho vay sử dụng Bitcoin làm tài sản thế chấp.
  • BNY Mellon: Cung cấp dịch vụ lưu ký tài sản kỹ thuật số cho khách hàng của mình.

Thực phẩm:

  • McDonald: Phát hành 188 NGT nhân kỷ niệm 31 năm kinh doanh tại Trung Quốc.
  • Kraft, In&Out: Giành nhãn hiệu để gia nhập metaverse.

Thời trang:

  • D&G, UNXD, Burberry, Louis Vuitton, Adidas, Mars Wrigley: Tạo và bán NFTs
  • Cartier, Prada, LVMH: Tạo Aura Blockchain Consortium.

Thể thao:

  • ALPINE, LAZIO, PORTO, SANTOS: Các token thuộc các đội bóng nổi tiếng.
  • Manchester United: Hợp tác cùng Tezos nhằm thâm nhập thị trường Web3.

Trò chơi:

Quy mô thị trường trò chơi (game) toàn cầu là 220.9 tỷ USD vào 2022 và dự kiến sẽ đạt 317 tỷ USD vào 2025. Sử dụng mô hình CAGR, công nghệ blockchain sẽ chiếm 7.1% thị trường này vào 2025, tương đương 22.7 tỷ USD. 

Hầu hết Web3 Gaming được phát triển trên blockchain Ethereum và BNB Chain. Nhiều tổ chức phát hành game truyền thống lớn trên thế giới cũng đang bắt đầu gia nhập thị trường này. 

Nhiều tên tuổi và thương liệu lớn khác cũng bắt đầu tham gia, tích hợp công nghệ blockchain và Web3 vào hệ sinh thái kinh doanh của mình như Lamborghini, Porche, BMW, Mclaren, Audi, Pepsi, Gucci, Visa… Như vậy, công nghệ blockchain đã được biết đến và chấp nhận bởi rất nhiều tên tuổi lớn trên thế giới. 

Mức độ chấp nhận Bitcoin làm phương tiện thanh toán

Theo báo cáo từ Cointelegraph Research, có khoảng 30,000 thương nhân trên thế giới đang chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin, kéo dài trong nhiều lĩnh vực từ thực phẩm (Starbucks, Subway), du lịch (Booking), ô tô (BMW), phần mềm (Microsoft)… 

Trong một báo cáo của PYMNTS năm 2022, 85% công ty có doanh thu trên 1 tỷ USD đang áp dụng thanh toán bằng crypto, trong đó bao gồm Visa và Mastercard. Như vậy, khả năng hỗ trợ người dùng mua bán, thanh toán các sản phẩm, dịch vụ một cách nhanh chóng, chi phí rẻ và tiện lợi… của blockchain có thể là lý do cho điều này. 

So sánh vàng, Bitcoin và tiền pháp định

Bitcoin sở hữu hầu hết các phẩm chất để được coi là phương thức thanh toán tương tự như vàng và tiền pháp định. Những phẩm chất này bao gồm: 

  • Tính chia nhỏ: Vàng có thể chia thành nhiều mảnh nhỏ. Bitcoin có thể chia hết cho 8 chữ số thập phân. Tiền pháp định có thể chia nhỏ từ 100 USD xuống còn 1 xu.
  • Tính thay thế: 1 lượng vàng có thể được đổi lấy hàng hóa có giá trị tương đương 1 lượng vàng. 1 Bitcoin có thể được đổi lấy các altcoin hoặc stablecoin có giá trị tương đương 1 Bitcoin. Còn tiền tệ giữa các quốc gia có thể được đổi cho nhau (chẳng hạn, 1 USD có thể được đổi qua khoảng 23,000 VND).
  • Tính minh bạch: Vàng và tiền pháp định khó có thể bị làm giả. Bitcoin không thể bị làm giả.
  • Tính quý hiếm: Vàng, Bitcoin và tiền pháp định đều có tính quý hiếm. Dù tính quý hiếm của tiền pháp định thấp hơn vì chính phủ có thể thay đổi lượng tiền được in ra.
  • Tính bền vững: Vàng từ lâu đã được chấp nhận như một loại phương thức thanh toán bền vững. Tiền pháp định có tính bền vững thấp hơn vì lạm phát. Bitcoin có lịch sử hoạt động như phương thức thanh toán ngắn nhất.

Như vậy, Bitcoin có tiềm năng trở thành phương tiện thanh toán bên cạnh vàng và tiền pháp định là rất cao, đặc biệt với sự chấp nhận từ các tổ chức lớn trên thế giới. Hiệu suất của Bitcoin cũng có sự tương quan nhẹ với vàng và các chỉ số chứng khoán Mỹ. 

Tổng kết

Như vậy, ngành tài chính đang trong giai đoạn thay đổi đáng kể. Đặc biệt, với sự xuất hiện của công nghệ, quy định và nhu cầu người dùng mới. 

Bitcoin và blockchain xuất hiện để bù đắp những thiếu sót dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Đến nay, những thuộc tính của chúng, chẳng hạn như tính minh bạch, tốc độ giao dịch nhanh, không yêu cầu bên trung gian, khả năng mở rộng và phát triển các Dapps… đã và đang định hình lại nền tài chính thế giới. 

Sự sụt giảm về giá trị của thị trường crypto trong năm 2022 là không tránh khỏi, xem xét các yếu tố vĩ mô. Thế nhưng, đây là điều cần thiết của quá trình loại bỏ những dự án kém chất lượng để công nghệ blockchain có thể được chấp nhận rộng rãi hơn.

Nguyen Phong: