AMM là gì? Ưu nhược điểm, cách hoạt động của AMM

AMM là gì?

Khái niệm

AMM là viết tắt của cụm từ Automated Market Maker, là thuật ngữ để chỉ công cụ giúp đem lại tính thanh khoản tự động. 

Trong Cơ chế thanh khoản tự động các smart contract sẽ đóng vai trò là trung gian, người bán bỏ tài sản vào một nơi gọi là Pool thanh khoản, sau đó người mua sẽ chuyển đổi tài sản họ đang có với tài sản trong pool thông qua smart contract.

Các AMM có thể kể tên ví dụ như: Uniswap, Sushiswap, 1inch, Pancakeswap,…

Hoàn cảnh ra đời

Trong thời đại mà Crypto ngày càng trở nên phổ biến và rộng rãi. Các sàn giao dịch tập trung như Binance, Houbi, Gate.io được sinh ra để phục vụ nhu cầu và mục đích của người dùng, tuy nhiên các sàn này vẫn tồn tại những hạn chế như tính bảo mật, tính thanh khoản, tính ẩn danh…

Vì vậy nên AMM được tạo ra để khắc phục những nhược điểm của các sàn giao dịch tập trung truyền thống.

Ưu nhược điểm của AMM

Ưu điểm

  • Tính bảo mật cao: Bạn không cần phải cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào mà vẫn có thể sử dụng ngay các sàn thanh khoản tự động, điều này tránh được các rủi ro về việc rò rỉ thông tin.
  • Tự động giao dịch.
  • Trượt giá thấp (đối với các token thanh khoản kém)
  • Độ minh bạch của thông tin cao: Tất cả quá trình giao dịch đều được ghi lại trên blockchain, bạn có thể truy xuất thông tin về các giao dịch bất cứ lúc nào

Nhược điểm

  • Giả mạo token: Quá trình tạo nên một pool thanh khoản trên AMM quá dễ dàng và nhanh chóng, nên các các nhân có thể tạo ra các cặp token giả mạo. Các token này có thể giống token chính từ cả logo đến tên token. Cách phân biệt duy nhất là dựa vào Smart contract.
  • Phí giao dịch cao : Uniswap là sàn thanh khoản tự động được nhiều người sử dụng nhất. AMM này hiện nay được xây dựng trên Blockchain của Ethereum, nổi tiếng với phí gas giao dịch đắt đỏ và thường xuyên gặp tình trạng tắc nghẽn khi giao dịch.
  • Impermanent loss (tổn thất tạm thời): Là tổn thất có thể xảy ra khi so sánh giữa việc bạn giữ token trên wallet và đóng góp vào pool. Điều này xảy ra khi giá trị của token trong pool thanh khoản khác với giá trị của token bên ngoài. Khi tiền đang tăng giá bị lấy đi và trả lại loại tiền đang giảm giá thì những người gửi tiền ở pool thanh khoản sẽ bị lỗ.

Cơ chế hoạt động của AMM

AMM hoạt động dựa trên giao thức ứng dụng công thức toán học định giá thay vì về dựa vào một số lệnh như sàn giao dịch tập trung.

Chẳng hạn ở các sàn giao dịch thông thường, giá mua bán bán đều là do người dùng đặt ra. Lệnh sẽ chỉ được khớp khi có người đồng ý mua hoặc bán với giá đó đó. Có nghĩa lệnh giao dịch chưa được thiết lập sẵn.

Thế nhưng với những nền tảng AMM, cả giá mua và bán đều bằng nhau. Khi ai đó có nhu cầu mua hoặc bán, lệnh giao dịch sẽ được khớp ngay lập tức. Một thuật toán đặc biệt có nhiệm vụ tính toán mức giá cơ sở ở và điều chỉnh theo thực tế. 

Cụ thể, UniSwap sử dụng công thức X x Y = k, trong đó X và Y lần lượt đại diện cho nhóm thanh khoản thứ nhất và thứ hai và k là tổng thanh khoản và luôn không đổi. 

Hiểu cho chính xác thì AMM không hề tồn tại bất kỳ lệnh mua hoặc bán nào cả. Cơ chế hoạt động của nó chỉ là đơn thuần người dùng gửi tiền vào nhóm thanh khoản có chứa hai loại tiền điện tử bất kỳ. Sau đó lệ rút ra một loại tiền điện tử khác. Quá trình rút một loại tiền điện tử ra đã tác động đến tỷ lệ trong công thức vừa nêu. Vì thế giá các loại thông báo cũng thay đổi theo.

AMM ngày càng trở nên phổ biến

Với những ưu điểm vượt trội hơn hẳn các sàn giao dịch tập trung truyền thống, AMM ngày càng chiếm những ưu thế trong thị trường Crypto.

Automated Market Maker không yêu cầu người dùng phải xác minh danh tính hay tạo tài khoản riêng mà vẫn giao dịch được. Tất cả những gì chúng ta cần là một địa chỉ ví. Hầu hết các hệ sinh thái hiện nay đều có mảng AMM đóng vai trò là xương sống, đóng góp phần quan trọng trong việc cung cấp thanh khoản. 

Mong rằng những thông tin trên của DeFiX mang lại những giá trị cho các nhà đầu tư!

Michael:

View Comments (0)